“Điều kỳ diệu của cuộc sống là sự tự tin được dẫn dắt bởi những giấc mơ con trẻ”. Thật vậy, sự tự tin đến với các bé đặc biệt là các bé đang trong bước đầu chập chững luyện nói. Khi còn bé, đừng xây dựng suy nghĩ các bé chỉ cần ăn, chơi. Các phụ huynh nên dành thời gian để dạy cho bé những kỹ năng cần có trong cuộc sống, tương tác để cùng phát triển sự tự tin của các bé. Các khóa học cho bé 3 tuổi sẽ giúp ích rất nhiều trong khả năng tư duy và tăng tự tin khi giao tiếp. Vì thế, cha mẹ hãy tham khảo các phương pháp sau đây để luyện được trang bị những thứ tốt nhất cho trẻ nhé.
Xem thêm:
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non, có thật sự cần thiết?
- 5 kỹ năng mềm quan trọng cần dạy ngay cho trẻ
Trẻ con thông minh hơn khi được bố mẹ giáo dục sớm cho trẻ
Trong bài viết này
- 1. Phương pháp kết nối trẻ với bạn đồng trang lứa
- 2. Phương pháp tâm sự cùng con
- 3. Phương pháp dạy trẻ độc lập
- 4. Phương pháp trao tặng lời khen
- 5. Phương pháp lắng nghe
- 6. Phương pháp tôn trọng quyết định của bé
- 7. Phương pháp tự do giao tiếp
- 8. Phương pháp tham gia hoạt động xã hội
- 9. Phương pháp khơi gợi ước mơ
1. Phương pháp kết nối trẻ với bạn đồng trang lứa
Có những thứ nhà trường và giáo dục không thể dạy cho các bé, mà chúng xuất phát từ tình bạn bè. Tình bạn đôi khi rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự tự tin trong các bé. Giáo dục sớm cho trẻ thông việc việc chơi với những bạn có tinh thần năng động, mang lại nguồn năng lượng tích cực cho bé thoải mái và không còn nhút nhát sợ mọi người xung quanh. Hãy cho các bé tham gia vào các khoá học cho bé 3 tuổi để tăng cơ hội cho các bé tiếp xúc được môi trường cũng như bạn bè đồng trang lứa khác. Kết nối với mọi người xung quanh sẽ đem lại nguồn tích cực và tinh thần năng động cho các bé nhưng cũng cần phải cân nhắc trong việc tìm bạn tốt nhé. Bởi khi chơi cùng bạn cũng sẽ dễ ảnh hưởng tính cách và suy nghĩ, lựa cho các bạn mang xu hướng tích cực kết nối với các bé sẽ giúp mang lại nhiều hiệu quả hơn.
Kết nối mở ra cơ hội tiếp cận thế giới mới cho con trẻ
2. Phương pháp tâm sự cùng con
Thời gian bận rộn sẽ làm cha mẹ quên mất đi nghĩa vụ chăm dạy con của bản thân. Khi muốn hiểu con cần gì và muốn con cảm thấy thoải mái và tự tin, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con nhiều hơn, để bé không cảm thấy cô đơn, không cảm thấy tự ti và dám nói ra suy nghĩ của mình. Tâm sự với con cũng khiến con mở lòng hơn với các cha mẹ, khi con cảm thấy an toàn sẽ tự tin và dũng cảm trò chuyện cùng với mọi người quen. Cảm giác an toàn và sự quan tâm đầu tiên bé cần có chính là xuất phát từ gia đình. Phải cho bé cảm nhận được cảm giác an toàn trong gia đình mới giúp bé thoát được sự tự vệ về mọi thứ xung quanh. Tương tác với con không chỉ để hiểu con, mà còn dạy con hướng về những điều tích cực và đối mặt với những điều tiêu cực.
3. Phương pháp dạy trẻ độc lập
Cách dạy bên Tây luôn muốn con em mình độc lập khi còn bé. Không dựa dẫm quá nhiều vào cha mẹ cũng đóng vai trò quan trọng cho việc thúc đẩy sự tự tin trong suy nghĩ của các em. Giáo dục nhân cách cho trẻ, dạy trẻ độc lập từ sớm, bé sẽ không sợ sệt với mọi thứ bên ngoài mà mạnh dạn đối mặt, hoặc trò chuyện cùng bạn bè, mọi người xung quanh. Đừng quá nâng niu con em mình, mà hãy cho các bé thời gian để tiếp xúc và đối mặt với những khó khăn, chính sự độc lập giúp các bé thoát khỏi vùng an toàn của chính mình.
Cha mẹ là người bạn đồng hành trong cả quá trình phát triển của con
4. Phương pháp trao tặng lời khen
Khi trẻ làm tốt việc gì, đừng ngần ngại trao lời khen đến cho các em. Bởi lời khen của cha mẹ là nguồn năng lượng tích cực dồi dào khiến trẻ tự tin khi giao tiếp,… lời khen cũng đóng vai trò là sự cổ vũ. Cổ vũ con em vượt qua được vòng an toàn bản thân, cổ vũ con em dám nói lên suy nghĩ, giao tiếp cùng cha mẹ, cùng với mọi người một cách thoải mái và gần gũi nhất. Các bé đều mong đợi những lời khen từ các bậc cha mẹ phụ huynh. Thay vì dành những lời chỉ trích khi trẻ sai hoặc mắc lỗi lầm, hãy dành những lời động viên, cổ vũ giúp trẻ tự sửa sai và những lời khen khi trẻ làm đúng.
5. Phương pháp lắng nghe
Khi còn bé, luôn là khoảng thời gian tốt nhất để phát triển sự tò mò của các em. Tò mò và học hỏi sẽ đi theo các bé và cùng lớn lên. Trước khi trở thành một người có thể nói tốt, các bậc phụ huynh nên dạy các bé học cách lắng nghe những điều đúng và hãy luôn là tấm gương tốt để con học hỏi. Học cách lắng nghe cũng là học các lịch sự khi nói chuyện và giao tiếp. Luyện được khả năng lắng nghe thì các bé sẽ biết học theo và nói hoàn chỉnh hơn. Việc tham gia khoá học cho bé 3 tuổi cùng giúp các bé được nghe những lời nói hay, giúp bé học theo và hoàn thiện khả năng giao tiếp của bản thân mình.
Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện cùng con cái để hiểu hơn về sự phát triển của bé
6. Phương pháp tôn trọng quyết định của bé
Việc các bé đưa ra quyết định nhưng bị các bậc phụ huynh từ chối cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến con. Dạy con được làm chính mình, cha mẹ nên để con đưa ra quyết định. Cách nhanh nhất để khiến các bé tự ti chính là bác bỏ những suy nghĩ và quyết định của các em. Thay vào đó, các phụ huynh hãy định hướng các bé lựa chọn quyết định đúng đắn và có trách nhiệm cho sự lựa chọn của mình. Khi các bé được nói ra suy nghĩ cũng là một phần khiến các bé tự tin vào chính bản thân mình hơn, và không còn sợ “nói sai”. Là bậc cha mẹ, cần học cách tôn trọng suy nghĩ của các bé. Nếu bé không tìm được quan điểm chung trong gia đình thì bé sẽ mang suy nghĩ sợ sệt, tự ti không dám nói lên quyết định và suy nghĩ của bản thân. Hãy làm bạn cùng con, đừng để con nghĩ rằng quyết định và suy nghĩ của mình là hoàn toàn sai trái.
7. Phương pháp tự do giao tiếp
Giao tiếp không phải là một bài học của trường, mà là một bài kiểm tra giúp các bé vượt khỏi vùng an toàn của chính mình. Khi các bé cảm thấy an toàn và thoải mái, sẽ đem lại cho bé được tinh thần năng động, muốn giao tiếp cùng mọi người. Hãy để các bé cảm nhận được niềm vui trong giao tiếp, cùng hoà với mọi người những câu chuyện, các bé sẽ bước ra được vỏ bọc của bản thân. Chỉ cần đem lại cảm giác an toàn, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin khi giao tiếp. Cảm giác thoải mái vừa mang lại tinh thần, vừa giúp trẻ dám nói lên tư tưởng của bản thân mình mà không bị ràng buộc hoặc sợ sệt.
Luyện cho bé tinh thần chủ động, tự tin khi giao tiếp với người khác
8. Phương pháp tham gia hoạt động xã hội
Trong các hoạt động ngoại khoá, các bé sẽ được giao tiếp cùng với mọi người xung quanh, sẽ thúc đẩy nguồn năng lượng tinh thần cho trẻ, giúp trẻ cảm nhận được niềm vui. Khi được chơi cùng các bạn, các bé sẽ can đảm để nói ra ý kiến mà không sợ bị bố mẹ mắng. Trò chuyện cùng mọi người lúc nào cũng mang lại cảm giác thoải mái hơn, nâng cao và rèn luyện được tinh thần tự tin khi giao tiếp cho trẻ. Tham gia nhiều hoạt động không chỉ giúp bé dũng cảm hơn trong giao tiếp mà còn mang lại nhiều kinh nghiệm đời sống giúp bé sau này.
9. Phương pháp khơi gợi ước mơ
Ước mơ sẽ giúp các bé nỗ lực hơn trong cuộc sống, dám làm những điều mình đang suy nghĩ mà không bị rụt rè, nhút nhát. Việc các bé có ước mơ, sẽ khuyến khích các bé kể với cha mẹ nghe về suy nghĩ, mục tiêu mà các bé đã đặt ra. Đôi khi chúng giản dị, nhưng lại đem lại sự tự tin khi được trình bày ước mơ của bản thân cho bố mẹ nghe, cho mọi người nghe. Ước mơ không chỉ giúp các bé rèn luyện được sự tự tin mà còn giúp trẻ hướng đến con đường thành công trong cuộc sống. Những đứa trẻ học giỏi nhưng lại không có bản lĩnh lại chậm thành công hơn những đứa trẻ có kinh nghiệm từ môi trường bên ngoài, hoạt bát và năng động giúp các bé xây dựng được ước mơ và mục tiêu mà mình hướng tới.
Ước mơ khơi gợi tiềm năng và sự mạnh mẽ bên trong mỗi con người
Nói tóm lại, tự tin đóng vai trò quan trọng cho tương lai của các bé. Các cha mẹ – những người ươm mầm tương lai có thể áp dụng những phương pháp trên hoặc đầu tư cho bé những khóa học giúp trẻ tự tin nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng trong tương lai phát triển của bé.
Xem thêm:
Nguồn tham khảo:
- wedowegood-school.edu.vn
- giasubaochau.net
- nqheducation.edu.vn