Trẻ em luôn được ví như những búp măng non giàu tiềm năng và là tương lai của đất nước. Bên cạnh những kiến thức được học từ sách vỡ thì ở độ tuổi mầm non việc trau dồi, hướng dẫn các bé học kỹ năng sống sẽ vô cùng bổ ích. Vừa hỗ trợ mở rộng tìm hiểu, vừa nâng cao khả năng thích nghi là một trong những lợi ích khóa học kỹ năng sống cho trẻ mang đến. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những lợi ích cũng như lưu ý trong chủ đề này nhé.
Xem thêm:
- Những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ 5-6 tuổi không nên bỏ qua
- 5 kỹ năng mềm quan trọng cần dạy ngay cho trẻ
Học kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ là những định hướng đầu đời đúng đắn cho sự phát triển của trẻ nhỏ
Trong bài viết này
1. Lý do nên đầu tư dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Ở các quốc gia phát triển, quá trình phát triển và dạy học kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng phổ biến. Tại Việt Nam chúng ta, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển năng động của thông tin và công nghệ, việc dạy học kiến thức này ngày càng được quan tâm hơn.
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có những đặc điểm riêng biệt, với những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Tuy nhiên, khi sống trong môi trường tập thể, mỗi đứa trẻ đều cần có những kỹ năng chung nhất định để hòa nhập với bạn bè và vui chơi. Những kỹ năng này rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Trẻ em là những mầm non của đất nước rất cần sự hỗ trợ và dạy dỗ từ lúc còn thơ bé.
Là những chủ nhân tương lai của đất nước, các em không chỉ cần kiến thức mà còn phải sở hữu những kỹ năng cần thiết cho thời đại mới. Ông bà ta có câu “dạy con từ thuở còn thơ”, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ từ sớm. Những năm đầu đời là giai đoạn để trẻ học hỏi, khám phá và xây dựng nhân cách tốt. Vì vậy, bạn cần thực hiện giáo dục và đào tạo cần thiết và kịp thời trong giai đoạn này.
Xem thêm:
2. Một số nhóm kỹ năng sống quan trọng
Mỗi con người, tùy thuộc vào môi trường sống và tính cách cá nhân sẽ có hướng phát triển riêng. Học kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ đặc biệt hơn độ tuổi trưởng thành do sự khác biệt về đối tượng cũng như cách truyền đạt. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những nhóm kiến thức phổ biến nhất mà các bé rất cần được hướng dẫn từ giai đoạn đầu đời này.
2.1. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Nếu được hướng dẫn sớm, trẻ mẫu giáo có thể tự mình làm một số việc mà không cần sự trợ giúp của người khác như: đánh răng, đi giày dép, ăn uống, đội mũ khi ra ngoài … Các bậc cha mẹ nên dạy con ăn một mình ngay từ khi còn nhỏ, điều này sẽ giúp trẻ dần tự lập hơn, khi trẻ có thể ngồi vững và biết cách cầm một đồ vật, điều trẻ cần học là: ăn gì và không ăn gì, cách xúc thức ăn, tự mình … mọi thứ đều có thể. Đối với trẻ nhỏ, điều đó có thể không dễ dàng, tuy nhiên khi bắt đầu bước vào giai đoạn khoảng 3 đến 4 tuổi, trẻ có thể tự ngồi ăn và uống một cốc nước…
Những kỹ năng tự chăm sóc bản thân sẽ vô cùng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của các bé.
2.2. Kỹ năng ứng xử
Một trong những kỹ năng cơ bản của trẻ là cách ứng xử phù hợp, linh hoạt theo tình huống để trẻ tự tin và hòa nhập với môi trường. Có thể kể đến các kỹ năng ứng xử thông dụng thường nhật như: chào hỏi người khác, kính trọng người lớn và nhường nhịn bạn nhỏ, cảm ơn và xin lỗi, cách làm đúng trong hoàn cảnh. Cha mẹ nên là hình mẫu thực tế hằng ngày để trẻ em học hỏi và tập thành thói quen.
Cách ứng xử hòa nhã, thân thiện sẽ giúp các bé có nhiều cơ hội giao du, học hỏi với nhiều bạn bè.
2.3. Kỹ năng thể chất
Ngày nay, khi bạn tìm những khóa học kỹ năng sống cho trẻ, chắc chắn sẽ thấy hàng loạt những lớp đào tạo liên quan đến giáo dục thể chất. Bên cạnh những lối tư duy hoặc năng khiếu nghệ thuật, nếu được tiếp xúc và phát triển thể chất từ nhỏ, các bé mầm non sẽ có được sức khỏe dẻo dai, vóc dáng cân đối.
Tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng của bé, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các lớp học như: học bơi, học võ, bóng rổ, cầu long, thể dục nhịp điệu,… Các lớp học này hầu hết đều có không khí sôi nổi, vui vẻ và tạo nhiều cảm hứng cho trẻ nhỏ.
Kỹ năng thể chất góp phần quan trọng cho sự phát triển vóc dáng, sức khỏe của trẻ nhỏ
2.4. Kỹ năng tự vệ
Trong xã hội phức tạp ngày nay, kỹ năng phòng tránh hiểm họa là vô cùng cần thiết đối với trẻ em. Cần dạy trẻ không đi theo hoặc nhận bất cứ thứ gì của người lạ, hoặc tránh xa các khu vực, động vật, đồ vật … có khả năng gây nguy hiểm. Song song đó, các bậc phụ huynh nên thường xuyên trao đổi, để ý đến trẻ nhỏ. Bởi lẽ, đôi khi vấp phải những tình huống ngoài tầm kiểm soát hay bị uy hiếp bởi người khác, trẻ sẽ sợ hãi mà không dám nói ra. Cha mẹ nên chú tâm, chia sẻ với các bé nhiều hơn để kịp thời hỗ trợ.
Kỹ năng tự vệ sẽ giúp bé hạn chế tối đa những rủi ro, những chuyện nguy hiểm trong cuộc sống.
2.5. Kỹ năng vượt qua trở ngại
Trẻ có thể tự mình vượt qua một số khó khăn mà không cần sự hỗ trợ của người lớn. Nếu bạn tiếp tục giúp đỡ nhưng không để trẻ tự lập, trẻ sẽ hình thành thói quen trông chờ ỉ lại, thụ động và không trưởng thành. Ví dụ, khi con bạn bị ngã, hãy khuyến khích con tự đứng dậy. Khi con bạn có mâu thuẫn với bạn, điều tốt nhất bạn không thể làm là vội vàng bênh vực nó. Bạn cần tìm ra nguyên nhân, dạy con cảm giác của mình và đưa ra cách giải quyết vấn đề chính xác.
Ý thức chủ động và biết vượt qua trở ngại sẽ là tiền đề quý giá cho tương lai của các bé
3. Lưu ý khi hướng dẫn trẻ mầm non học kỹ năng sống
Qua những chia sẻ về vai trò cũng như các nhóm khóa học phổ biến, có lẽ các bậc phụ huynh đã hiểu rõ học kỹ năng sống để làm gì và mong muốn tìm những yếu tố phù hợp nhất để ứng dụng với con mình.
Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên, thế giới của các em rộng mở hơn, và trẻ bắt đầu có khái niệm về thời gian và không gian. Trẻ hiểu thế giới xung quanh còn nhiều xa lạ nên thường đặt câu hỏi cho cha mẹ. Cha mẹ có thể nhẹ nhàng giải thích cho bé hiểu, đồng thời khéo léo lồng ghép vào đó những câu hỏi kích thích tư duy của trẻ như việc đó có ngoan hay không, trẻ sẽ làm gì… Tuy nhiên, đây cũng là lứa tuổi. Trẻ khó tập trung vào những gì trẻ tìm được và đôi khi hơi bướng bỉnh, cha mẹ cần nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái, kể cả ý thức chung hay kỹ năng sống.
Việc dạy trẻ kỹ năng mềm rất cần sự linh hoạt, tận tâm từ phía cha mẹ cũng như thầy cô giáo.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần gắn với những hành động, tình huống cụ thể để trẻ được tận mắt trải nghiệm. Bằng cách này, trẻ sẽ thấy được ý nghĩa thiết thực của các kỹ năng và áp dụng chúng vào cuộc sống. Cha mẹ có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học như sau: trò chơi, các hoạt động hàng ngày, sách báo hoặc phim ảnh… Việc linh hoạt lồng ghép thông điệp trong lúc dạy sẽ là chìa khóa để mở cánh cửa ý thức và nâng cao kỹ năng cho trẻ nhỏ.
Xem thêm:
Càng quan tâm dạy dỗ trẻ từ lúc thơ bé, các em sẽ có ý thức tốt và tiềm năng tương lai mở rộng.
Trên thực tế, ở bất cứ độ tuổi nào, chúng ta vẫn không ngừng học tập. Đó có thể là học từ trường lớp, sách vở, học qua những kinh nghiệm thực tiễn. Ở lứa tuổi mầm non, những trải nghiệm ở giai đoạn đầu đời này sẽ đóng vai trò tiên phong, định hình tính cách của trẻ. Do đó, việc các bậc phụ huynh cân nhắc và trau dồi để các bé học kỹ năng sống sẽ đóng vai trò rất tích cực trong hành trình phát triển tương lai con trẻ. Ngay từ bây giờ, quý cha mẹ hãy tìm hiểu cẩn thận và chọn lựa những khóa học cũng như phương pháp thích hợp nhất để hỗ trợ con ngay từ lứa tuổi mầm non nhé!
Nguồn: edu2review.com