Lập trình Front end đang là một ngành hot hiện nay bởi vì lương cao và cơ hội việc làm rất nhiều. Nếu bạn đang bắt đầu học Front end nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu và học những gì? Thì hãy để Beto mách cho bạn lộ trình từ A – Z tự học Front end ngay tại nhà nhé!
Lập trình Front end đang là một ngành hot hiện nay bởi vì lương cao và cơ hội việc làm rất nhiều.
Trong bài viết này
1. Tổng quan về lập trình Front end
1.1. Lập trình Front end là gì?
Lập trình Front end là việc sử dụng các ngôn ngữ HTML, CSS hay Javascript để các thiết kế ra các giao diện ứng dụng hoặc trang web cho người dùng. Hiểu đơn giản thì những gì bạn nhìn thấy và tương tác như “chạm”, “lướt” trên màn hình chính là kết quả của lập trình Front end và là một thành phần của Front end developer.
Những gì mà bạn thấy và tương tác hàng ngày trên màn hình chính là kết quả của lập trình Front end.
1.2. Công việc của một nhà lập trình Front end?
Một lập trình viên Front end hay còn gọi là Front end developer sẽ chịu trách nhiệm lập trình, cài đặt, phát triển giao diện bên ngoài sản phẩm dựa vào những bản thiết kế yêu cầu cho trước. Yêu cầu này có thể là một bản thiết kế (Photoshop, Figma, Adobe XD, …) hoặc các tài liệu mô tả.
Ngoài ra, Front end developer không chỉ thiết kế ra một giao diện với các tính năng duy nhất mà còn phải đảm bảo nó tương thích với các loại thiết bị bởi mỗi thiết bị lại có một kích thước màn hình và độ phân giải khác nhau, thậm chí là khác hệ điều hành.
Front end developer sẽ chịu trách nhiệm lập trình, cài đặt, phát triển giao diện bên ngoài của một sản phẩm.
1.3. Cần học gì để trở thành một Front end developer?
Như các bạn đã đọc ở phần trên thì công việc của một Front end developer là xây dựng giao diện phía người sử dụng cho một trang web hay một ứng dụng web. Về cơ bản đây là một phần công việc để có thể chạy được một website hay ứng dụng hoàn chỉnh với dữ liệu dynamic.
Ngày nay, việc phát triển web đã phức tạp hơn và nó làm cho việc trở thành Front end developer khó hơn trước đây rất nhiều. Vì vậy ngoại trừ những ngôn ngữ lập trình mà bạn phải biết như là HTML, CSS và Javascript thì để có thể học lập trình Front end bạn còn rất nhiều công nghệ cần học, rất nhiều việc phải làm khi phát triển một ứng dụng web.
Có rất nhiều công nghệ bạn cần học, rất nhiều việc phải làm khi phát triển một ứng dụng web.
1.4. Nên lựa chọn học Front end hay Back end?
Để bắt đầu học Front end thì bạn cần phải phân biệt được Front end và Back end. Khác với Front end, Back end bạn sẽ cần phải trau dồi nhiều kiến thức hơn. Bạn nên bắt đầu rèn luyện tư duy với Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (thuật toán). Đồng thời, bạn cần thành thục các ngôn ngữ phía server và các thao tác cần làm với các cơ sở dữ liệu.
Bạn nên cân nhắc cẩn thận để lựa chọn hướng đi cho mình. Công bằng mà nói, làm lập trình viên Back end sẽ có đôi ba phần phức tạp hơn Front end. Việc bắt đầu học lập trình web từ Back end sẽ rất khó khăn đối với người mới bắt đầu. Vậy nên, bạn cần phải:
- Khởi động từ với HTML và CSS để cấu trúc một website tĩnh đơn giản.
- Sau đó làm quen với tư duy lập trình, thuật toán trong code.
- Sau khi bạn đã có thể tư duy về code tốt hơn, bạn có thể bắt đầu học những ngôn ngữ lập trình back-end như PHP, .NET hay Java.
Phân biệt giữa Front end và Back end.
2. Lộ trình từ A – Z giúp bạn trở thành Front end developer ngay tại nhà
Sau khi đã tìm hiểu sơ lược về Front end và công việc của một Front end developer thì sau đây, Beto sẽ giới thiệu cho bạn lộ trình trở thành Front end developer.
2.1. Hiểu về cách hoạt động của website
Trước khi bắt đầu học bất kỳ công nghệ nào liên quan đến Front end Development thì điểm đầu tiên của lộ trình học Front end mà bạn cần phải học đó là cơ chế hoạt động của website. Đây là điều bắt buộc đối với tất cả Web Developer và những cái đó là mà bạn phải học là HTTP, Domain names, Hosting, Browsers và cách hoạt động của chúng.
Dưới đây là danh sách giúp bạn bắt đầu việc học của mình:
- Internet là gì?
- Internet hoạt động như thế nào?
- HTTP là gì? Nó hoạt động như thế nào?
- Browsers là gì? Browsers hoạt động như thế nào?
- Domain là gì? Hosting là gì?
- DNS hoạt động như thế nào?
Hiểu về website là một điều kiện bắt buộc để có thể trở thành Front end developer.
2.2. Tiếp cận ngôn ngữ HTML và CSS
Học Front end bắt đầu từ đâu? Để trả lời cho câu hỏi này thì cũng giống như việc bạn cần phải hiểu cơ chế hoạt động của website. Bạn cũng sẽ phải bắt đầu học về hai ngôn ngữ lập trình HTML và CSS bởi vì đây là hai ngôn ngữ lập trình cơ bản nhất của Front end.
- HTML (Hypertext Markup Language) là ngôn ngữ siêu văn bản dùng để tạo bộ khung hay bố cục cho một trang web, nó cung cấp các thẻ giúp chúng ta định dạng nội dung muốn hiển thị trên trình duyệt. Và các bạn chỉ cần nhớ không quá 20 thẻ HTML là đủ dùng.
- Sau khi có kiến thức cơ bản về HTML rồi bạn có thể bắt đầu học sang CSS (Cascading Style Sheets). CSS giúp chúng ta làm giao diện trang web trở nên đẹp hơn, tương thích với mọi device khác nhau như mobile, desktop, tablet,… CSS là ngôn ngữ dễ dàng để học, nhưng để master bạn cần thời gian trải nghiệm qua nhiều dự án thực tế.
HTML và CSS là hai ngôn ngữ lập trình cơ bản nhất của Front end.
2.3. Làm quen với Git và Github
Git là một Version Control giúp bạn quản lý những thay đổi trên code của bạn. Nó quản lý theo version, vì vậy bạn có thể quay trở lại code trong quá khứ một cách dễ dàng mà không phát sinh lỗi. Nó cũng giúp chúng ta teamwork hiệu quả hơn. Khi làm việc với Git bạn cần phải sử dụng được các câu lệnh cơ bản của Git trong command line. Bên cạnh đó, bạn cần phải tạo một tài khoản Github để có thể lưu trữ code qua một Repository.
Làm quen với Git và Github sẽ giúp cho bạn làm việc hiệu quả hơn.
2.4. Triển khai một website đơn giản
Sau khi đã có kiến thức về HTML, CSS bạn đã có thể tạo ra được một trang web đơn giản với hai ngôn ngữ này. Bây giờ, nếu bạn muốn đưa trang web của bạn lên môi trường Internet để mọi người cùng xem thì bạn cần phải học cách để được được website lên Internet. Trước đây, để làm được điều này, bạn phải chuẩn bị khá nhiều thứ từ domain, hosting và một vài công cụ để push code của bạn lên. Nhưng bây giờ, việc này đã trở nên dễ dàng hơn.
Cách xây dựng website với HTML và CSS.
2.5. Nâng cao năng lực với Javascript
Một ngôn ngữ tiếp theo mà bạn cần phải học sau khi đã học xong HTML và CSS, đó chính là Javascript. Đây là một ngôn ngữ lập trình quan trọng giúp bạn phát triển các chức năng ở phía End User. Việc học Javascript cũng giúp bạn có được tư duy để tiếp cận với các ngôn ngữ lập trình khác dễ dàng hơn như Java, PHP, Python,…
Javascript đang là ngôn ngữ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bạn có thể làm mọi thứ với Javascript như Frontend Web, Backend, Mobile App, Desktop App, IoT,… Để hãy bắt đầu với Javascript từ những cái cơ bản như: variables, data types, functions, arrays, objects, DOM,… vv. Dưới đây là checklist bạn có thể tham khảo cho việc học của mình:
- Syntax and Basic Construct.
- DOM manipulation.
- Fetch API/ Ajax.
- ES6+.
- Modular javascript.
- Hiểu về các khái niệm như: Closures, Scope, Async Await, Prototype, Event Bubbling, Shadow DOM, Hoisting, Strict và hơn nữa.
Javascript là ngôn ngữ lập trình mà bạn phải học sau khi học xong HTML và CSS.
2.6. Tối ưu code bằng SASS
Khi bạn làm được giao diện web với CSS và đã làm được một số web cụ thể rồi. Nhưng khi nhìn lại những dòng CSS mà bạn đã viết, mình tin chắc bạn sẽ thấy hoang mang bởi vì code quá nhiều mà lại còn trùng lặp với nhau. SASS sinh ra để giải quyết vấn đề này, bạn sẽ cảm thấy việc viết CSS trở nên dễ dàng hơn với SASS và code của bạn cũng ít bị trùng lặp hơn, việc chỉnh sửa và update lại code cũng nhanh hơn.
SASS sẽ giúp cho code của bạn cũng ít bị trùng lặp hơn, việc chỉnh sửa và update lại code cũng nhanh hơn.
3. Khóa học lập trình ngắn hạn giúp bạn trở thành Front end developer chỉ sau 2 tháng
Nếu bạn đang tìm kiếm những khóa học ngắn hạn có thể giúp bạn tự học Front end tại nhà thì Khóa học Front-end cho designer này là dành cho bạn. Đây là một khóa học một khóa học hướng tới việc giúp người học có những kiến thức thiết thực nhất để có thể biến ý tưởng thiết kế của mình thành một sản phẩm cụ thể bằng việc lập trình.
Khóa học này sẽ giúp bạn nắm vững được những kiến thức cần thiết nhất thay vì tốn quá nhiều thời gian để hiểu hết về thế giới lập trình với một lộ trình học được phân chia cụ thể và khoa học, giúp bạn đi từ cơ bản đến nâng cao.
- Buổi 1: Tìm hiểu về HTML
- Buổi 2: Tìm hiểu về CSS
- Buổi 3: Sử dụng CSS Framework
- Buổi 4: CSS Framework, hiệu ứng với CSS và Javascript
- Buổi 5: CSS Framework, hiệu ứng với CSS và Javascript
- Buổi 6: Thực hành convert Figma sang HTML & Deploy lên online
Khóa học sẽ có 2 hình thức học đó là offline và online. Vậy là bạn có thể học Front end online tại nhà hoặc có thể chọn học offline để có thể tương tác với giảng viên. Bạn có thể thoải mái lựa chọn hình thức học phù hợp với mình.
4. Làm thế nào để học lập trình hiệu quả?
4.1. Tìm một lý do để kiên trì học lập trình
Tự học lập trình Front end chưa bao giờ dễ dàng. Nó đòi hỏi cả sự lạc quan và phấn đấu, kiên trì không ngừng nghỉ đến từ bạn. Vì vậy, hãy tìm cho mình lý do để có thể kiên trì tới cùng và hãy xác định nó ngay từ ban đầu. Việc xác định lý do này cũng sẽ định hướng cho hướng đi của bạn.
Nếu bạn yêu thích ngành lập trình và muốn trở thành lập trình viên chuyên nghiệp thì hãy đăng ký các khóa học và có lộ trình hợp lý và nghiêm túc thực hiện nó. Nếu bạn chỉ đơn giản học để biết hay chỉ muốn tạo 1 website hay game trong thời gian rảnh rỗi thì nên tìm người hướng dẫn trực tiếp hoặc bắt đầu từ những thứ thực sự cần thiết.
Một lý do nghiêm túc được xác định ngay từ đầu sẽ giúp bạn kiên trì tới cùng.
4.2. Tìm một mentor có năng lực nghiệp vụ cao
Học Front end luôn cần những đồng đội đi kèm để học hiểu dễ hơn. Những người đồng đội của bạn ở đây có thể là bạn của bạn, thầy của bạn hoặc cộng đồng các website dạy lập trình. Tuy nhiên học cùng một người mentor có năng lực nghiệp vụ cao sẽ giúp việc học của bạn hiệu quả hơn. Họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm khi học lập trình để từ đó bạn sẽ có cái nhìn thiết thực hơn.
4.3. Kiến thức vững chắc là điều vô cùng cần thiết
Cũng giống như những ngành nghề khác, kiến thức luôn là yếu tố cần thiết để có thể phát triển. Lập trình đòi hỏi bạn phải code rất nhiều vì vậy bạn sẽ phải ghi nhớ rất nhiều câu lệnh. Bạn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và đồng thời phải nắm vững những kiến thức cơ bản. Khi có vốn kiến thức vững chắc bạn sẽ dễ dàng phát triển và thăng tiến trong công việc.
Một vốn kiến thức vững chắc sẽ giúp bạn dễ dàng thăng tiến trong công việc.
4.4. Không ngừng học hỏi thông qua việc trải nghiệm
Việc học luôn luôn đi đôi với hành. Bạn có thể xem một video và hiểu hết. Tuy nhiên khi tắt máy đi đầu bạn sẽ đọng lại được bao nhiêu kiến thức vừa được học? Cách tốt nhất để nắm kiến thức nhanh chóng đó là vừa xem vừa làm. Xem đến đâu gõ code đến đó thì bạn sẽ nhớ nó lâu hơn. Không gì hiệu quả bằng việc bạn trải nghiệm nó, bởi vì lúc đó kiến thức sẽ rất dễ đi vào đầu bạn.
Học hỏi thông qua các trải nghiệm sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hơn.
4.5. Tham gia các dự án thực tế
Song song với việc tự học thì khi có một vốn kiến thức cần thiết cùng với một chút kỹ năng thì bạn có thể tham gia vào các dự án thực tế. Ngoài việc có thể trực tiếp trau dồi kiến thức và kỹ năng của mình thì bạn có thể học hỏi thêm nhiều từ anh chị và các bạn khác. Hơn thế nữa, việc tham gia các dự án sẽ giúp bạn làm quen được với môi trường công việc tránh việc bỡ ngỡ khi bạn chính thức đi làm.
Bên cạnh đó tham gia các dự án thực tế sẽ giúp làm đẹp CV của bạn, bởi vì giờ đây doanh nghiệp rất chú trọng vào kinh nghiệp của ứng viên. Nếu bạn tham gia nhiều thì điều đó đồng nghĩa bạn có nhiều kinh nghiệp. Điều này sẽ nâng cao vị thế của bạn trong mắt nhà tuyển dụng đấy.
Việc tham gia các dự án thực tế sẽ giúp bạn học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ các anh chị và các bạn khác.
4.6. Hướng dẫn người khác về chuyên môn cũng là cách học cho bản thân
Bạn có thể lên kế hoạch để dạy những điều mà bạn học được. Điều này giúp bạn ghi nhớ thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều so với việc tự học một mình. Bởi vì khi bạn dạy lại thì đó chính là lúc bạn học lại điều đó một lần nữa. Vừa có thể giúp được người khác mà còn giúp được bản thân mình thì ngại gì mà không làm đúng không nào.
Hướng dẫn người khác cũng là một cách học cho bản thân.
Học Front end không phải là điều dễ dàng cũng như lập trình không phải là một ngành nghề dễ theo đuổi. Vì vậy, để phát triển bản thân toàn diện, bạn nên nắm chắc kiến thức cơ bản, cập nhật liên tục và trở thành một lập trình viên thành công nhé. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin. Chúc bạn một ngày tốt lành và hẹn gặp lại ở bài viết sau.
Nguồn tham khảo:
- suntech.edu.vn
- viblo.asia
- codelearn.io
- Ezfrontend.com