Bạn có những hiểu biết vững chắc về cách máy tính hoạt động, mọi người luôn tin tưởng giao bạn giải quyết những rắc rối về công nghệ. Hãy suy nghĩ về tương lai nghề nghiệp của bạn, có vẻ như bạn có năng khiếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hiện nay, công nghệ thông tin có sự phát triển vượt bậc và có một vai trò đặc biệt không thể thiếu đó là nhân viên quản trị mạng. Vậy công việc chính của quản trị mạng là gì? Hy vọng một khóa học quản trị mạng sẽ cung cấp cho bạn những bí quyết, kỹ năng để bạn có thể xác định xem đó có phải là ngành nghề phù hợp với mình hay không.
Bạn có những kỹ năng khắc phục sự cố mạng máy tính tuyệt vời. Bạn nghĩ sao về việc trở thành một nhân viên quản trị mạng chuyên nghiệp?
Trong bài viết này
1. Quản trị mạng là gì?
Quản trị mạng là hành động chịu trách nhiệm giữ cho mạng máy tính của một tổ chức được cập nhật và hoạt động như dự kiến. Bất kỳ công ty hoặc tổ chức nào sử dụng nhiều máy tính hoặc nền tảng phần mềm đều cần một nhân viên quản trị mạng để điều phối và kết nối các hệ thống khác nhau.
Bạn có thể tự hỏi, một nhân viên quản trị mạng về cơ bản giống như một quản trị viên hệ thống, vậy điểm khác biệt giữa hai vị trí này là gì? Điều này tùy thuộc vào yêu cầu từ lãnh đạo cũng như môi trường làm việc. Trong nhiều tổ chức nhỏ hơn, thuật ngữ “nhân viên quản trị mạng” và “quản trị viên hệ thống” thường có thể hoán đổi cho nhau vì chúng có thể bao hàm các nhiệm vụ giống nhau. Một nhân viên quản trị hệ thống thường sẽ cần học thêm khóa học quản trị mạng doanh nghiệp để bổ sung kiến thức cho bản thân.
Điều đó nói lên rằng, sự khác biệt giữa nhân viên quản trị mạng và nhân viên quản trị hệ thống trở nên rõ ràng hơn tùy vào môi trường, quy mô công ty mà bạn làm việc. Cách tốt nhất để phân biệt giữa hai công việc này là kiểm tra loại công việc họ làm. Vì vậy, bây giờ chúng ta hãy đi sâu vào chi tiết làm nên một nhân viên quản trị mạng.
Quản trị mạng là một vị trí nhiều tiềm năng và có mức lương vô cùng cạnh tranh
2. Công việc của một người làm quản trị mạng
Thông qua một khóa học quản trị mạng, bạn sẽ dễ dàng hình dung được mô tả công việc quản trị mạng khá rộng: quản lý toàn bộ hệ thống mạng, ngăn chặn và khắc phục các sự cố mạng và hỗ trợ một số nhóm và cá nhân.
Tuy nhiên, có một số hoạt động phổ biến mà nhân viên quản trị mạng có thể gặp phải hàng tuần. Điều này có thể bao gồm việc kiểm tra nhật ký, quy trình kiểm tra, dập tắt các “đám cháy phát sinh” từ người dùng cuối và làm việc trong các dự án. Các dự án có thể bao gồm việc tự động hóa các quy trình hàng ngày thông thường hoặc nghiên cứu công nghệ và động não các giải pháp sáng tạo cho nhu cầu mạng của tổ chức.
Giờ làm việc của một nhân viên quản trị mạng là một yếu tố khác cần xem xét. Mặc dù, nhiều công ty yêu cầu nhân viên của họ làm trung bình 8 tiếng một ngày, nhưng các quản trị viên mạng thường làm việc ngoài giờ để hoàn thành dự án, điều này khá phổ biến. Một số nhân viên khác có thể làm việc “theo yêu cầu”, nơi họ có thể được yêu cầu làm việc ngoài giờ làm việc, thông thường trong trường hợp khẩn cấp.
Người làm quản trị mạng sẽ quản lý toàn bộ hệ thống mạng, ngăn chặn và khắc phục các sự cố và làm ngoài giờ nếu có vấn đề phát sinh
3. Các kỹ năng cần có để trở thành một nhà quản trị mạng
Mặc dù vị trí này yêu cầu năng lực kỹ thuật xử lý mạng đáng kể, song, có một vài kỹ năng cần thiết mà nhân viên quản trị mạng nào cũng phải có. Bạn nghĩ sao về một khóa học quản trị mạng ngắn hạn giúp bạn trang bị những kỹ năng cần thiết?
- Phân tích và tư duy phản biện: Nhân viên quản trị mạng cần khám phá và giải quyết các vấn đề một cách logic và nhất quán. Họ hiểu cách các hệ thống hoạt động cùng nhau và phản ứng dây chuyền, đây chính là điều cốt lõi nảy sinh vấn đề cần giải quyết. Ngay cả khi bạn không biết giải pháp ngay lập tức, kỹ năng tư duy phản biện có thể giúp bạn đạt được điều đó.
- Bằng cấp để thu hút nhà tuyển dụng: Muốn trở thành nhân viên quản trị mạng hay nhân viên quản trị web thì bạn nhất định phải có nền tảng kiến thức công nghệ thông tin vững chắc. Yếu tố đầu tiên đó chính là bằng cử nhân trở lên về công nghệ thông tin, khoa học máy tính hoặc một lĩnh vực liên quan. Nếu bạn không phải tốt nghiệp từ ngành CNTT thì một khóa học quản trị mạng vẫn cung cấp cho bạn những kiến thức, giấy chứng nhận để thu hút các doanh nghiệp.
- Quản lý thời gian: Những chuyên gia công nghệ này thực hiện đồng thời nhiều dự án. Họ không chỉ giỏi sắp xếp công việc của hiện tại, mà còn có tầm nhìn tương lai và chuẩn bị cho những gì sắp tới. Bạn có thể liên tưởng điều này giống như các đĩa quay, với sự thực hành, kinh nghiệm, nhân viên quản trị mạng có thể giữ mọi thứ cân bằng.
- Kỹ năng giữa các cá nhân: Nhân viên quản trị mạng làm việc với nhiều người, từ kỹ sư mạng, nhân viên hỗ trợ đến người dùng cuối. Các chuyên gia này sẽ thu hẹp khoảng cách giữa các nhóm người khác nhau, điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và hiểu biết.
- Tò mò và yêu thích học hỏi: Lĩnh vực CNTT không bao giờ trì trệ. Khi bạn đã là một nhân viên quản trị mạng, bạn sẽ không ngại học hỏi điều mới. Điều này có nghĩa là để thành công, bạn cần có niềm đam mê học hỏi để thích ứng với những nhu cầu công nghệ đang thay đổi. Bạn nghĩ sao từ bây giờ, đầu tư cho bản thân những kiến thức cốt lõi để trở thành một chuyên gia về mạng từ một khóa học quản trị mạng online?
- Kiến thức chuyên môn: Bạn cần có kiến thức nền về cơ sở hạ tầng mạng máy tính, kinh nghiệm làm việc xử lý liên quan đến mạng LAN, WAN mạng nội bộ. Một nhân viên quản trị mạng luôn có khả năng triển khai, quản lý và xử lý các vấn đề phát sinh về mạng nhanh chóng, triệt để. Họ am hiểu về application transport và giao thức mạng. Có khả năng thiết kế sơ đồ mạng phục vụ mục đích khách hàng, triển khai, bảo dưỡng, cải tiến hệ thống.
Chăm chỉ học tập, rèn luyện những kỹ năng, bạn sẽ trở thành một nhân viên quản trị mạng ưu tú
4. Giới thiệu khóa học quản trị mạng tốt nhất hiện nay
Nếu bạn xác định lĩnh vực Quản Trị Mạng là mục tiêu theo đuổi của mình trong tương lai. Bạn yêu thích và mong muốn làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, quản trị mạng? Bạn đã tìm hiểu và biết gì về hệ thống mạng Cisco CCNA hay hoàn toàn chưa biết gì? Thì khóa học “Quản trị mạng Cisco CCNA” sẽ là một khóa học quản trị mạng máy tính đáp ứng những yêu cầu trên của bạn.
Khóa học sẽ giúp bạn hiểu về nguyên lý hoạt động hệ thống mạng, quá trình định tuyến, chuyển mạch, khắc phục lỗi hệ thống trong cả doanh nghiệp.
Nhân viên quản trị mạng là một vị trí vô cùng quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp, vị trí tuyển dụng này xuất hiện trong hầu hết các ngành nghề khác nhau như công nghệ thông tin, dịch vụ cố vấn kỹ thuật, bộ môn giảng dạy tại các trường đại học/cao đẳng…
Nhân viên quản trị mạng đóng một vai trò thiết yếu trong bộ phận CNTT của bất kỳ tổ chức nào, họ giữ cho công nghệ kết nối các thiết bị của một doanh nghiệp hoạt động an toàn với thời gian ngừng hoạt động tối thiểu. Nắm rõ những kỹ năng, kiến thức mà một quản trị viên mạng làm gì chỉ là bước khởi đầu cho quá trình tìm kiếm sự nghiệp CNTT của bạn. Chúc bạn sẽ tìm được một khóa học quản trị mạng ưng ý và định hướng tương lai một cách sớm nhất.
Nguồn tham khảo:
- rasmussen.edu
- vn.joboko.com