WordPress đã mở ra một cánh cửa cho hầu hết mọi người để có thể bắt đầu trang web của riêng họ. Tuy nhiên, việc bắt đầu một trang web dễ dàng bao nhiêu, thì việc set-up nó khó bấy nhiêu. Quản lý và duy trì một trang web là một thách thức đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những người không đủ khả năng thuê các nhà phát triển web, designer, SEO và các chuyên gia khác.
Bài viết này nêu ra những sai lầm khi làm website phổ biến nhất mà chủ sở hữu trang web thường phải đối mặt. Những vấn đề này, nếu không được giải quyết kịp thời và đúng cách, có thể có tác động tiêu cực đến trang web cũng như sự thành công trong kinh doanh của bạn. Tìm hiểu tất cả các vấn đề và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của chúng, để bạn biết những điều cần chú ý và có thể tránh được.
Những sai lầm khi làm website phổ biến nhất
Trong bài viết này
1. Vấn đề hiệu năng (Performance)
Các vấn đề về hiệu suất là một trong những lỗi thường gặp khi làm website mà tất cả các quản trị viên web đều phải đối mặt. Hiệu suất kém ảnh hưởng đến khả năng sử dụng trang web của bạn. Điều này khiến cho người dùng bỏ đi trước khi bạn kịp chuyển đổi họ thành khách hàng.
Hầu hết các vấn đề về hiệu suất thuộc một trong ba loại sau:
- Các vấn đề về tốc độ
- Không được tối ưu hóa cho điện thoại di động
- Nhiều bugs và lỗi khác nhau
Các vấn đề về hiệu suất là một trong những lỗi thường gặp khi làm website
1.1. Vấn đề về tốc độ
Tốc độ trang web là chỉ số hiệu suất quan trọng nhất. Thời gian tải chậm có thể cản trở ở nhiều mức độ khác nhau. Đây là một ảnh hưởng tiêu cực và cho thấy tỷ lệ thoát cao (high bounce rates) và tỷ lệ chuyển đổi thấp (low conversion rates), cho đến giảm khả năng mua hàng (tới 35%) và ấn tượng tiêu cực về thương hiệu.
Mặc dù tầm quan trọng của tốc độ tải trang là rất lớn, 82,89% các trang web có vấn đề về tốc độ của chúng. Đây là những vấn đề về tốc độ (mức độ ưu tiên cao) phổ biến nhất (được xếp hạng theo tần suất) mà bạn cần biết để khắc phục lỗi khi làm website:
- Hình ảnh chưa được tối ưu hóa: 90%
- Vấn đề Render-blocking: 81%
- Quá nhiều yêu cầu HTTP (không phải JS và CSS được rút gọn): 68,09%
- Thời gian tải trang (HTML) chậm: 43,28%
- Tệp JS và CSS chưa được nén: 43%
- Sự cố phía máy chủ (hosting): 42%
- Không có bộ nhớ đệm (caching): 25,46%
- Page chưa giải nén: 16,99%
- Kích thước tệp JS và CSS quá lớn 2,26%
- Kích thước trang HTML lớn 1,26%
- Quá nhiều tệp JS và CSS 1,06%
Hơn 80% các trang web có vấn đề về tốc độ tải của chúng
Để có kết quả tốt nhất, hãy đặt mục tiêu tối ưu website để có thể tải trong 2 giây hoặc ít hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng 40% người dùng web mong muốn thời gian tải là 2 giây hoặc ít hơn. Nếu không, 74% sẽ rời khỏi một trang web nếu cần hơn 5 giây để tải.
Hiệu suất trang web chậm cũng có xu hướng tác động tiêu cực đến nhận thức của khách hàng về thương hiệu của bạn: “Nếu không hài lòng với hiệu suất của 1 trang web, thì ít có khả năng họ sẽ mua hàng từ trang web đó”.
Tính theo đô la, chậm trễ 1 giây có thể dẫn đến thất thoát 2,5 triệu đô la doanh thu (nếu cửa hàng của bạn có doanh thu 100.000 đô la/ ngày).
Vì vậy, 1 trang web chậm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn và tốc độ tải phải là một trong những ưu tiên hàng đầu của bạn.
1 trang web chậm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn
1.2. Các trang web không được tối ưu hóa cho điện thoại di động
Do sự bùng nổ về mức độ phổ biến của các thiết bị di động (hơn 50% tổng lưu lượng truy cập internet), việc tối ưu hóa trang web của bạn cho thiết bị di động trở nên vô cùng quan trọng.
Thật không may, chưa tối ưu tính thân thiện với thiết bị di động là một sai lầm khi làm website khác mà chúng ta thường gặp. Trên toàn cầu, khoảng 65% sử dụng thiết kế đáp ứng, thân thiện với thiết bị di động.
Khi nói đến tốc độ tải trên thiết bị di động, Google nói rằng trang web di động trung bình mất 15,3 giây để tải đầy đủ. Điều này là không tốt khi cứ chậm trễ mỗi giây có thể khiến tỷ lệ chuyển đổi giảm tới 20%.
Một số vấn đề liên quan tới hiệu suất thiết bị di động là:
- Thiết kế trang web chưa tới ưu (Theme, plugins,…)
- Nội dung rộng hơn màn hình điện thoại
- Các nút trên màn hình quá gần nhau hoặc quá nhỏ
- Hình ảnh chưa được tối ưu hóa
- Văn bản quá nhỏ để đọc
Tính thân thiện với thiết bị di động cũng là một yếu tố SEO chính mà Google sử dụng để xếp hạng các trang web (công bố lập chỉ mục đầu tiên trên thiết bị di động vào năm 2018).
Điều này thậm chí còn quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp địa phương, vì 88% người thực hiện tìm kiếm địa phương trên điện thoại thông minh sẽ ghé thăm cửa hàng mà họ quan tâm trong vòng một tuần.
Tính thân thiện với thiết bị di động cũng là một yếu tố SEO
1.3. Các bugs và lỗi khác nhau
Bugs và lỗi có thể là một cơn ác mộng thực sự đối với bất kỳ chủ sở hữu trang web nào và chúng có thể có đủ hình dạng và kích thước. Chúng có thể là kết quả của việc thêm các plugin và theme mới, các bản cập nhật, lỗi máy chủ hoặc cơ sở dữ liệu, v.v.
Bất kể lý do là gì, những lỗi này gây khó chịu và gây tổn hại nghiêm trọng đến trang web và doanh nghiệp của bạn.
Các bugs và lỗi thường gặp ghi làm website cần chú ý là:
- Link, nút bấm không hoạt động
- Các plugin xung đột với nhau
- Lỗi 403 bị cấm
- 502 Bad Gateway
- Lỗi thiết lập một kết nối cơ sở dữ liệu
- Kết nối quá hạn
- Lỗi bảo trì
- Lỗi 145 (cơ sở dữ liệu bị hỏng hoặc bị hỏng)
- Lỗi 28 (đầy bộ nhớ cache của máy chủ web)
Những lỗi và sự cố phổ biến này có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng trang web của bạn; khách truy cập có thể không sử dụng được các chức năng nhất định hoặc thậm chí hoàn toàn không thể truy cập vào trang web. Điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến khách truy cập của bạn (tỷ lệ thoát và bỏ qua cao) và có thể có tác động nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu của bạn.
Một số lỗi thậm chí còn có thể ngăn bạn (với tư cách là quản trị viên của trang web) truy cập và chỉnh sửa trang web của bạn. Hãy lưu ý khi làm website, tự mình thử và khắc phục sự cố; tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, các vấn đề yêu cầu một mức độ nhất định về kỹ năng kỹ thuật, phát triển và kiểm tra web.
Bugs và lỗi có thể là một cơn ác mộng đối với bất kỳ chủ sở hữu trang web nào
2. Các vấn đề bảo mật
Bảo mật phải là một trong những ưu tiên hàng đầu của mọi quản trị viên web. Bảo mật web toàn diện sẽ bảo vệ cả bạn và khách truy cập/ khách hàng của bạn, bao gồm mọi thứ từ bộ lọc thư rác và chống vi-rút, cho đến một bộ công cụ đầy đủ để bảo vệ khỏi lây nhiễm phần mềm độc hại, vi phạm dữ liệu và gián đoạn dịch vụ web.
Một trong những yếu tố bảo mật quan trọng nhất mà trang web của bạn nên có, là chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer). SSL tạo kết nối an toàn giữa trình duyệt của khách truy cập và máy chủ của trang web của bạn. Tất cả thông tin được gửi qua kết nối này đều được bảo vệ, vì vậy các bên thứ ba không thể xem trộm dữ liệu (chẳng hạn như tên người dùng, mật khẩu đăng nhập, địa chỉ email của khách truy cập hoặc cookie được cá nhân hóa mà trang web gửi cho khách truy cập).
Google cũng sử dụng HTTPS (chứng chỉ SSL) như một trong những yếu tố xếp hạng trong kết quả tìm kiếm. Thật không may, có vẻ như không phải tất cả mọi người đều có bản ghi nhớ vì chỉ 48% trang web có SSL. Để tối ưu website của bạn, hãy lưu ý điều này.
Không có SSL bảo mật cho web sẽ tác động tiêu cực đến SEO và lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) của bạn, cũng như chuyển đổi (conversion) và doanh thu bán hàng.
Không có SSL bảo mật cho web sẽ tác động tiêu cực đến SEO
Nhưng ngay cả khi nó quan trọng như vậy, SSL chỉ là một trong những yếu tố để bảo vệ trang web của bạn. Hơn 60.000 trang web bị tấn công mỗi ngày, trong khi Wordfence báo cáo lên đến 90.000 cuộc tấn công vào các trang web WordPress mỗi phút.
Những kẻ tấn công có nhiều cách thức khác nhau, trong đó phổ biến nhất bao gồm:
- Backdoors: 71%
- Phần mềm độc hại: 47%
- Spam SEO: 44%
- Gửi mail: 19%
- Hacktool: 14%
Hầu hết các lỗ hổng bảo mật đều đến từ bên trong, với 37% đến từ WordPress, 11% từ theme và 52% đến từ các plugin.
Mặc dù WordPress là CMS đáng tin cậy và an toàn nhất, nhưng các lỗ hổng bảo mật vẫn xảy ra. Để khắc phục lỗi khi làm website này, bạn cần cập nhật trang web, WP, theme và plugin của mình thường xuyên.
- Chỉ khoảng 60% các trang web WordPress được cập nhật
- 50,93% trong số các trang web WordPress đó đang chạy phiên bản mới nhất, an toàn nhất
- 49,07% trang web WordPress không chạy phiên bản mới nhất
- 33,58% các trang web WordPress chưa cập nhật tối thiểu hai phiên bản gần nhất
- 39,3% trang web WordPress bị tấn công có phiên bản lỗi thời
- Cập nhật plugin, theme và WordPress của bạn là điều cần thiết để giữ cho trang web của bạn an toàn và bảo mật.
Một lưu ý khi làm website là bạn không nên chọn tự động cập nhật vì một số bản cập nhật đang được triển khai quá sớm mà không có đủ thử nghiệm và sửa lỗi. Và trong khi các bản cập nhật này sauwr các lỗi bảo mật, chúng đôi khi đi kèm với các lỗi khác có thể làm hỏng toàn bộ trang web. Các trang có thể không hoạt động bình thường và thậm chí có thể mất toàn bộ những nội dung đang có trên web của bạn.
Một điều quan trọng nữa để tối ưu website là chạy sao lưu thường xuyên cho website và nội dung của bạn. Điều này sẽ giúp bạn lưu và khôi phục trang web của mình nếu điều tồi tệ nhất xảy ra.
Cập nhật và chạy sao lưu thường xuyên cho website của bạn
Trên đây là 2 sai lầm khi làm website thường gặp và phổ biến nhất mà bạn cần quan tâm. Trong bài viết tiếp theo, mình sẽ chia sẻ về 3 sai lầm còn lại mà mọi người thường hay mắc phải, bao gồm: lỗi SEO, trải nghiệm người dùng (UX) kém và tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (conversion).
Đọc chi tiết phần 2 TẠI ĐÂY
Nguồn: Stablewp.com