Trong 5 phút ngắn ngủi bạn thường sẽ làm gì ? Lựa chọn xem phim, lướt facebook, xem tiktok hay đi hóng drama trên các diễn đàn xã hội ? Thay vì đó tại sao lại không để 5 phút ấy chính là khoảng thời gian thay đổi cuộc đời bạn với tư duy tài chính đổi mới bất ngờ – đường dẫn đến nấc thang thành công.
5 phút thay đổi tư duy tài chính của bạn
Trong bài viết này
1. Thay đổi tư duy tài chính để làm chủ đồng tiền
Tự chủ tài chính là bài học mà người trẻ cần nắm bắt trong giai đoạn bắt đầu sở hữu đi làm và có sở hữu tiền bạc. Tự chủ không đơn thuần chỉ là kiếm càng nhiều tiền càng tốt mà quan trọng hơn hết là, làm chủ và kiểm soát dòng tiền hợp lý để tài chính ổn định và có quỹ chi tiêu kế hoạch bài bản. Vậy muốn làm được như vậy, bạn nên thay đổi tư duy tài chính càng sớm càng tốt.
1.1 Tiền không phải là đích đến
Nên nhớ rằng, tiền chỉ là “nhiên liệu” để giúp bạn tiếp tục hành trình độc lập tài chính. Bạn có nhiều yếu tố khác để xem xét, chẳng hạn như cách bạn lái xe (tiêu tiền), lịch trình của bạn (lập kế hoạch tài chính cá nhân), lốp xe dự phòng, bộ dụng cụ sửa chữa (bảo hiểm ngân sách của bạn).…
Và quan trọng nhất, đích đến của bạn để tự do tài chính. Sau một thời gian dài vất vả kiếm sống thì giờ đây bạn đã có thể mua nhà, theo đuổi việc học cao hơn hoặc được tự do làm công việc mình yêu thích, trải nghiệm du lịch và thậm chí là thoải mái nghỉ ngơi một năm mà không phiền muộn về chuyện lương bổng.
Nếu từ trước đến nay, bạn luôn tự nhủ với bản thân rằng kiếm tiền là động lực để bạn học tập chăm chỉ, làm việc và tiết kiệm, hãy thử tự hỏi bản thân thêm một câu: “Vậy tôi kiếm tiền để làm gì ?? Tôi sẽ tiêu số tiền này vào nhu cầu gì? “Bằng cách đó, bạn sẽ biết bao nhiêu là đủ, khi nào nên nghỉ ngơi và khi nào nên bắt đầu lại.
Đồng tiền mang sức mạnh riêng nhưng hãy là người kiểm soát đồng tiền
1.2 Tự do đầu tư tiền cho điều bạn xem trọng
Để tránh chi tiêu quá đà vô mục đích, bạn cần xác định những khoản chi tiêu và kế hoạch tài chính cá nhân trong thời gian ngắn. Ví dụ, điều quan trọng nhất đối với bạn lúc này là tiết kiệm để nghỉ hưu, sau đó bạn có thể tăng số tiền tiết kiệm của mình và đầu tư vào thị trường chứng khoán hoặc gửi vào ngân hàng.
Nếu phương châm của bạn là vui vẻ, hạnh phúc và tận hưởng mỗi ngày, bạn có thể tiết kiệm một khoản nhỏ và chi tiêu nhiều hơn cho các hoạt động cuộc sống mà bạn thấy có ý nghĩa, chẳng hạn như đăng ký nhóm, thể thao, học một ngôn ngữ mới, mua sắm, du lịch. …
Ưu tiên cho những mục tiêu quan trọng của cuộc đời, ví dụ như đi du lịch
Nhưng bất kể mối quan tâm lớn nhất của bạn về tự do tài chính là gì, đừng phớt lờ xem nhẹ việc tiết kiệm và lập ngân sách dự phòng. Bởi vì mục tiêu tài chính của bạn sẽ thay đổi theo thời gian và đồng thời sẽ có những sự cố phát sinh ngoài ý muốn. Vì thế, để có thể thích nghi với một hành trình mới, bạn cần chuẩn bị trước thật kỹ và luôn thủ sẵn những kế hoạch dự phòng.
1.3 Điều chỉnh việc sử dụng tiền
Nếu bạn có một nguồn thu nhập rất dồi dào nhưng vẫn không thể nào tự do tài chính, thì vấn đề có thể nằm ở tư duy tài chính của bạn, nói cụ thể hơn là cách nguồn tiền của bạn được sử dụng. Một số thói quen tiêu tiền không khoa học bao gồm:
- Không phân chia ngân sách và đặt giới hạn cụ thể cho từng khoản chi tiêu;
- Không cập nhật chi tiêu hàng ngày, chưa biết cách thống kê và kiểm tra thu chi thường xuyên;
- Lạm dụng thẻ tín dụng;
- Chi tiêu cho những khoản chi phí không cần thiết
- Giữ tiết kiệm và tiền tiêu dùng vào cùng một tài khoản ngân hàng
- Chưa có khoản tiết kiệm dự phòng
Nếu bạn chỉ kiếm tiền mà không biết sử dụng đúng cách, tự do tài chính sẽ luôn là một mục tiêu xa vời. Do đó, hãy chuẩn bị cho thói quen quản lý tài chính lành mạnh và có kỷ luật khi chi tiêu. Đây mới chính là sự đổi mới trong tư duy tài chính mà bạn cần phải nắm bắt lấy nếu muốn có được cuộc sống viên mãn như mơ ước.
1.4 Thoải mái tận hưởng cuộc sống
Tự do tài chính là một phần giúp bạn có được một lối sống hạnh phúc. Vì vậy, nếu bạn không thực sự hạnh phúc, bạn có thể không thực sự “tự do”. Đừng chỉ đi làm để chạy theo lương hay đầu tư hết tiền cho gia đình, con cái mà hãy nghĩ đến bản thân. Ví dụ, bạn nên tự thưởng cho mình một bữa ăn ngon mỗi tuần, mua một chiếc váy mới mỗi tháng và đi chơi 1-2 lần trong năm.
Ngoài ra, nếu bạn đang làm một công việc mà bạn không thích lắm, thì khi bạn đã làm việc đủ lâu và tích lũy đủ tiền, bạn có thể chọn nghề mà mình thực sự muốn gắn bó. Khi bạn có thể làm những gì bạn thích, bạn có thể trở nên giàu có và tận hưởng cuộc sống một cách hạnh phúc hơn.
2. 4 bước lập kế hoạch tài chính cá nhân
Để từng bước rèn luyện tư duy tài chính, điều bạn cần làm là tập cho bản thân làm quen với việc lên lịch tài chính cá nhân. Sau đây là 4 bước thực hiện một bảng chi tiêu tài chính cơ bản nhưng cực kỳ hữu ích.
Bước 1: Xem xét tình hình tài tài chính hiện tại của bạn
Lấy bảng sao kê ngân hàng của bạn trong 6 đến 12 tháng qua và đánh dấu tất cả các chi phí hàng ngày của bạn bằng một màu và các chi phí không thường xuyên của bạn bằng một màu khác.
Bạn có thể tách các khoản chi này thành chi phí cá nhân, khoản chi quan trọng và không thực sự cần thiết để từ đó đưa ra lộ trình và kế hoạch tài chính rõ ràng hơn. Nhờ đó bạn có thể cân đối được tài chính cá nhân một cách hiệu quả, đây mới thực sự là khởi đầu cho một lối sống mới bạn cần có trong lộ trình đường đời sắp tới.
Bước 2: Xác định những mục tiêu dài hạn và cả ngắn hạn cho bản thân
Đây là một phần quan trọng của quá trình lập kế hoạch tài chính cá nhân. Đặt mục tiêu sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng khi đưa ra các quyết định tài chính. Tốt nhất, bạn nên đặt mục tiêu dựa trên bộ tiêu chí sau:
- Các mục tiêu cụ thể (tiết kiệm, đầu tư, v.v.)
- Có con số hiển thị rõ ràng
- Tính khả thi
- Phù hợp với tình hình khách quan hiện nay
- Đặt deadline dự kiến cho mỗi ngày
Lên lịch cho ngắn hạn và dài hạn để có thể chủ động trong tự do tài chính
Bước 3: Tạo quỹ khẩn cấp
Số tiền dự phòng của bạn sẽ khác nhau ở mỗi người, nhưng nhìn chung số tiền này sẽ trang trải các chi phí cơ bản của bạn trong 3 đến 6 tháng. Bạn cũng có thể tiết kiệm nhiều hơn cho các chi phí thường xuyên linh động như giải trí và ăn uống.
Tạo quỹ khẩn cấp phòng thân
Bước 4: Theo dõi kế hoạch
Để việc lập kế hoạch tài chính cá nhân không phải là một bản thảo trên giấy, bạn cần phải cam kết và chủ động theo dõi tiến độ của mình. Bạn có thể kiểm tra hàng tháng và ba tháng một lần để đảm bảo mọi thứ đều theo thứ tự. Ngoài ra, đừng quên cập nhật kế hoạch của bạn mỗi khi có một sự kiện quan trọng hoặc thay đổi lớn trong cuộc đời, chẳng hạn như kết hôn, sinh con, mua nhà, v.v.
3. Gợi ý về những khóa học giúp bạn thay đổi tư duy tài chính
3.1 Khóa học có thể làm thay đổi cuộc đời bạn: Làm chủ tài chính cá nhân – Kiến tạo cuộc đời sẽ khiến bạn phải bất ngờ
Tư duy tài chính mang sức mạnh tuy vô hình nhưng tác động mạnh mẽ đến cuộc đời của chính mọi người. Tư duy đổi mới đồng nghĩa một chân trời khác biệt mở ra với những nguồn năng lượng tiềm ẩn được khai phóng và phát huy. Đó cũng chính chính là mục đích của khóa học làm chủ tài chính do doanh nhân Hoàng Đông Anh mang lại.
Nội dung khóa học
Chia sẻ những câu chuyện và bài học tư duy tài chính đã được đúc kết thành kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân quý giá. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên hoàn toàn có thể nắm bắt được những kiến thức về quản lý tài chính cá nhân, đồng thời cũng có thể tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu của giảng viên và cuối cùng, vận dụng một cách thông minh và phù hợp với nhu cầu bản thân nhất.
Bạn học được gì sau khóa học
- Thay đổi tư duy tài chính cá nhân và tiêu dùng một cách thông minh
- Hiểu các nguyên tắc tài chính cá nhân và vận dụng một cách thông minh và hiệu quả
- Cắt giảm 10 đến 35% chi tiêu trong tháng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống
- Phân bổ nguồn tiền đầu tư khoa học và thông minh
Doanh nhân Hoàng Đông Anh mang đến góc nhìn tài chính đầy thú vị
3.2 Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân
Đối với nhiều người, tư duy tài chính cá nhân được chung quy lại trong 2 chữ “Tiết kiệm” nhưng điều đó đúng nhưng vẫn chưa đủ. Vậy đâu là cách để nắm bắt được cách thức lĩnh hội tư duy tài chính hiệu quả. Tất cả sẽ được bật mí ngay trong khóa học nghệ thuật cân bằng tài chính qua sự giảng dạy độc đáo của thầy Nguyễn Tài Tuệ.
Nội dung khóa học
- Phần 1: Giới thiệu tổng quát
- Phần 2: Lý do mà mọi người cần phải quản lý tài chính là gì
- Phần 3: Định nghĩa cụ thể và chi tiết cho quản lý cá nhân
- Phần 4: Kiến tạo nguồn thu nhập
- Phần 5: Xây dựng sự thịnh vượng
- Phần 6: Tăng cường sự thịnh vượng
- Phần 7: Bảo tồn sự thịnh vượng
- – Phần 8: Quản lý nợ xấu
Bạn học được gì sau khóa học
- Biết cách làm chủ tiêu dùng, tránh quản lý tài chính cá nhân mù quáng và tiêu dùng một cách thông minh
- Hiểu các nguyên tắc và quy tắc tài chính cá nhân khoa học, thông minh và hiệu quả
- Giảm ngay 10-35% chi tiêu trong tháng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống
- Tăng thu nhập nhờ năng suất lao động, đam mê, sở thích … gấp 3,5 đến 50 lần
Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân của CEO Nguyễn Tài Tuệ
3.3 Quản trị tài chính cá nhân
Đây sẽ là khóa học bổ ích giúp bạn nâng cao tư duy và làm chủ cách quản trị tài chính của bản bản thân với những lời khuyên thực tiễn, bám sát thực tế cùng với những ví dụ sinh động để mỗi cá nhân có thể nắm bắt điểm chủ chốt và vận dụng thành công vào đời sống cá nhân.
Khóa học với những thông tin quản trị tài chính thực tiễn và có tính áp dụng vào đời sống cao do giáo viên Đỗ Hảo trực tiếp giảng dạy
Nội dung khóa học
- Quy trình 6 bước về tài chính cá nhân
- Nhận ra vòng tiền luẩn quẩn của đồng tiền mà người nghèo không bao giờ thoát ra được
- Suy nghĩ về tiền bạc và tài chính cá nhân một cách chuẩn mực và hợp lý nhất
- 12 Yếu tố cốt lõi để đạt được nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân để giải quyết và quản lý dòng tiền Thông minh và sáng suốt
- 4 bước hướng dẫn đạt được tự do tài chính
- 7 sai lầm trong đầu tư
Bạn học được gì sau khóa học
- Biết cách quản lý chi tiêu tài chính cá nhân
- Mẹo tài chính cá nhân
- Các phương pháp quản lý tiền hiệu quả.
Khóa học quản trị tài chính cá nhân mà mọi người nên tham gia trong thời đại 4.0
Tưởng chừng thay đổi tư duy tài chính là việc không cần thiết và bạn chưa bao giờ nghĩ đến nhưng thực chất nó đang dần dần ăn sâu vào tiềm thức của mọi người và khiến chúng ta phải cân nhắc lại những gì chúng ta chi tiêu. Hãy nhớ chúng ta là người làm chủ đồng tiền vì thế hãy kiểm soát hành vi và đạt đến tự do tài chính trong tương lai.
Nguồn tham khảo:
- hocchoichungkhoan.com
- unica.vn