Kỹ năngKỹ năng khácTết cổ truyền Việt Nam – 10 biểu tượng văn hoá bạn cần biết

Tết cổ truyền Việt Nam – 10 biểu tượng văn hoá bạn cần biết

Tết Nguyên Đán được biết đến là một dịp lễ tết cổ truyền lớn và lâu đời nhất của dân tộc Việt Nam. Tìm hiểu thêm về các biểu tượng văn hoá Tết nước ta tại đây!


Quỳnh Nhiên Đăng ngày 2021-12-17 27
Chia sẻ

Tết Nguyên Đán là một dịp lễ mà chúng ta có thể cảm nhận được các nét đẹp thuần túy tồn tại lâu đời trong văn hóa dân gian. Mỗi dịp Tết đến xuân về, chúng ta không thể không thấy những mâm ngũ quả, bánh chưng, cây nêu… và rất nhiều những hình ảnh trang trí khác, chúng đã trở nên quá quen thuộc đối với dịp lễ lớn này. Cùng tìm hiểu xem các biểu tượng văn hóa ở dịp Tết cổ truyền Việt Nam là như thế nào nhé!

Xem thêm:
1001 đồ vật phong thủy bạn nhất định phải có năm 2022Chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân: Tưởng khó mà dễ!15 bí quyết vàng giúp người trẻ thăng tiến trong công việc
1-tet-co-truyen-viet-nam-voi-nhieu-van-hoa-quen-thuoc

Tết cổ truyền Việt Nam với nhiều văn hóa quen thuộc

1. Tết cổ truyền – Văn hóa truyền thống đất nước Việt Nam

Theo các thông tin cho rằng thì “Tết” được chỉnh sửa phiên âm của “Tiết” và đây là một nền văn hóa có ảnh hưởng của người Trung Hoa và văn hóa Đông Á. Ở Việt Nam có nhiều dịp Tết: Tết Trung thu, Tết mùng 5/5,… Nhưng ngày lễ tết cổ truyền quan trọng nhất vẫn được xem là ngày Tết cổ truyền còn được gọi là Tết Nguyên Đán.

Tết Nguyên Đán được tính theo âm lịch và chu kỳ của Mặt Trăng nên sẽ đến chậm hơn Tết Dương Lịch (Tết Tây). Theo quy luật thì 3 năm nhuận sẽ có một tháng của âm lịch, nên vào ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán sẽ không thể trước ngày 21/01 dương lịch và cũng không thể sau ngày 19/02 dương lịch. Thông thường thì ngày lễ Tết lớn này sẽ rơi vào khoảng cuối tháng 1 và đến khoảng giữa tháng 2 dương lịch. 

Ngoài ra, người dân tộc Việt Nam có một niềm tin giá trị tết cổ truyền đối với truyền thống rằng 12 con giáp tượng trưng cho các cung Hoàng đạo linh thiêng sẽ thay phiên nhau giám sát và điều khiển trái đất. Do đó, giao thừa sẽ là thời khắc quan trọng khi con vật cũ sẽ nhường lại công việc cho con vật mới theo thứ tự 12 con giáp. Người Việt chúng ta thường sẽ có nhiều cách gọi tên của mỗi năm khác nhau. Người thì gọi năm theo số, người thì gọi năm theo tên con vật từng năm…

Tự tay làm 15 món mứt ngon ngày Tết
Tự tay làm 15 món mứt ngon ngày Tết
699,000 VND

1.1. Ý nghĩa của Tết cổ truyền Việt Nam

Tết Nguyên Đán có tên gọi khác như mọi người đã biết là Tết cổ truyền. Mục đích của Tết cổ truyền đến với Việt Nam là dân tộc muốn cảm ơn các vị thần mùa xuân đã đến với muôn loài. Vào mùa Tết lớn này, các loài hoa và cây cối khoe sắc với nhau rộn ràng sau một mùa đông giá lạnh và khắc nghiệt. Mùa xuân cho mọi nhà có được hơi ấm tình thương khi gần gũi bên người thân gia đình và những người yêu thương.

Vào những ngày Tết thì người Việt cũng thường bỏ chút thời gian vào các ngày đầu năm để đi chùa, cúng viếng xin lộc tài về nhà, cầu chúc sức khỏe cho gia đình và người thân xung quanh. Đồng thời, vào thời khắc này thì các thành viên trong gia đình sẽ từ các nơi xa xôi quay về với gia đình cùng tụ họp sum vầy để đón chào một năm mới an lành.

Đây là một dịp lễ quan trọng đối với mọi người dân tộc Việt Nam nên số đông mọi nhà đều chuẩn bị đón Tết từ rất sớm. Họ sẽ dọn dẹp nhà cửa, sắm thật nhiều thức ăn như bánh kẹo, nước ngọt, bia để cùng đón các khách sang chơi trong suốt mùa dịp lễ này. 

2-tet-co-truyen-con-duoc-goi-la-tet-nguyen-dan

Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác như mọi người đã biết là Tết cổ truyền

1.2. Tết cổ truyền Việt Nam xưa và nay có gì khác biệt? 

Thời gian trôi đi quá nhanh, mọi vật đều có nhiều sự thay đổi theo thời gian. Con người và đất nước đều có quá nhiều thứ thay đổi vì sự phát triển của đất nước không ngừng mỗi ngày. Do đó mà ngày Tết và một vài phong tục cũng thay đổi theo từng thời kỳ khác nhau. Tìm hiểu bên dưới xem thời nay và thời xưa khác nhau thế nào ở dịp Tết Nguyên Đán nhé. 

1.2.1 Tết cổ truyền ngày xưa 

Thời xưa, ngày Tết được xem là khoảng thời gian mọi người cần được nghỉ ngơi thỏa đáng sau một năm dài làm việc vất vả. Nhà nhà sẽ chuẩn bị tươm tất chu đáo từ việc nuôi heo để đón Tết cho đến việc tự gói bánh chưng thật sớm từ đầu tháng Chạp. Đối với họ thì các món thức ăn tự tay làm vào ngày Tết sẽ là điều thiêng liêng nhất, nhiều may mắn sẽ đến trong năm mới hơn.

Ngoài ra, một món ăn quen thuộc mà luôn được xuất hiện trong các mâm cơm ngày tết đó là dưa hành. Món dưa hành được xếp hạng vào vị trí 6 loại thực phẩm thông dụng của ngày Tết Việt Nam thời xưa: “cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”.

Tự tay làm 20 loại bánh quy Tết độc đáo
Tự tay làm 20 loại bánh quy Tết độc đáo
499,000 VND
600,000 VND

Ở thời gian trước đây thì không khí ngày Tết sẽ bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp. Vào thời điểm đó mọi nhà đều sẽ tiễn ông Táo lên trời. Sau đó từ ngày 24 Tết trở đi, không khí Tết sẽ trở nên rộn rã, trẻ con xem pháo hoa ở sân đình còn người lớn thì đi tảo mộ ông bà, lau chùi bàn thờ tôn nghiêm. Từ ngày 27 – 30 tháng Chạp, mọi nhà sẽ bắt đầu lo mổ lợn và gói bánh chưng, bánh tẻ, quấy chè lam, nấu kẹo lạc thật nhộn nhịp…

cau-doi-do-luon-xuat-hien-trong-dip-tet-nguyen-dan

Câu đối đỏ luôn xuất hiện trong dịp Tết Nguyên Đán

1.2.2 Tết Việt Nam ngày nay

Ngày nay, mọi thứ đều thay đổi cùng với sự phát triển vượt trội của đất nước ta, đời sống người dân ngày càng ấm no nên việc ăn uống ở dịp lễ lớn khi đón Tết cũng không còn quá quan trọng nữa vì mọi nhà đều có thể mua đồ ăn bên ngoài hoặc ra ngoài ăn. Ngày xưa mọi nhà đều lo nấu bánh chưng đón Tết nhưng ngày nay đều có thể dễ dàng tìm thấy bánh chưng quanh năm ở các hàng quán ngoài chợ mỗi ngày.

Do đó, đây không còn được xem là một trong những món tượng trưng cho dịp Tết nữa. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn cố gắng duy trì việc gói bánh chưng để có không khí Tết cùng cả gia đình chứ không còn quá hứng thú trong việc làm này nữa. Thời nay thì việc chuẩn bị đón Tết không còn quá phức tạp nữa. Các hoa quả, bánh kẹo, thực phẩm đều được làm sẵn và bày bán nhiều ở các siêu thị, chợ,…

Để Tết không là ác mộng
Để Tết không là ác mộng
399,000 VND

Đồng thời lại có nhiều gia đình chọn đón tết ở một nước bạn xa hơn chứ không phải ở Việt Nam nữa. Mặc dù có rất nhiều sự thay đổi ở dịp tết xưa và nay nhưng người Việt chúng ta đã luôn một lòng yêu nước và muốn gìn giữ nét đẹp văn hóa này lâu đời đến thời gian ngày hôm nay. Mọi người đều muốn đón tết cùng nhau sau một năm vất vả.

tet-co-truyen-ngay-nay-da-doi-moi-cung-voi-su-phat-trien-cua-dat-nuoc

Tết cổ truyền ngày nay đã đổi mới cùng với sự phát triển của đất nước

Biết trước mọi thông tin hấp dẫn nhất từ Beto
Theo dõi Beto và nhận tin tức về hơn 1000 khoá học dành riêng cho hành trình đi tìm thành công của bạn!
Chỉ 100 người đăng ký đầu tiên được nhận quà. Chúc mừng bạn đã nằm trong top. Quà sẽ chuyển đến inbox ngày Beto ra mắt.

2. Các biểu tượng văn hóa ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Tết là quốc lễ của tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam, nhưng bên cạnh đó lại có những phong tục khác nhau ở mỗi vùng miền riêng. Tết đối với ba miền Việt Nam có thể chia thành ba tết như: Tất niên (Trước giao thừa), Giao thừa (Giao thừa) và Tân niên (Năm mới). Hãy cùng tìm hiểu thêm các văn hóa và các món ăn tết cổ truyền Việt Nam gồm có những gì nhé!

2.1. Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là một đĩa lớn bao gồm nhiều loại trái cây khác nhau được sắp xếp tỉ mỉ đẹp mắt. Đĩa trái cây này sẽ được cúng mời ông bà gia tiên dùng trước rồi đến các con cháu trong gia đình sẽ chia nhau ăn.

Người ta gọi đó như một hành động kính trọng người đã khuất cũng như xin phước lành, xin được người đã khuất bảo vệ che chở cho năm mới sắp tới. Mâm trái cây được gọi là “ngũ quả” vì mâm có ít nhất 5 loại hoa quả khác nhau và còn tượng trưng với ý nghĩa ngũ hành – 5 nhân tố quan trọng tạo hình nên trời đất. 

2.2. Bánh chưng, bánh giầy

Theo quan niệm ngày xưa, bánh chưng và bánh giầy được xem là biểu tượng của đất trời, là một nét ẩm thực đặc trưng riêng biệt của văn hóa người Việt trong mỗi dịp xuân về. Bánh chưng, bánh giầy là một phần không thể thiếu trong nét văn hóa và trở thành món ăn truyền thống lâu đời tại Việt Nam.

Món ăn đặc trưng này đã góp phần làm hình ảnh đất nước đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai bận rộn công việc xa nhà xa quê cũng đều về nhà bên nồi bánh để đón giao thừa cùng gia đình.

2.3. Phong bao lì xì

Phong bao lì xì được xem là một điều may mắn vào mỗi dịp Tết, nó có ý nghĩa tốt đẹp với nhiều người. Màu đỏ của bao lì xì nói lên sự như ý, cát tường và điều thịnh vượng suốt cả năm mới. Ngoài ra, màu được cũng được xem là màu hy vọng và sự may mắn. Người được nhận lì xì tin rằng các phong bao này sẽ mang đến hạnh phúc và tài lộc cho năm mới. 

phong-bao-li-xi-mang-den-may-man-vao-dip-tet

Phong bao lì xì mang đến may mắn vào dịp Tết

2.4. Cây nêu

Cây nêu còn được biết đến là cây tre dài khoảng 5 – 6 mét, được dựng trước cửa nhà vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm, chính xác hơn thì đây là  ngày Táo quân về Trời. Cây tre có đốt được xem là bậc thang đi về nơi của thần linh, mang sinh khí của trời chuyển xuống dưới mặt đất giúp cho đất đai phì nhiêu, giúp mùa màng tốt tươi.

Tre đúng thì được chọn là loại tre già, to, thẳng, không chọn loại cụt ngọn. Thân cây được trang trí bằng các loại cờ, đèn lồng, câu đối, chuông gió, hình tết cổ truyền… Bên dưới gốc cây tre sẽ rắc bột vôi trắng và tạo thành vòng tròn hoặc rắc chúng thành hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cửa mang theo ý nghĩa xua đuổi tà ma. 

2.5. Hoa Tết

Ngày Tết ở miền Bắc sẽ nghĩ ngay đến hoa đào – loài hoa chỉ nở vào mùa Xuân, để phục vụ trang trí cho dịp Tết Nguyên Đán. Theo quan điểm tâm linh thì hoa đào có thể chống phá được các tà ma quấy phá cuộc sống gia đình. Vì thế người dân thường bẻ một cành đào về cắm trong bình hoa vào dịp Tết. 

Khác với miền Bắc, miền Nam có hoa mai tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Mọi nhà chưng hoa mai trong dịp lễ tết với mong ước có được một năm mới giàu sang phát tài. Nhiều thông tin cho rằng, hoa mai càng nở nhiều hoa vào những ngày đầu âm lịch của năm mới thì tài lộc sẽ đến với gia đình đó thật nhiều trong năm mới. Bên cạnh đó, hoa mai còn tượng trưng cho sự cao thượng, quyền quý.

2.6. Câu đối Tết

Phong tục treo câu đố Tết bắt nguồn từ các nhà nho thời phong kiến. Câu đố vừa là để trang trí nhà cửa, vừa thể hiện cái “tài” của mình. Dần dần phong tục này trở nên không thể thiếu đối với nhiều nhà trong dịp Tết Nguyên Đán.

Tranh Tết và câu đố rất đa dạng, thường mọi nhà sẽ chọn treo tranh dân gian như mâm ngũ quả, hoặc tranh Đông Hồ, tranh chữ như Tâm, Phúc, Đức… Nhiều người cũng có phong tục xin chữ từ các Ông đồ để lấy may mắn trong năm mới. 

2.7. Mứt Tết

Các loại mứt vào ngày Tết truyền thống gồm có các loại mứt như hạt sen, mứt dừa, mứt gừng, mứt bí, mứt quất… Mỗi loại có mỗi màu sắc khác nhau, chúng đều có hương vị đặc trưng riêng, ví dụ như loại mứt hạt sen mang đến ý nghĩa năm mới sum họp, con cháu đầy đàn; mứt quất lại mang theo một ý nghĩa cho vận may, an lành và thịnh vượng trong năm mới đến…

banh-mut-ngay-tet-da-dang-tren-mam

Bánh mứt ngày Tết đa dạng trên mâm

2.8. Cá chép

Truyền thống văn hóa dân gian biểu tượng tết cổ truyền cũng bao gồm có Cá chép. Việc chuẩn bị Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, sẽ có ngày cúng Ông Công, Ông Táo – những vị thần giúp chúng ta trông coi việc bếp núc, ghi chép tất cả những việc tốt, xấu của gia chủ trong một năm vừa qua để báo cáo lên Ngọc Hoàng. Cá chép được xem là phương tiện duy nhất đi lại của 3 Ông Đầu Rau. Do đó vào ngày 23, khi dâng lễ thì ngoài hoa quả, tiền vàng sẽ cần có thêm 3 con cá chép.

2.9. Muối

Theo khía cạnh ở mặt phong thủy, muối mặn có thể chống xú uế, xua đuổi được tà khí, ma quỷ và đem lại nhiều may mắn trong mỗi gia đình. Vị mặn mà của muối cũng mang ý nghĩa tình cảm, mặn nồng, đậm đà cho hệ gia đình, bạn bè, hòa thuận vợ chồng, con cái. Vài nhà sẽ mua muối vào sáng mùng 1 Tết. Tuy nhiên, cũng có các phong tục nhà khác sẽ mua muối sau khi giao thừa kết thúc.

2.10. Gạo mới

Người dân tộc Việt Nam có quan niệm “đầu năm đầy đủ, cả năm đủ đầy”. Vì thế, từng hũ muối, từng lu gạo, đến lu vại chứa nước cần phải làm cho đầy. Gạo là thứ thực phẩm tượng trưng với sự sung túc, ấm no trong gia đình. Nếu đầu năm mà nhà có gạo đầy lu thì đây sẽ là điều tốt lành cho cả năm sẽ ấm no đầy đủ. Vì vậy, mọi nhà đều có tập tục mua nhiều gạo để bỏ đầy vào lu để chuẩn bị đón Tết. 

Tết cổ truyền văn hóa tại Việt Nam

Tết cổ truyền Việt Nam tuy nghe mà nhiều văn hóa nhưng lại là một nét đẹp đặc trưng mà không phải nơi đâu cũng có được. Ai ai khi xa quê hương cũng đều dành thời gian về thăm gia đình vào mỗi dịp xuân đến. Nhà nhà ngồi bên nhau cùng đón năm mới với là điều thiêng liêng nhất của mỗi con người. 

Nguồn tham khảo: 

  1. toplist.vn
  2. Quanlynhanuoc.vn
Xem thêm:
Tất tần tật về kinh nghiệm xây nhà theo phong thuỷKiến thức từ A – Z chuẩn bị cho đám cưới bạn trẻ cần biếtTop 20 món quà 8/3 siêu ý nghĩa đốn tim mọi bạn gái
Kênh chia sẻ kiến thức, kỹ năng và khoá học hữu ích cho con đường thành công của bạn.

Khoá học dành cho bạn

Giảm giá hot nhất

Bài viết liên quan

Xu hướng trong 24 giờ qua

1001 đồ vật phong thủy bạn nhất định phải có năm 2022

Việc dùng các đồ vật phong thủy để làm quà tặng, mừng tân gia rất phổ biến. Xem ngay bài viết này để chọn đồ vật phù hợp giúp mang lại tài lộc cho gia chủ.

Minh Tâm 2022-02-23

Chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân: Tưởng khó mà dễ!

Chọn nghề nghiệp phù hợp sẽ là một trong những bước đệm rất quan trọng để tạo sự thành công trong công việc và cả cuộc sống của chính mình.

Minh Tâm 2022-02-23

15 bí quyết vàng giúp người trẻ thăng tiến trong công việc

Làm thế nào để thăng tiến trong công việc nhanh chóng? Cùng Beto tìm hiểu 15 bí quyết thăng tiến trong công việc qua bài viết dưới đây!

Nhi Nguyễn 2022-02-22

Tất tần tật về kinh nghiệm xây nhà theo phong thuỷ

“An cư lạc nghiệp” luôn là mục tiêu của nhiều người. Cùng Beto khám phá những kinh nghiệm xây nhà theo phong thuỷ trong bài viết sau!

Nhi Nguyễn 2022-02-22

Đừng bỏ lỡ cơ hội tiếp cận kiến thức mới nhất

Chỉ 100 người đăng ký đầu tiên được nhận quà. Chúc mừng bạn đã nằm trong top. Quà sẽ chuyển đến inbox ngày Beto ra mắt.
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận thông tin từ Beto!

5 giây nhập mail - Suốt đời thông thái. Beto sẽ cập nhật tài liệu và tin tức hot nhất hàng tháng, hứa đều đặn đúng hạn.

Thông tin của bạn chỉ được lưu tại Beto, không sử dụng với mục đích thương mại. Bạn có thể bỏ nhận tin bất kì lúc nào, không có tin spam vì team cũng bận lắm.