Hiện nay, a/b testing là một cách để so sánh hai phiên bản của một biến, thường bằng cách kiểm tra phản ứng của đối tượng đối với biến thể A so với biến thể B, và xác định xem biến thể nào có hiệu quả hơn. Nó hữu ích để hiểu mức độ tương tác của người dùng và mức độ hài lòng của các tính năng trực tuyến, chẳng hạn như một tính năng hoặc sản phẩm mới.
Đây là phương pháp phổ biến được ứng dụng trong Marketing
Trong bài viết này
1. A/B Testing là gì?
Có thể hiểu, a/b testing (còn được gọi là thử nghiệm phân tách) là quy trình để so sánh hai phiên bản trong cùng tình huống và môi trường được xác định, từ đó có thể đưa ra đánh giá phiên bản nào tốt hơn. Và phiên bản được nhắc ở đây có thể là bất kỳ mọi thứ từ trang web, email, mẫu quảng cáo cho tới hình banner. Dựa trên mục tiêu người làm test mà đưa ra đánh giá phiên bản có hiệu quả không.
Đối với trang web bán hàng đều luôn có mục tiêu muốn khách hàng mua và mua nhiều hơn. Banner quảng cáo thì muốn khách nhấp vào nhiều. Mục tiêu của mail là muốn khách mở xem nhiều hơn. Và tất cả đều hướng đến mục tiêu thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mong muốn nhất định, được gọi là conversion. Phần trăm người thực hiện những hành động này gọi là conversion rate – tỷ lệ chuyển đổi.
2. Khi nào cần thực hiện A/B Testing?
Khi những cá nhân, doanh nghiệp và nhóm muốn thực hiện các thay đổi quan trọng cho trải nghiệm của người dùng khi thu thập các dữ liệu để đưa ra kết quả. A/B cho phép bạn xây dựng những giả thuyết và nắm rõ lý do tại sao những yếu tố trải nghiệm có thể ảnh hưởng tới hành vi của người dùng. Hoặc khi bạn muốn cải thiện mục tiêu đơn lẻ và các trải nghiệm (ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi theo thời gian).
Để có thể cải thiện số lượng khách hàng tiềm năng cũng như chất lượng, thực hiện thay đổi thử nghiệm A/B đối với hình ảnh, tiêu đề, CTA, khung chọn tham gia và toàn bộ bố cục trang.
Thực hiện thử nghiệm A/B để cải thiện lượng khách hàng tiềm năng
3. Ứng dụng A/B Testing trong Marketing
Về quy trình hoạt động, quảng cáo online – offline, email marketing, phát triển web và mobile app đều có thể cải thiện và ứng dụng a/b testing.
3.1. Website
Đối với website, hầu hết sẽ liên quan đến trải nghiệm của người dùng và giao diện web. Có thể nói, đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình người dùng có chuyển đổi được trên trang hay không.
Trong một trang website, bạn có thể thực hiện a/b testing tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành vi người dùng, ví dụ như nội dung, tiêu đề, biểu mẫu điền thông tin, hình ảnh, call to action,… Kiểm tra lần lượt từng yếu tố mà bạn cho rằng có thể cải thiện để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
3.2. Quảng cáo, bán hàng
Về mảng trực tuyến, a/b testing hay được dùng nhằm mục đích đo lường mức độ hiệu quả của những mẫu quảng cáo khác nhau. Nếu bạn tạo một bản sao quảng cáo Adwords cho cùng một nhóm từ khóa, bạn phải luôn tạo 2 mẫu quảng cáo khác nhau và chạy chúng song song để xem mẫu nào hiệu quả hơn theo thời gian. Tương tự như những quảng cáo Facebook hay GDN, hãy sử dụng các bố cục quảng cáo khác nhau cho cùng một chiến dịch để đo lường hiệu suất và chọn bố cục nào hiệu quả nhất.
Nếu bạn thường xuyên tối ưu hóa quảng cáo của mình bằng cách thử các tùy chọn khác nhau, bạn có thể liên tục cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và chạy quảng cáo ngày càng hiệu quả hơn. Còn riêng với mảng ngoại tuyến, kiểm định a/b hay được dùng với mục đích đánh giá hiệu quả những kênh quảng cáo như tờ rơi, báo giấy, billboard,…
Ví dụ, việc sử dụng các mã phiếu thưởng khác nhau cho mỗi quảng cáo trên tờ rơi, báo giấy hay billboard, nhà quảng cáo có thể cho biết quảng cáo nào hiệu quả nhất bằng cách thu hút nhiều người hơn sử dụng mã cặp nào. Trong trường hợp khác, có thể sử dụng số điện thoại khác để thay thế mã phiếu giảm giá.
Đo mức độ hiệu quả của quảng cáo bằng Testing
3.3. Ứng dụng di động
Thử nghiệm A/B cũng được sử dụng trong phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động và tương tự như trang web, chủ yếu để cải thiện UI / UX sản phẩm. Việc kiểm tra thường khó khăn với các ứng dụng thiết bị di động kể cả kỹ thuật và hành vi người dùng.
Để tiến hành kiểm tra kỹ thuật, phiên bản của ứng dụng phải được cập nhật, duyệt từ AppStore hoặc Google Play rồi cung cấp cho người dùng nên mất khá nhiều thời gian. Còn về hành vi người dùng, trải nghiệm sẽ hoàn toàn khác trên website vì không phải người dùng nào cũng cập nhật phiên bản mới.
3.4. Email Marketing
Cái thời mà hàng trăm nghìn email được gửi đi và cho rằng người dùng sẽ đọc email của bạn. Email clients ngày càng nhiều bộ lọc tinh vi, chuyển tất cả những email spam vào thùng rác và thậm chí kể cả khách hàng bị chôn vùi hàng trăm email mỗi ngày. Quan trọng là làm sao để khách hàng sẵn sàng mở email của bạn để xem và tương tác. Để giải quyết được vấn đề đó thì câu trả lời là a/b testing trong marketing.
Nếu bạn phân vân, tự hỏi câu nào trong tiêu đề sẽ thu hút nhiều người đọc hơn để tăng tỷ lệ mở, hãy test. Hay bạn không chắc chắn nên sử dụng CTA nào để thu hút người dùng nhấp vào liên kết, hãy test.
Có thể áp dụng để tăng tỷ lệ đọc mail của người dùng
4. Những điều cần lưu ý khi thực hiện A/B Testing
4.1. Điều nên làm
Biết lúc nào nên dừng khi test là việc nên lưu ý. Vì khi dừng quá sớm sẽ làm mất các thông số có giá trị trong việc đưa ra quyết định đúng đắn. Thực hiện bài kiểm tra quá lâu cũng là một bất lợi, vì nếu phiên bản dùng thử hoạt động quá tệ, nó cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi và tổng doanh số bán hàng của bạn.
Ngoài ra, khi tiến hành thử nghiệm A/B cần giữ sự đồng nhất để có thể ghi nhớ người dùng đã chọn phiên bản dùng thử nào để hiển thị chính xác phiên bản đó, không gây ảnh hưởng sự trải nghiệm của người dùng. Nếu một nút được thay đổi để thử nghiệm và nút đó xuất hiện nhiều nơi trên trang web, người dùng cũng sẽ thấy như vậy trên toàn bộ trang web. Cookies là phương pháp phổ biến nhất.
Và điều quan trọng là cần phải thử nghiệm nhiều lần vì không phải tất cả thử nghiệm A/B đều mang lại cho bạn kết quả bạn muốn, cũng như đưa ra giải pháp. Vì vậy, hãy thử lại nhiều lần theo định hướng khác nhau. Nếu mọi thử nghiệm đều cải thiện một chút tỷ lệ chuyển đổi của bạn, sau nhiều lần thử nghiệm cộng lại sẽ tạo ra hiệu ứng lớn hơn. Do sự khác biệt về traffic của desktop và mobile nên phân chia test riêng.
4.2. Điều không nên làm
Có một điều mà bạn cần nhớ rằng phải luôn tiến hành song song khi testing hai phiên bản. Tất nhiên, bạn không thể chạy trước một phiên bản trong tuần đầu tiên và một phiên bản trong tuần tiếp theo và nghĩ rằng nó sẽ đưa ra kết quả đúng. Đối với việc kết luận sớm, kết quả chỉ mang giá trị khi có thời gian tương ứng và giá trị số tương đối để xác định.
Không thể quyết định phiên bản này hơn phiên bản kia hoặc ngược lại khi nó chỉ khác một vài chuyển đổi hay thời gian thử nghiệm quá ngắn. Và đặc biệt chỉ nên tập trung thử nghiệm A/B đối với những khách hàng mới, vì điều này sẽ khiến khách hàng cũ ngạc nhiên về sự thay đổi, làm ảnh hưởng tỷ lệ chuyển đổi. Nhất là bạn không biết chắc phiên bản đó có được lựa chọn hay không.
Không nên bị chi phối bởi linh cảm, vì đôi khi kết quả thử nghiệm đưa ra có thể trái ngược hoàn toàn những gì bạn nghĩ trước đó. Theo bạn, một CTA đỏ đặt trên nền xanh sẽ khó chịu và chói mắt nhưng kết quả lại cho thấy nó hiệu quả hơn. Bạn chỉ cần tập trung vào conversion rate, không để linh cảm chống lại kết quả thử nghiệm.
Trước khi thực hiện thử nghiệm A/B cần lưu ý những điều nên và không nên
Nhìn chung, với những chia sẻ trên, có thể bạn đã phần nào hiểu được tầm quan trọng và lợi thế của a/b testing mang lại. Giúp bạn tăng được tỷ lệ sử dụng của bất kỳ trang web, ứng dụng hay sản phẩm. Đây là một xu hướng mà trang thương mại điện tử cũng như các trang web thường áp dụng. Để cải thiện lượt nhấp chuột của người dùng, trong quảng cáo cũng sử dụng thử nghiệm A/B để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nguồn tham khảo:
- conversion.vn
- Gtvseo.com