Các ngành nghề của khối kinh tế hiện nay đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên lại có không ít sinh viên ra trường làm trái ngành khi đã hoàn tất chương trình học của mình. Mặc dù ngành nghề đa dạng ở nhiều lĩnh vực nhưng sức cạnh tranh khốc liệt và căng thẳng nên không phải ai cũng có thể làm đúng ngành mình muốn. Hãy cùng Beto tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.
Một sinh viên đã học xong chương trình đào tạo nếu bạn không thể xin vào những công việc mong muốn, bạn có thể chọn những công việc trái ngành để làm.
Trong bài viết này
1. Thực trạng sinh viên theo học khối ngành về kinh tế hiện nay
Theo một số thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ngành kinh tế luôn có số lượng hồ sơ chiếm nhiều nhất trong các mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây là việc khá phổ biến trong những năm gần đây. Không chỉ có những người theo học vì sở thích còn có một số theo học vì xu hướng để dễ kiếm việc làm. Nếu theo dõi tin tức thường xuyên có thể bạn cũng đã từng đọc những bài báo nói về sinh viên ra trường làm trái ngành.
Ngành kinh tế ngày nay được khá nhiều bạn theo đuổi vì khả năng tìm việc rất cao và đa dạng ngành nghề khác nhau.
2. Nhu cầu việc làm của xã hội với ngành kinh tế
Theo xu hướng phát triển kinh tế hiện nay của Việt Nam, nước ta đang hướng đến mô hình kinh tế thị trường. Vì thế theo quy luật cung – cầu, những công việc liên quan cũng như hàng hóa đều bị chi phối theo quy luật. Khi cần một lượng lớn hàng hóa cần sản xuất thì nhu cầu về lực lượng những người làm kinh tế cũng tăng lên đáng kể. Và lực lượng này không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho quá trình sản xuất.
Một số người sẽ có suy nghĩ muốn làm kinh tế tốt cần có những mối quan hệ tốt như gia đình. Đây là một suy nghĩ không còn phù hợp trong thời đại hiện nay. Với khối ngành kinh tế, nhu cầu công việc luôn có ở các lĩnh vực kể cả trong cơ quan nhà nước hay cơ quan bên ngoài nhà nước. Nên còn tùy thuộc vào điều kiện yêu cầu, năng lực của người ứng viên đáp ứng được mà họ có thể nhận được công việc theo mong muốn của mình.
Nhu cầu việc làm của ngành kinh tế khá nhiều nhưng sức cạnh tranh cho ngành nghề này cũng khá lớn nên không phải cứ học xong là bạn sẽ có được công việc như mong muốn.
3. Vì sao sinh viên học kinh tế thường có tỷ lệ trái ngành cao?
Tuy nhu cầu cho ngành nghề này không hề có một giới hạn nhưng vẫn có nhiều sinh viên kinh tế thất nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do khách quan hoặc chủ quan. Mặc dù đã trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn nhưng bạn cũng cần phải có thái độ và kỹ năng khi muốn xin được việc làm theo ngành bạn mong muốn.
Nhà trường cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết và rèn luyện kỹ năng chuyên nghiệp nhưng sinh viên ra trường cần những kỹ năng gì để có thể xin việc được. Bạn cần phải chủ động trong quá trình học tập cũng như năng động khi tiếp thu những kiến thức mới từ thực tiễn. Với những sinh viên không thể đáp ứng được những yêu cầu mà xã hội đưa ra họ buộc phải làm công việc trái ngành học ban đầu.
Mặc dù có đầu việc đa dạng nhưng không ít người sau khi đã tốt nghiệp ra trường không thể xin được công việc như ý.
4. Sinh viên Kinh tế có thể làm công việc gì nếu đi trái ngành?
Một trong những câu hỏi được đặt ra tiếp theo chính là cơ hội việc làm cho sinh viên ra trường nhưng làm trái ngành sẽ như thế nào? Có thể rẽ nhánh sang một nghề khác được không? Hãy để Beto giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
1. Xuất nhập khẩu, logistics
Hiện nay, có rất nhiều bạn sinh viên rẽ hướng sang ngành logistics để làm công việc trái ngành. Bạn có thể tự học thêm những kiến thức cơ bản mà ngành xuất nhập khẩu cần cũng như trau dồi thêm khả năng tiếng Anh của mình. Và cách học thêm kiến thức này sẽ mang tính thực tế hơn là lý thuyết khi học ở các trường đại học và trung tập dạy nghề. Tuy nhiên, đây cũng là hướng mà bạn có thể chuyển sau khi đã học xong ngành kinh tế.
Mảng xuất nhập khẩu là một cơ hội tiềm năng với những bạn muốn chuyển hướng sang từ khối ngành kinh tế.
2. Marketing
Marketing là một lựa chọn được không ít bạn sinh viên kinh tế hướng đến nếu phải làm trái ngành. Và có thể nói, Marketing là một ngành an toàn nếu bạn chưa có kiến thức nhiều hoặc đã học qua một chương trình đào tạo bài bản. Bạn không nhất thiết phải học đầy đủ kiến thức ở trường, bạn có thể học thêm trên các mạng xã hội.
Về kinh nghiệm thực tế, ở tất cả các công ty đều có một phòng ban phụ trách mảng Marketing. Và công việc cần làm ở trong mảng này không hề ít. Nên vì thế, không khó để bạn có thể nhìn thấy những thông tin tuyển dụng cho ngành nghề Marketing trên các website cũng như các hội nhóm giới thiệu việc làm.
Marketing là một ngành khá an toàn nếu bạn đang có dự định làm trái ngành sau khi ra trường.
3. Đối ngoại
Nếu là một sinh viên kinh tế đối ngoại, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyền vào những công việc chuyên ngành cũng như với mức lương khá hấp dẫn. Tuy nhiên khi bạn đang muốn làm trái ngành thì bạn có thể làm ở những khâu thiên về mảng kinh tế ở một số lĩnh vực như các doanh nghiệp quốc tế, các cơ quan quản lý hoặc tại các trường đại học, cao đẳng.
Bạn có thể cân nhắc ngành đối ngoại nếu bạn có thể giao tiếp tốt, một ngoại hình ổn và nắm bắt tốt những kiến thức trong lĩnh vực đối ngoại này.
4. Quản trị nhân lực
Một trường hợp khi bạn là sinh viên quản trị kinh doanh và ngành này hiện tại đang quá nhiều người theo học bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi xin việc làm theo đúng chuyên ngành. Thì quản trị nhân lực là một sự lựa chọn khá phù hợp cho bạn. Bạn có thể làm việc tại các phòng ban về công việc nhân sự hoặc tại các trung tâm đào tạo, tuyển dụng, đại học, cao đẳng.
Bạn có thể chọn theo hướng quản trị nhân lực vì ngành này cũng có nhiều điểm khá tương đồng với ngành kinh tế.
5. Đầu tư
Bạn cũng có thể tự học thêm để đầu tư nếu là một sinh viên ra trường làm trái ngành. Hiện nay đầu tư không còn quá xa lạ với mọi người và bạn cũng có thể kiếm được một thu nhập kha khá nhờ việc đầu tư đúng cách. Bạn có thể đầu tư bất động sản, gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán nếu bạn có thể nhận định khá ổn về tình hình kinh tế và xu hướng trên thị trường hoặc các quỹ đầu tư nếu bạn muốn một sự đầu tư ổn định.
Một trong những việc bạn có thể làm trái ngành đó là đầu tư.
6. Luật kinh tế
Nếu bạn thuộc về nhóm người có năng khiếu cũng như thích việc tư duy lập luận, phân tích, bạn có thể rẽ hướng ngành sang luật kinh tế. Bạn nên chuẩn bị thêm một số kiến thức về pháp luật và kinh tế cùng với những kiến thức đã học được từ ngành kinh tế như về tài chính, quản trị, Marketing. Khi đã trang bị đầy đủ kiến thức thì cơ hội việc làm cho ngành này khá cao, dễ ứng tuyển và có mức lương khá ổn định so với mặt bằng chung.
Luật kinh tế cũng là một hướng chuyển ngành bạn có thể lựa chọn nếu bạn có khả năng lập luận cũng như nắm được cơ bản một số luật trong kinh tế, tài chính…
Nhìn chung, kinh tế vẫn là một khối ngành có nhiều cơ hội để phát triển công việc trong tương lai. Tuy nhiên, nếu bạn là sinh viên ra trường làm trái ngành mà mình muốn, bạn có thể chuyển sang một ngành khác trái với chuyên ngành của mình để làm việc. Những ngành nghề này cũng có những điểm cũng khá tương đồng nên bạn chỉ cần học thêm một số kiến thức bổ trợ thêm cho ngành nghề mà bạn muốn chuyển.
Qua bài viết trên đây, Beto xin cung cấp cho bạn một số thông tin về vấn đề nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên làm trái ngành cũng như một số ngành mà sinh viên có thể chọn làm nếu không may phải chọn làm trái ngành học so với ban đầu.
Nguồn tham khảo:
- tuoitre.vn
- ueh.edu.vn
- dantri.com.vn
- ts.hufi.edu.vn
- kienthucxuatnhapkhau.com
- careerprep.vn
- news.timviec.com.vn
- uef.edu.vn
- govalue.vn