Việc cho trẻ tham gia các khóa học kỹ năng cho trẻ từ sớm liệu có tốt không? Phương pháp rèn luyện tư duy logic cho trẻ ra sao? Hãy cùng Beto tìm câu trả lời.
Liệu khóa học kỹ năng có cần thiết cho trẻ mầm non
Trong bài viết này
1. Tư duy là gì? Tư duy ở lứa tuổi mầm non thế nào?
Tư duy là việc con người suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề hoặc để hoàn thành một mục tiêu cụ thể. Việc não bộ suy luận giúp con người nhận diện được sự vật, hiện tượng, từ đó giúp con người sắp xếp thứ tự để tạo ra kế hoạch.
Có một sự thật là lứa tuổi mầm non thích hợp cho việc phát triển tư duy. Đây là giai đoạn, trẻ bắt đầu tò mò, muốn tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh mình. Tùy từng vào độ tuổi cụ thể mà tư duy trẻ phát triển khác nhau.
Trẻ bắt đầu có những sự tò mò về thế giới bên ngoài
Lứa tuổi từ 1 – 3 tuổi, trẻ bắt đầu tư duy trực quan và dần có những bước tiến trong tư duy. Khi được tiếp xúc đồ vật trong một thời gian, trẻ có thể hiểu được cách đồ vật hoạt động. Đây là bước tiến đến tư duy trực quan hình tượng ở trẻ.
2. Tư duy của trẻ mầm non chịu ảnh hưởng từ các yếu tố nào?
Đầu tiên, do trẻ di truyền từ bố mẹ. Những thuộc tính sinh học thường truyền từ bố mẹ sang con cái. Đây là tiền đề cho trẻ nhỏ phát triển từ tâm lý và nhận thức.
Tiếp theo ta phải nhắc đến cách giáo dục. Giáo dục có một vai trò không hề nhỏ trong giai đoạn hình thành và phát triển tư duy ở trẻ nhỏ. Bên cạnh việc cải thiện những khuyết điểm do di truyền, giáo dục còn giúp trẻ tìm ra các thế mạnh của bản thân và phát triển chúng.
Các phương pháp giáo dục phù hợp giúp trẻ phát triển tư duy tốt hơn
Và cuối cùng là mức độ năng động ở trẻ: khi trẻ tương tác nhiều với thế giới xung quanh qua các giác quan khác nhau như cầm, nhìn, nghe,… giúp trẻ tiếp nhận và phân tích các đồ vật xung quanh. Đây là cách thức mà trẻ dùng để khám phá và học hỏi. Khi trẻ càng năng động thì trẻ càng tiếp thu thêm nhiều thông tin.
Vì thế không ít phụ huynh đã cho con chơi các trò chơi học tập cho trẻ mầm non nhằm cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với thế giới, khơi gợi sự tò mò nơi trẻ.
3. Các loại tư duy ở trẻ mầm non
Tuy duy ở trẻ được phân thành các nhóm tư duy sau:
Tư duy trực giác: với trẻ hiểu được những khái niệm, ý tưởng thông qua câu hỏi “tại sao ” và những sự liên kết giữa các sự vật, hiện tượng thì lúc đó những trẻ có tư duy trực giác sẽ đạt được hiệu quả học tập tốt nhất.
Tư duy phản chiếu: khi trẻ có tư duy phản chiếu, trẻ sẽ thu nạp thông tin tốt nhất sau một thời gian nhớ lại những gì mình đã được nghe, nhìn thấy.
Tư duy phản chiếu giúp trẻ nhớ được những sự vật mà trẻ đã từng thấy
Tư duy tuần tự: trẻ tiếp thu nhanh khi thấy được sự logic hoặc các bước trong các khái niệm, ý tưởng đây là đặc điểm của trẻ có tư duy tuần tự.
Tư duy tổng quan: với những trẻ có tư duy tổng quan thì việc tiếp thu sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi trẻ thấy được tổng quan toàn bộ bức tranh sự vật, sự việc.
4. Tầm quan trọng của việc rèn luyện tư duy ở trẻ
Nền tảng cho việc phát triển kỹ năng sáng tạo và giải quyết vấn đề là tư duy logic. Ở những nước như Mỹ và Nhật Bản, việc rèn luyện tư duy logic cho trẻ được đưa lên hàng đầu trong việc giáo dục trẻ mầm non. Các trẻ có thể được giao các game tư duy logic giúp trẻ tự chủ động trong việc tìm hiểu và sáng tạo hơn.
Theo nghiên cứu của khoa học, khả năng học vấn của trẻ khi 5 tuổi là 50% và đạt 80% khi lên 8 tuổi. Khoảng thời gian này, não bộ có số kết nối gấp hai lần số kết nối ở bộ não người trưởng thành. Vì thế những trải nghiệm trong 8 năm đầu đời là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tư duy và học tập sau này của trẻ.
Rèn luyện tư duy logic ở trẻ mầm non có thật sự cần thiết?
Khi trẻ 3 tuổi, trẻ thích tò mò về các sự vật, sự việc xung quanh mình và đặt các câu hỏi về những điều trẻ thấy. Khi lên 5 tuổi, trẻ lại có xu hướng thích tự khám phá nhiều hơn, có thể hiểu lời nói mọi người và nói lên nhu cầu của bản thân mình. Những điều này sẽ tác động đến việc học tập của trẻ sau này.
Đôi khi cha mẹ sẽ cảm thấy phiền khi liên tục nghe loạt câu hỏi của trẻ nhưng việc cùng trẻ khám phá môi trường xung quanh sẽ giúp khơi lên tính tò mò của trẻ. Từ đó trẻ sẽ linh động hơn trong việc quan sát và tiếp xúc với mọi người.
Xem thêm:
5. Các phương pháp phát triển tư duy ở trẻ mầm non
5.1. Trong môi trường gia đình:
Bước đầu tiên, các bậc phụ huynh nên ưu tiên cho trẻ phát triển về tư duy cảm xúc trước. Tư duy cảm xúc được phát triển thông qua cảm nhận bằng giác quan khi trẻ còn nhỏ. Cha mẹ nên thường xuyên thể hiện tình cảm với trẻ bằng những cử chỉ như ôm, hôn,.. để giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp từ đó trẻ sẽ không còn cảm thấy sợ khi phải tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng xung quanh.
Cách khiến trẻ cảm thấy thu hút nhất chính là chơi trò chơi. Cha mẹ có thể chơi cùng con các trò chơi nhỏ, cùng làm các phần mềm tư duy toán học cho bé để trẻ từng bước tiếp xúc với các con số và tư duy logic dần.
Một số game tư duy logic có thể giúp trẻ phát triển khả năng tư duy
Toán tư duy cũng là một cách để trẻ rèn luyện tư duy linh hoạt và nhạy bén. Cha mẹ có thể dành ra thời gian để cùng con học toán. Vậy cách dạy bé học toán tư duy như thế nào thì đúng? Cha mẹ bắt đầu cho trẻ làm quen với các con số, các phép toán đơn giản cộng trừ. Đây là nền tảng cho những kiến thức nâng cao về sau.
Không chỉ thế, cha mẹ nên hỗ trợ trẻ rèn luyện tư duy logic bằng việc phân tích sự việc và tìm ra các cách để giải quyết vấn đề cụ thể. Từ đó, trẻ sẽ tự hình thành kỹ năng phản biện và nâng cao tốc độ suy luận và tư duy.
Và cuối cùng, cha mẹ nên hướng trẻ suy nghĩ sự việc theo hướng tích cực, cung cấp các chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho sự hoàn thiện của não bộ ở trẻ.
Xem thêm:
5.2. Trong trường học:
Cần có một chương trình học hợp lý: trường mầm non cần có một hệ thống các bài học nhỏ thống nhất với một chủ đề trọng tâm, giúp trẻ có cảm quan về hình ảnh, sở thích và theo lứa tuổi của trẻ. Nên linh hoạt thời gian và nội dung hoạt động khi ở trường
Ở lứa tuổi này, trẻ cần học theo phương pháp vừa học vừa chơi. Vì khi bị bắt học, trẻ sẽ cảm giác sợ học và từ đó làm cho tư duy của trẻ không phát triển như các bạn cùng lứa.
Có thể dùng các bài tập nho nhỏ như là các loại hình, tìm điểm khác nhau, ghi nhớ nhanh… Những bài này sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, logic sáng tạo. Giáo viên đặt nhiều câu hỏi cho trẻ suy nghĩ, phân tích vấn đề hơn, giúp phát triển tư duy logic ở trẻ.
Thông tin dạng hình ảnh giúp trẻ dễ tiếp thu và tạo cảm giác thú vị cho trẻ
Trường mầm non có thể tạo nhiều sân chơi ở ngoài trời, những buổi dã ngoại giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội để tiếp xúc với thế giới xung quanh. Trong lớp khuyến khích trẻ nêu lên suy nghĩ, lập luận của mình với sự việc cần giải quyết, bên cạnh đó giữ thái độ tôn trọng, tiếp nhận những luồng ý kiến trái chiều.
Nhìn chung, việc giáo dục cho trẻ ở độ tuổi mầm non cần có kế hoạch linh hoạt, hợp lý. Vì đây là độ tuổi trẻ chưa phát triển hoàn toàn về suy nghĩ, nhận thức, người lớn cần quan sát trẻ và hướng dẫn cho trẻ trong việc trẻ tự tìm hiểu về mọi thứ xung quanh.
Bên cạnh đó, phải cung cấp cho trẻ những thực phẩm, chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não bộ và cơ thể trẻ. Lắng nghe trẻ nhiều hơn và giải đáp các thắc mắc của trẻ một cách dễ hiểu nhất.
Cần tạo cho trẻ nhiều cơ hội để tương tác với môi trường xung quanh
Beto hy vọng, bài viết này đã giúp cha mẹ hiểu hơn về tư duy ở lứa tuổi mầm non và phương pháp giúp trẻ có thể phát triển tư duy logic một cách hoàn thiện. Chúc các bạn có một ngày tốt lành.
Nguồn tham khảo:
- mightymath.edu.vn
- mamamy.vn