Kỹ năngKỹ năng mềmPhỏng vấn xin việc: Bật mí cách “soi” ứng viên 90% nhà tuyển dụng đều dùng

Phỏng vấn xin việc: Bật mí cách “soi” ứng viên 90% nhà tuyển dụng đều dùng

Phỏng vấn xin việc thật dễ dàng nếu biết trước kỹ thuật soi ứng viên từ nhà tuyển dụng. Click xem ngay checklist để chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn!


Thu Đăng ngày 2021-11-19 27
Chia sẻ

Bài viết nằm trong series Hiểu nhà tuyển dụng – Trọn bộ cẩm nang phỏng vấn xin việc. Xem lại Phần 1 TẠI ĐÂY

Xem thêm:
1001 đồ vật phong thủy bạn nhất định phải có năm 2022Chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân: Tưởng khó mà dễ!15 bí quyết vàng giúp người trẻ thăng tiến trong công việc

phần 1, chúng ta đã biết được 3 lí do chiếm 90% nguyên nhân tại sao các buổi phỏng vấn xin việc lại thất bại và 3 bộ khung tiêu chí mà hầu hết nhà tuyển dụng đều dùng để đánh giá ứng viên. 

Phần 2 này, Beto sẽ tiếp tục bật mí cho bạn 4 kỹ thuật bí mật mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ dùng để “soi” ứng viên, cùng checklist từ A – Z các bước chuẩn bị khi tìm việc chưa ai nói với bạn và đặc biệt là bộ khảo sát mức lương mới nhất cho các ngành nghề và vị trí năm 2021 từ Adecco!

Bắt đầu thôi!

nha-tuyen-dung-se-hoi-nhung-cau-gi-trong-buoi-phong-van-xin-viec

Nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu gì trong buổi phỏng vấn xin việc?

1. “Lật tẩy” nhà tuyển dụng: Các kỹ thuật “soi” ứng viên kinh điển và cách để vượt qua

Có đến 90% nhà tuyển dụng dùng 1 hoặc cả 4 kỹ thuật dưới đây để kiểm tra xem ứng viên có đáp ứng bộ tiêu chí mà công ty đã đề ra cho vị trí tuyển dụng hay không. Biết trước các kỹ thuật này, cộng với bộ khung tiêu chí ở Phần 1 thì Beto đảm bảo bạn sẽ không ngán bất kỳ buổi phỏng vấn xin việc nào, từ dễ đến khó! 

1.1 Kỹ thuật phỏng vấn hành vi STAR

Đây là kỹ thuật phỏng vấn phổ biến nhất trong các buổi phỏng vấn xin việc, nhằm đánh giá chi tiết hành vi và những gì ứng viên đã thể hiện trong quá khứ. 

Kỹ thuật này dựa trên 1 giả định rằng năng lực trong tương lai mà ứng viên sẽ thể hiện được chứng minh qua những tình huống thực tế họ đã xử lý trong quá khứ. Nhà tuyển dụng sẽ dùng kỹ thuật STAR để mô phỏng lại cách bạn đã thực hiện công việc như thế nào. 

Tuyệt chiêu viết CV và phỏng vấn xin việc bằng Tiếng Anh
Tuyệt chiêu viết CV và phỏng vấn xin việc bằng Tiếng Anh
599,000 VND
800,000 VND

Ứng viên khi nhận được câu hỏi tình huống phải trả lời đầy đủ các yếu đố sau, theo các ký tự viết tắt của từ STAR:

  • Situation: Giới thiệu về bối cảnh của tình huống
  • Task: Những trách nhiệm và nhiệm vụ của bạn trong tình huống đó
  • Action: Bạn đã làm những gì để giải quyết vấn đề hoặc hoàn thành được mục tiêu 
  • Result: Kết quả của những hành động trên là gì
star-la-ky-thuat-phong-van-pho-bien-nhat-hien-nay-ban-nhat-dinh-phai-biet

STAR là kỹ thuật phỏng vấn phổ biến nhất hiện nay bạn nhất định phải biết

Thông qua từng phần cụ thể, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được mức độ logic trong câu trả lời và tư duy của bạn tại thời điểm diễn ra tình huống, từ đó cho điểm vào khung tiêu chí đánh giá năng lực mà Beto đã đề cập ở Phần 1. 

Đối với các bạn ứng viên, đây là một kỹ thuật vô cùng quan trọng, giúp bạn có thể đưa ra câu trả lời đầy đủ và logic nhất để nhà tuyển dụng có thể đánh giá khách quan năng lực trong các câu hỏi về tình huống. 

1.1.1 Cách nhận biết câu hỏi dùng kỹ thuật STAR:

Một số công ty sẽ thông báo kỹ thuật này trước buổi phỏng vấn xin việc để ứng viên chuẩn bị. Tuy nhiên, cũng có một số công ty lại không, trong trường hợp đó, bạn cần nắm rõ cách nhận biết khi nào nhà tuyển dụng đang dùng kỹ thuật STAR:

– Các câu hỏi tình huống có yếu tố “Mô tả”, “Kể lại”, “Cho 1 ví dụ…”. Ví dụ:

Hãy kể lại một lần bạn thực hiện tốt công việc dưới áp lực rất lớn.

Mô tả một thành tựu trong quá khứ khiến bạn tự hào nhất.

Hãy cho ví dụ về 1 điểm bạn nghĩ công ty cũ cần khắc phục để cải thiện môi trường làm việc

Khóa học: Phương pháp tư duy trong giải quyết vấn đề và ra quyết định
Khóa học: Phương pháp tư duy trong giải quyết vấn đề và ra quyết định
500,000 VND

– Các câu hỏi thì quá khứ. Ví dụ:

Đã bao giờ bạn không đạt được mục tiêu do cấp trên đề ra chưa?

Bạn đã từng cãi cấp trên bao giờ chưa?

– Các câu hỏi về hành vi “Bạn sẽ làm gì khi…”. Ví dụ: 

Bạn sẽ làm gì khi bất đồng quan điểm với cấp trên?

Lưu ý: Với dạng câu này, bạn nên đưa ra câu trả lời trực tiếp, ngắn gọn trước khi bắt đầu STAR.

nam-ro-ky-thuat-star-giup-ban-dua-ra-cau-tra-loi-logic-trong-cac-buoi-phong-van-xin-viec

Nắm rõ kỹ thuật STAR giúp bạn đưa ra câu trả lời logic trong các buổi phỏng vấn xin việc

1.1.2 Ví dụ về kỹ thuật phỏng vấn STAR

Câu hỏi ví dụ: “Mô tả một thành tựu trong quá khứ khiến bạn tự hào nhất”

Câu trả lời theo kỹ thuật STAR:

[S] Situation: 1 năm trước, khi tôi đang làm chủ nhiệm tại CLB ABC, ban điều hành tổ chức đánh giá lại tình hình hoạt động toàn CLB. Qua các số liệu cụ thể, ban điều hành và các thầy cô cố vấn nhận thấy cần có một cuộc cải cách để đưa CLB thoát khỏi tình trạng hoạt động theo lối mòn, xuống cấp. 

[T] Tasks: Tôi được giao nhiệm vụ đề ra chiến lược cải cách và thực thi với sự cố vấn của thầy cô và đo lường kết quả sau thời gian 6 tháng.

[A] Actions: Đầu tiên, tôi xem lại tất cả số liệu của CLB và kết quả khảo sát từ thành viên, sinh viên trường và tìm ra insights, nguyên nhân khiến hoạt động CLB không hiệu quả.

Sau khi tìm được 2 nguyên nhân lớn nhất là: bộ máy hoạt động cồng kềnh; hoạt động già cỗi, không hấp dẫn sinh viên, tôi lên mục tiêu để cải thiện 2 phần đó cùng chiến lược để đạt mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực dựa trên năng lực của CLB trong vòng 6 tháng rồi nhờ thầy cô cố vấn cho ý kiến.

Thầy cô góp ý và thống nhất xong, tôi họp và phân công triển khai cho toàn CLB.

[R] Results: Sau 6 tháng nỗ lực, tỉ lệ phản hồi tích cực của sinh viên khi được khảo sát quá các hoạt động tăng 70% so với trước đây, bộ máy vận hành mới của CLB cũng bắt đầu cho kết quả tích cực khi các chương trình chạy ổn định, ít vấn đề trong thời gian nhanh hơn. 

https://www.youtube.com/watch?v=R98EzUxAjF0

Trả lời đầy đủ các yếu tố là cách để ghi điểm dễ dàng trong mắt nhà tuyển dụng

1.1.3 Bí kíp “vượt ải” dễ dàng khi gặp câu hỏi dùng kỹ thuật STAR

Kinh nghiệm phỏng vấn mà bạn cần ghi nhớ để vượt qua các câu hỏi tình huống như thế này gói gọn trong 4 từ khóa thần chú: liên kết, cụ thể, kinh nghiệm.

– Liên kết và mạch lạc: Các phần S T A R cần có sự liên kết với nhau để thể hiện tính logic và mạch lạc trong câu trả lời của bạn. 

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tư duy của bạn qua yếu tố này. Ví dụ: nếu Tasks và Actions không liên quan gì nhau, hoặc 2 phần này không liên quan đến Situation thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn có tư duy logic và tư duy giải quyết vấn đề kém.

– Cụ thể và rõ ràng: Càng cụ thể từng hành động và có con số rõ ràng, bạn sẽ càng được đánh giá cao trong mắt nhà tuyển dụng. 

“Thôi miên
“Thôi miên" người đối diện - Học ngay khóa học kỹ năng thuyết trình không thể rời tai!
400,000 VND

Nếu bạn nói về kết quả khả quan, tích cực, hay cho nhà tuyển dụng biết tăng bao nhiêu %, nếu bạn nói về việc tìm ra vấn đề, hãy cho biết bao nhiêu vấn đề và cụ thể là gì.

Tránh những cụm từ chung chung như: “rất nhiều”, “rất tích cực”… vì nó không thể hiện được năng lực của bạn, khiến câu trả lời không có sức nặng và không được đánh giá cao.

– Kinh nghiệm và bài học: Sẽ càng ấn tượng hơn nếu bạn đề cập đến kinh nghiệm và một vài bài học sau tình huống đã kể, đặc biệt đối với các câu hỏi yêu cầu thuật lại 1 tình huống tiêu cực.

Bật mí một bí kíp phỏng vấn cực kỳ quan trọng để bạn vượt qua được các câu hỏi dùng kỹ thuật STAR: phải chuẩn bị trước những tình huống có thể làm nổi bật năng lực của bạn và thu thập đầy đủ số liệu, mô tả lại tình huống thật kỹ để sẵn sàng cho buổi phỏng vấn. 

khi-duoc-phong-van-bang-ky-thuat-star-ban-can-luu-y-dua-ra-cau-tra-loi-ranh-mach-dac-biet-la-khi-phong-van-online-trong-boi-canh-covid-19

Khi được phỏng vấn bằng kỹ thuật STAR, bạn cần lưu ý đưa ra câu trả lời rành mạch, đặc biệt là khi phỏng vấn online trong bối cảnh COVID-19

1.2 Kỹ thuật bóc vỏ hành

Đúng như tên gọi, khi sử dụng kỹ thuật bóc vỏ hành, nhà tuyển dụng đang bóc rất nhiều lớp vỏ và nhìn rất sâu về mặt chuyên môn của bạn để chắc rằng bạn làm được việc, chứ không chỉ là nói suông. Kỹ thuật này thường được sử dụng để đánh giá chuyên môn của ứng viên trong các buổi phỏng vấn xin việc.

Chị Phương Hoàng (Alice), chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng, hiện đang là TA Deputy Manager tại HCL Technologies chia sẻ: “Từng làm việc tại một Tập đoàn công nghệ Đa quốc gia, hàng ngày tiếp xúc với nhiều Hiring Manager từ Úc, Ấn, Sing,.. mình càng thấm thía kỹ thuật bóc vỏ hành này. Họ thường áp dụng để đánh giá sâu phần chuyên môn của ứng viên.

Bởi nếu chỉ phỏng vấn xin việc cảm tính, các câu hỏi đặt ra không bám vào mục đích gì, chỉ nảy ra trong đầu tùy bối cảnh thì rất dễ rơi vào tình trạng sau cả tiếng vẫn bối rối không biết ứng viên có tốt không, có nói thật không, có làm được không.”

ky-thuat-boc-vo-hanh-thuong-duoc-nha-tuyen-dung-su-dung-de-kiem-tra-nang-luc-chuyen-mon

Kỹ thuật bóc vỏ hành thường được nhà tuyển dụng sử dụng để kiểm tra năng lực chuyên môn

Các lớp vỏ hành theo thứ tự từ ngoài vào trong sẽ bao gồm:

  • Kiến thức – WHAT: Bạn làm những gì?
  • Kỹ năng – HOW: Bạn làm như thế nào?
  • Tư duy – WHY: Tại sao bạn quyết định làm?
  • Phẩm chất – WHAT ELSE: Làm như vậy để làm gì?

1.2.1 Ví dụ về kỹ thuật phỏng vấn bóc vỏ hành

Chị Alice đã đưa ra một ví dụ áp dụng kỹ thuật bóc vỏ hành trong phỏng vấn xin việc để đánh giá kỹ năng sử dụng LinkedIn của 1 ứng viên  cho vị trí Tuyển dụng như sau:

Bóc lớp vỏ khô: Hỏi đơn giản để xem ứng viên có biết tới, có làm skill đó chưa

– Em đã sử dụng Linkedin để tuyển dụng chưa? Có sử dụng boolean search không?

– Em đã tuyển được ai thành công qua Linkedin chưa?

Bóc lớp vỏ tiếp theo: What – Kiến thức (Bạn làm những gì?)

– Các tính năng của Linkedin? Các giới hạn của LinkedIn với người dùng?

– LinkedIn vận hành như thế nào? Giống/ khác gì với Facebook?

Bóc lớp vỏ quan trọng: How – Kỹ năng (Bạn làm như thế nào?)

– Cách tạo boolean search? Lấy ví dụ trên job đã làm hoặc người phỏng vấn đưa ra.

– Nếu ứng viên chưa chấp nhận kết nối/inmail của mình thì em làm như thế nào?

– LinkedIn hạn chế xem cv thì phải làm sao?

Bóc lớp vỏ gần lõi: Why – Tư duy (Tại sao em làm như vậy?)

– Mục đích kết nối trên Linkedin để làm gì trong khi dùng các tool khác cũng lấy được contact ứng viên?

– Như thế nào là ít và nhiều connection? Theo em nhiều connection có quan trọng không?

– Làm thế nào để tăng tỉ lệ chấp nhận inmail/ connections trên Linkedin?

Ở lớp vỏ này, ứng viên cần biết được vì sao mình lại làm như vậy, có khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề.

Bóc lớp vỏ lõi: What else – Phẩm chất (Làm như vậy để làm gì?)

– Em học được những kỹ năng này từ đâu? Lâu chưa?

– Em hãy so sánh kỹ năng của em từ thời điểm đầu khi mới học được so với bây giờ?

– Em thấy kỹ năng của mình đã hoàn thiện chưa và còn cần cải thiện, học hỏi phần nào nữa không? Vì sao?

– Em định làm thế nào để học thêm những điều đó?

Ở lớp vỏ này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khả năng tự học, tốc độ học hỏi, mong muốn cải thiện và tiềm năng phát triển của ứng viên.

ung-vien-se-phai-tra-loi-nhieu-cau-hoi-lien-quan-den-1-ky-nang-chuyen-mon-nhat-dinh

Ứng viên sẽ phải trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến 1 kỹ năng chuyên môn nhất định

1.2.2 Bí kíp “vượt ải” dễ dàng khi gặp câu hỏi dùng kỹ thuật bóc vỏ hành

Bạn cần chuẩn bị gì khi phỏng vấn xin việc cho các vị trí đòi hỏi chuyên môn đặc thù? Bật mí 2 bí kíp cực xịn và đơn giản mà bạn phải ghi nhớ để vượt qua các câu hỏi dùng kỹ thuật bóc vỏ hành này: 

– Nắm vững chuyên môn:

Vì đây là những câu hỏi để kiểm tra khả năng được việc của bạn, nên sẽ không có bí kíp nào có thể giúp bạn ngoài việc phải ôn lại và nắm thật vững chuyên môn của vị trí mình sắp nộp đơn.

– Rèn luyện tư duy:

Như bạn có thể thấy, kỹ thuật bóc vỏ hành không chỉ dừng lại ở việc bạn làm như thế nào mà còn đào sâu về tư duy của bạn. Khi dùng kỹ thuật này, nhà tuyển dụng sẽ không tuyển ứng viên chỉ biết thực hiện nhiệm vụ một cách máy móc mà không có tư duy cốt lõi.

Vì thế, bạn cần rèn luyện tư duy phản biện và tư duy gốc rễ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về phương pháp đặt 5 lần câu hỏi Tại sao nếu muốn cải thiện kỹ năng mềm này.

nam-vung-chuyen-mon-va-ren-luyen-tu-duy-de-de-dang-vuot-qua-cac-cau-hoi-phong-van-boc-vo-hanh

Ngoài nắm vững chuyên môn, bạn cần rèn luyện tư duy và kỹ năng mềm để dễ dàng vượt qua các câu hỏi phỏng vấn bóc vỏ hành

1.3 Một số kỹ thuật khác nhà tuyển dụng hay trong phỏng vấn xin việc

1.3.1 Kỹ thuật mô phỏng thực tế

Thay vì hỏi về cách bạn xử lý những tình huống đã diễn ra, nhà tuyển dụng có thể sẽ đưa ra một tình huống mô phỏng thực tế những gì công ty đang trải qua để có thể đánh giá độ phù hợp chính xác nhất.

Khác với việc mô tả lại 1 tình huống trong quá khứ, ở các câu hỏi này, bạn cần tốc độ xử lý nhanh và khả năng giải quyết vấn đề tốt.

Bạn có thể áp dụng kỹ thuật trả lời STAR như một khung hướng dẫn trả lời phỏng vấn cho những câu hỏi mô phỏng thực tế để có gợi ý bám vào và giúp bạn xâu chuỗi câu trả lời một cách logic, mạch lạc.

Khóa học: Kỹ năng Giải quyết vấn đề
Khóa học: Kỹ năng Giải quyết vấn đề
400,000 VND

1.3.2 Kỹ thuật phỏng vấn căng thẳng

Đây là kỹ thuật phỏng vấn thường gây tranh cãi trong giới tuyển dụng, vì kỹ thuật này thường dồn ứng viên vào trạng thái áp lực để kiểm tra tư duy, khả năng đương đầu với căng thẳng và ứng phó với những tình huống không mong đợi của ứng viên.

Kỹ thuật phỏng vấn này sẽ phù hợp cho các vị trí cần xử lý tình huống giao tiếp, ví dụ như sales, chăm sóc khách hàng.

Một số câu hỏi ví dụ của kỹ thuật này có thể kể đến:

  • Kinh nghiệm của bạn chưa có nhiều, tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?
  • Bạn có nghĩ rằng xu hướng quá cầu toàn của mình có thể gây ảnh hưởng tới tiến độ công việc?
nha-tuyen-dung-se-dat-ung-vien-vao-nhung-tinh-huong-cang-thang-de-kiem-tra-kha-nang-xu-ly

Nhà tuyển dụng sẽ đặt ứng viên vào những tình huống căng thẳng để kiểm tra khả năng xử lý

1.3.3. Kỹ thuật phỏng vấn so sánh

Đây là kỹ thuật dùng trong phỏng vấn xin việc nhóm. Các ứng viên sẽ được phỏng vấn cùng một khung giờ và lần lượt trả lời các câu hỏi thay vì phỏng vấn 1-1. Kỹ thuật này để kiểm tra mức độ chịu đựng áp lực của ứng viên, sử dụng công cụ tâm lý peer pressure (áp lực đồng trang lứa) và để tìm ra ứng viên nổi bật nhất. 

Biết trước mọi thông tin hấp dẫn nhất từ Beto
Theo dõi Beto và nhận tin tức về hơn 1000 khoá học dành riêng cho hành trình đi tìm thành công của bạn!
Chỉ 100 người đăng ký đầu tiên được nhận quà. Chúc mừng bạn đã nằm trong top. Quà sẽ chuyển đến inbox ngày Beto ra mắt.

2. Chuẩn bị gì khi tìm việc? Những điều chưa ai nói với bạn

2.1 Trước khi tìm việc

Như đã phân tích ở Phần 1, một trong những lí do chiếm phần lớn nguyên nhân khiến các buổi phỏng vấn xin việc thất bại là do ứng viên chưa đáp ứng được năng lực mà nhà tuyển dụng cần. 

Để vượt qua được các buổi phỏng vấn thì vững chuyên môn thôi là chưa đủ, bạn cần:

  • Quan sát và cập nhật bảng tiêu chí cho vị trí mình sẽ ứng tuyển thường xuyên
  • Nâng cao các kỹ năng mềm: kỹ năng trình bày, kỹ năng giải quyết vấn đề… 
  • Rèn luyện thái độ và tư duy
25 chiêu thức phát triển kỹ năng giao tiếp chinh phục bất kỳ ai
25 chiêu thức phát triển kỹ năng giao tiếp chinh phục bất kỳ ai
499,000 VND
800,000 VND

Nâng cao năng lực là một quá trình dài, không thể cải thiện trong 1 2 ngày trước khi quyết định tìm việc. Vì thế, hãy học và nâng cao kiến thức, kỹ năng ngay bây giờ để dễ dàng bắt lấy cơ hội!

trao-doi-kien-thuc-ky-nang-tu-duy-va-thai-do-thuong-xuyen-neu-khong-muon-bi-bo-lai-phia-sau

Trao dồi kiến thức, kỹ năng, tư duy và thái độ thường xuyên nếu không muốn bị bỏ lại phía sau

2.2 Trước buổi phỏng vấn

Bạn cần chuẩn bị thật tốt cho màn thể hiện của mình trong buổi phỏng vấn xin việc bằng cách: 

2.2.1 Tìm hiểu kỹ về công ty và ghi chú lại các điểm ấn tượng

Sau khi tìm hiểu và ghi chú, bạn hãy liệt kê ra những giá trị bản thân đang theo đuổi, những năng lực bạn đang có… tương đồng và phù hợp với văn hóa, sứ mệnh, tầm nhìn của công ty.

Hãy cố gắng lồng ghép những điều này trong suốt buổi phỏng vấn xin việc.

Bằng cách này, bạn sẽ dễ dàng chứng minh được mình chính là “mảnh ghép” mà công ty tìm kiếm. Nên nhớ, ứng viên được tuyển không phải là người giỏi nhất mà là người phù hợp nhất.

hieu-ve-ban-than-cung-la-mot-trong-nhung-ky-nang-quan-trong-giup-ban-tim-duoc-cong-viec-phu-hop-mo-uoc

Hiểu về bản thân cũng là một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn tìm được công việc phù hợp mơ ước

2.2.2 “Stalk” người sẽ phỏng vấn mình

Hãy vận dụng kỹ năng “thám tử mạng” của mình để tìm hiểu mọi thứ có thể về người sẽ phỏng vấn bạn: hiểu về background của họ qua LinkedIn, xem các video chia sẻ của họ trên Youtube… Bước tìm hiểu này sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần và cảm nhận được cách giao tiếp phù hợp với họ.

2.2.3 Chuẩn bị trước cho các câu hỏi, tình huống khó

Để thể hiện thật tốt trước những câu hỏi tình huống trong quá trình làm việc trước đây, bạn bắt buộc phải ghi chú lại, đặc biệt là những chi tiết liên quan đến số liệu. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị sẵn những case study về những thành quả mà bạn đạt được để có thể sử dụng lúc cần. 

Đừng để bản thân phải tiếc nuối sau buổi phỏng vấn xin việc chỉ vì chủ quan, không làm những việc bạn có thể làm.

chuan-bi-can-than-cac-tinh-huong-trong-qua-khu-giup-ban-chung-minh-nang-luc-truoc-buoi-phong-van-xin-viec

Chuẩn bị cẩn thận các tình huống trong quá khứ giúp bạn chứng minh năng lực trước buổi phỏng vấn xin việc 

3. Beto tặng bạn: Khảo sát mức lương mới nhất năm 2021 từ Adecco! 

Trước khi ứng tuyển, bạn cần tìm hiểu về mức lương trung bình cho vị trí mình nộp đơn để có những thương thảo cần thiết với nhà tuyển dụng. Beto tặng bạn bộ khảo sát mức lương mới nhất năm 2021 từ Adecco bên dưới, tham khảo ngay!

nhan-ngay-khao-sat-luong-moi-nhat-2021-de-chuan-bi-cho-buoi-phong-van-xin-viec

Nhận ngay khảo sát lương mới nhất 2021 để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin việc!

Download TẠI ĐÂY

Phỏng vấn xin việc sẽ không quá khó khăn nếu bạn đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng để tìm hiểu thật kỹ họ đang tìm kiếm điều gì. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn bớt lo lắng trước những buổi phỏng vấn. Hãy đón chờ loạt bài viết bổ ích tiếp theo từ Beto nhé!

Bài viết nằm trong series Hiểu nhà tuyển dụng – Trọn bộ cẩm nang phỏng vấn xin việc. Xem lại Phần 1 TẠI ĐÂY

Nguồn:

  1. SSKPI
  2. Adecco
  3. The Recruiter
Xem thêm:
Tất tần tật về kinh nghiệm xây nhà theo phong thuỷKiến thức từ A – Z chuẩn bị cho đám cưới bạn trẻ cần biếtTop 20 món quà 8/3 siêu ý nghĩa đốn tim mọi bạn gái

Kênh chia sẻ kiến thức, kỹ năng và khoá học hữu ích cho con đường thành công của bạn.

Khoá học dành cho bạn

Giảm giá hot nhất

Bài viết liên quan

Xu hướng trong 24 giờ qua

1001 đồ vật phong thủy bạn nhất định phải có năm 2022

Việc dùng các đồ vật phong thủy để làm quà tặng, mừng tân gia rất phổ biến. Xem ngay bài viết này để chọn đồ vật phù hợp giúp mang lại tài lộc cho gia chủ.

Minh Tâm 2022-02-23

Chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân: Tưởng khó mà dễ!

Chọn nghề nghiệp phù hợp sẽ là một trong những bước đệm rất quan trọng để tạo sự thành công trong công việc và cả cuộc sống của chính mình.

Minh Tâm 2022-02-23

15 bí quyết vàng giúp người trẻ thăng tiến trong công việc

Làm thế nào để thăng tiến trong công việc nhanh chóng? Cùng Beto tìm hiểu 15 bí quyết thăng tiến trong công việc qua bài viết dưới đây!

Nhi Nguyễn 2022-02-22

Tất tần tật về kinh nghiệm xây nhà theo phong thuỷ

“An cư lạc nghiệp” luôn là mục tiêu của nhiều người. Cùng Beto khám phá những kinh nghiệm xây nhà theo phong thuỷ trong bài viết sau!

Nhi Nguyễn 2022-02-22

Đừng bỏ lỡ cơ hội tiếp cận kiến thức mới nhất

Chỉ 100 người đăng ký đầu tiên được nhận quà. Chúc mừng bạn đã nằm trong top. Quà sẽ chuyển đến inbox ngày Beto ra mắt.
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận thông tin từ Beto!

5 giây nhập mail - Suốt đời thông thái. Beto sẽ cập nhật tài liệu và tin tức hot nhất hàng tháng, hứa đều đặn đúng hạn.

Thông tin của bạn chỉ được lưu tại Beto, không sử dụng với mục đích thương mại. Bạn có thể bỏ nhận tin bất kì lúc nào, không có tin spam vì team cũng bận lắm.