TOEIC được xem là một trong những lựa chọn các bạn quyết định đi theo để khẳng định khả năng của bản thân và nâng tầm trình độ tiếng Anh cũng như nâng cấp giá trị bản thân. Tuy nhiên, chặng đường tự học TOEIC dường như không hề dễ dàng bởi lẽ nhiều bạn vẫn mắc những sai lầm không đáng có trong quá trình ôn luyện. Vậy những sai lầm đó là gì và bạn có đang mắc phải nó hay không?
Những sai lầm thường mắc khi luyện thi TOEIC
Trong bài viết này
1. Lợi ích của chứng chỉ TOEIC hiện nay
1.1. Có chứng chỉ quốc tế có giá trị trong và ngoài nước
Chứng chỉ TOEIC được các tổ chức giáo dục và công ty trên thế giới công nhận. Vì vậy, khi bạn có chứng chỉ TOEIC là bạn đã có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, điều này có thể đánh giá được trình độ tiếng Anh của bạn dựa trên cấp bậc và thang điểm quốc tế đặt ra tiêu chuẩn.
1.2. Có đủ điều kiện để tốt nghiệp đúng hạn
Hiện nay, hầu hết các trường Đại học / Cao đẳng tại Việt Nam đều yêu cầu đầu ra là chứng chỉ TOEIC, với mức điểm khoảng 450-750 trở lên, như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Thương mại Hà Nội … Do đó, nếu bạn muốn tốt nghiệp từ đại học, bạn phải có đủ chứng chỉ tiếng Anh, cụ thể là TOEIC để ra trường đúng hạn.
1.3. Giao tiếp một cách tự tin và trôi chảy bằng tiếng Anh
Việc nắm vững cách sử dụng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp sẽ giúp quá trình giao tiếp của bạn trở nên trôi chảy, đặc biệt là trong khoản hành văn, văn phong của bạn nghe tự nhiên và được xử lý tinh tế phù hợp với ngữ cảnh. Biết cách sử dụng từ vựng một cách linh hoạt sẽ giúp khả năng dùng từ khi nói chuẩn xác và tránh tình trạng lặp từ khi nói, đây chính là điều gây ấn tượng mạnh mẽ với người nghe.
Giao tiếp tự tin bằng vốn tiếng Anh tốt
1.4. Mở rộng tầm mắt và tiến gần đến ước mơ du học tại các trường nổi tiếng thế giới.
Ở nhiều trường đại học trên thế giới, chứng chỉ TOEIC là bắt buộc. Nếu bạn có dự định đi du học thì việc có chứng chỉ TOEIC là điều kiện đầu vào đối với sinh viên quốc tế. Hầu hết yêu cầu điểm TOEIC để đi du học và mục tiêu là 750 trở lên. Vì thế, nếu bạn đang có ý định đi du học thì bạn nên cần trang bị ngay cho bản thân lộ trình tự học TOEIC ngay bây giờ để có thể tiến xa hơn trong tương lai.
1.5. Mở rộng và nâng cao cơ hội nghề nghiệp
Chúng ta đi học hay đi làm, mục đích cũng là để tạo cho mình một cơ hội việc làm tốt, nhưng bạn không biết rằng tấm bằng TOEIC đã mở ra cánh cửa cho bạn vào các công ty lớn của Việt Nam và các công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam.
Do các nhà tuyển dụng sẽ khắt khe hơn nên TOEIC giờ đây đã trở thành một trong những tiêu chí đánh giá kinh nghiệm của bạn. Để có được một công việc tốt, bạn cần phải nổi bật hơn mặt bằng chung trong ngành. TOEIC không đảm bảo rằng bạn sẽ tìm được việc làm, nhưng với chứng chỉ này, bạn sẽ có cơ hội tìm được việc làm với ưu đãi hấp dẫn hơn so với những người khác.
Thăng tiến trong sự nghiệp
2. Những sai lầm khi tự luyện thi TOEIC mà người học thường mắc phải
2.1 Không nắm được trình độ của bản thân
Khi được hỏi “Bạn có thể tự nhận xét khả năng tiếng Anh đang ở mức độ nào hay không?”. Nhiều người chỉ ậm ừ, ừ thì trả lời nhát gừng, chẳng hạn như “Hồi cấp 3, tôi học ở trường, những từ vựng và ngữ pháp của tôi thì không được chắc lắm. Hoặc tôi có học ở trường học đại học nhưng mãi vẫn chưa lấy được bằng ra, không biết mình đang ở trình độ nào nữa.”
Nếu bạn không biết chính xác cấp độ của mình, đó không phải là lỗi của bạn. Tuy nhiên, là một người tự học TOEIC thì điều này cực kỳ quan trọng. Bạn cần hiểu rõ trình độ hiện tại của mình để lên kế hoạch học tập hợp lý và lựa chọn tài liệu ôn tập phù hợp để đạt được điểm số mục tiêu.
2.2 Mục tiêu và hành động không đi đôi với nhau
Có lần mình nghe một bạn hỏi câu này với ý định tăng band điểm TOEIC trong thời thời gian ngắn nhất: “Tháng trước mình thi TOEIC mà chỉ được 500 điểm. Mọi người có thể cho mình biết phương pháp học 3 tuần nhanh nhất để đạt 800 điểm không”
Không ai phản đối những ý tưởng lớn và những mục tiêu đầy thách thức, nhưng điều này hơi quá hoang tưởng. Có lẽ người bạn này đã không phân biệt sự khác biệt giữa ước mơ và mục tiêu cá nhân của chính mình. Ước mơ là điều bạn mong chờ và hình thành ý tưởng trong đầu nhưng nếu đã xác định rõ ràng muốn biến ước mơ thành mục tiêu thì mục tiêu ấy phải đi kèm với kế hoạch hành động rõ ràng.
Học mà không đi đôi với hành như con dao hai lưỡi giết chết khả năng chính bạn
Để cải thiện đáng kể điểm số trong kỳ thi, người học phải nhận thức rõ trình độ của chính mình và xem xét mục tiêu của bản thân có khả thi hay không. Nếu khả năng bản thân có thể đáp ứng đúng với nhu cầu đặt ra thì nên lên ngay kế hoạch tự học TOEIC rõ ràng và chi tiết. Để hiệu quả hơn, bạn nên tham khảo và ôn luyện bằng việc thực hành với dạng bài thi TOEIC để nắm rõ cấu trúc và cách làm hiệu quả.
2.3. Giải đề nhưng không hệ thống lại kiến thức
Khi được hỏi “Bí quyết tự học TOEIC của bạn là gì?” Thì 9/10 bạn trả lời rằng các bạn tải bộ đề trên mạng về và làm cho đến khi thành thạo. Chiến lược này chỉ hiệu quả nếu bạn đã có trình độ tiếng Anh tổng quát tốt, giải quyết vấn đề để làm quen với các dạng bài toán, quản lý thời gian, v.v.
Đối với những người mới học tiếng Anh hoặc chẳng biết TOEIC là gì thì giải pháp này giống như việc lấy đá chọi trứng và hoàn toàn rất khó có xác suất thành công cao. Lời khuyên dành cho bạn là nếu bạn là người mới học TOEIC thì đây không phải là cách tự học TOEIC chân ái dành cho bạn.
Việc không hệ thống lại kiến thức học và xem xét kỹ lỗi sai là một trong top 3 nguyên nhân khiến điểm TOEIC của bạn vẫn mãi dậm chân tại chỗ
Cách hiệu quả nhất là bạn phải hiểu mình cần phát triển những kỹ năng nào trong các bài thi TOEIC và ôn luyện cách sử dụng chúng những kỹ năng này khi đi thi. Sau mỗi bài thi, các điểm ngữ pháp, từ vựng và các câu hỏi thường gặp cần được hệ thống hóa một lần nữa để bạn nắm vững kiến thức và ghi nhớ lâu hơn.
2.4. Luyện thi TOEIC một cách đối phó và bỏ cuộc sớm
Đây là kết quả đắng chát khi bạn không có nền tảng về tinh thần và cách học đúng đắn. Kinh nghiệm tự học TOEIC xương máu với các bạn ôn thi hoặc bất cứ kỳ thi nào là hãy đặt ra hướng đi rõ ràng và học thật tâm thay vì là đối phó. Một người bạn luyện thi TOEIC đã từng chia sẻ rằng vì cô ấy không có thời gian, nên chỉ chọn cách đối phó qua loa cho đống bài tập cho xong chuyện mà chẳng thực tâm vào bài thi.
Tuần đầu trôi qua suôn sẻ nhưng càng về sau thì việc học qua loa của bạn khiến bạn hỏng dần kiến thức và khiến tâm lý trở nên hoang mang và nặng nề. Kết quả là không đủ điểm ra khỏi trường và lần thứ hai cũng vậy. Nhưng rồi kết quả vẫn chẳng thay đổi gì mà bạn đó còn mang nặng tâm lý ghét tiếng Anh và sợ kỳ thi TOEIC.
Để thành công trong kỳ thi TOEIC, bạn cần thay đổi suy nghĩ và coi kỳ thi TOEIC là bước đệm để phát triển khả năng tiếng Anh trong tương lai, đồng thời là chìa khóa để mở ra cơ hội trong tương lai. Nếu bạn nghĩ như vậy, bạn mới có thể gắn bó với nó cho đến cùng.
Dễ dàng từ bỏ và không vạch ra định hướng học TOEIC rõ ràng từ đầu
2.5. Không canh giờ làm đề
TOEIC là một bài thi rất dài, với khối lượng lên đến 200 câu hỏi, thời gian đã được tính toán kỹ lưỡng, không có thời gian kiểm tra sẽ mang lại cho bạn rất nhiều áp lực. Bài thi này yêu cầu bạn cần phải có khả năng tập trung và quản lý thời gian tố để đối phó với nó một cách dễ dàng. Chứ không phải tâm lý kiểu vừa làm đề vừa ăn và vừa lướt Facebook của rất nhiều bạn trẻ hiện nay.
Để đạt kết quả tốt trong bài thi TOEIC, bạn phải tuân thủ thời gian làm bài giống như bài thi thật và nghiêm khắc với bản thân rằng bạn bắt buộc phải tuân theo nó. Dần dần điều này sẽ trở thành thói quen và khiến bạn có tâm lý vững vàng trước mọi kỳ thi TOEIC sắp tới.
Muốn có được trái ngọt thì phải đánh đổi nước mắt và mồ hôi vì thế đừng ngại khó khăn và sự va chạm trong quá trình ôn luyện. Phải nghiêm khắc với bản thân và làm đúng mục tiêu đề ra để có được kết quả mỹ mãn như mong đợi.
2.6. Không theo dõi tiến trình học
Có rất nhiều bạn đã làm việc rất chăm chỉ để giải gần hết 3 cuốn sách trong bộ ECO LC & RC nhưng mức điểm hầu như không được cải thiện nhiều. Tại sao nó như thế và cách giải quyết vấn đề này như thế nào? Sau đây là vài mẹo và các bước tự học TOEIC hiệu quả mà bạn có thể tham khảo thử:
- Bước 1: Ghi điểm và tìm lỗi
- Bước 2: Phân tích lỗi và bổ sung kiến thức cho các phần này
- Bước 3: Ghi nhớ từ vựng mới và xem lại các cấu trúc không quen thuộc
- Bước 4: Học từ vựng và ôn lại sau một khoảng thời gian nhất định
Theo dõi tiến trình học mỗi ngày để nâng tầm khả năng bản thân
Sau khi nhận định đúng đắn những sai lầm bạn thường gặp trong lúc tự học TOEIC thì mong rằng những lỗi ấy sẽ được bạn khắc phục kịp thời và đưa ra giải pháp đúng đắn để con đường thi cử TOEIC của bạn trở nên “thuận buồm xuôi gió” hơn nhé!
Nguồn tham khảo:
- nghetienganhpro.com
- Tienganhmoingay.com