Theo nhiều chuyên gia phân tích về nhu cầu nhân lực, ngành kỹ thuật nói chung và ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông nói riêng được xếp hạng là một trong những ngành nghề được đánh giá rất cao về nhu cầu nguồn nhân lực trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Vì sao nó lại phổ biến và thu hút đến như vậy? Hãy cùng tìm hiểu về những điều bạn chưa biết về nó qua bài viết dưới đây nhé!
Ngành điện tử viễn thông là một trong những ngành nghề có nhu cầu nhân lực rất lớn.
Trong bài viết này
1. Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông là gì?
Điện tử viễn thông là ngành nghề thu hút rất nhiều bạn học sinh, sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường bởi nó là một nghề mang lại nhiều triển vọng và cơ hội cao cho người học. Vậy điện tử viễn thông là ngành gì?
Viễn thông (Telecommunications) được xem là việc dẫn truyền thông tin giao tiếp qua một khoảng cách địa lý đáng kể. Điện tử viễn thông là ngành nghề sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo ra các thiết bị giúp việc truy xuất thông tin bất kỳ một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Nói cách khác, đây là ngành nghề có thể ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ hiện đại để tạo ra các thiết bị truyền thông điện tử như Tivi, điện thoại, máy vi tính,…nhằm xây dựng hệ thống thông tin liên lạc phổ biến toàn cầu và giúp cho việc trao đổi thông tin giữa người và máy móc trở nên thân thiện hơn.
Điện tử viễn thông có thể ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ hiện đại để tạo ra các thiết bị truyền thông điện tử như Tivi, điện thoại, máy vi tính,…
Hiện nay, ngành nghề này được phủ khắp các quốc gia, được phân chia thành nhiều lĩnh vực phong phú như nghiên cứu, sáng tạo, âm thanh hình ảnh, mạng viễn thông, điện tử,…Tất cả những lĩnh vực này đều nằm trong phạm vi của điện tử viễn thông, vì vậy không thể phủ định sức mạnh cũng như tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống.
2. Những tố chất cần có để học ngành Điện tử viễn thông
Ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông là một ngành học không dễ và đòi hỏi ở người học rất nhiều tố chất cũng như khả năng. Để biết được mình có thực sự phù hợp với nó hay không, hãy cùng Beto tìm hiểu những tố chất cần có của một người học ngành nghề này dưới đây nhé!
2.1. Năng động và thông minh
Ngành nghề này được xem là ngành đòi hỏi rất nhiều yếu tố và thông minh, năng động là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với một kỹ sư điện tử. Bạn phải có một tư duy logic, điều này sẽ cho phép bạn nắm bắt và xử lý thông tin một cách rõ ràng, từ đó dễ dàng quản lý cũng như vận hành các hệ thống kỹ thuật phức tạp.
Ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông là một ngành học không dễ và đòi hỏi ở người học rất nhiều tố chất cũng như khả năng.
2.2. Giỏi ngoại ngữ là rất cần thiết
Công nghệ ngày càng thay đổi và phát triển không ngừng, những kiến thức hôm nay bạn có được có thể sẽ trở nên lỗi thời vào ngày mai. Vì vậy, người học điện tử viễn thông phải luôn trau dồi cho bản thân nhiều kiến thức, ngày càng nâng cao trình độ để không bị thụt lùi so với đường đua của thế giới.
Có thể nói, ngoại ngữ tốt là một yếu tố cần để cho cho một người kỹ sư điện tử có thể hiểu được những thông tin, tín hiệu hoặc cảnh báo vì chúng thường được viết bằng tiếng anh. Vì vậy, bạn cần phải bổ sung và nâng cao trình độ tiếng anh chuyên ngành thật tốt thì mới có thể theo đuổi ngành nghề này.
2.3. Có lòng kiên trì, nhẫn nại
Đối với ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông nói riêng và các ngành trong giáo dục nói chung thì đều rất cần đức tính kiên trì, nhẫn nại là một trong những tố chất không thể thiếu đối với mỗi bạn sinh viên.
Vì sao ngành nghề này lại đòi hỏi tính kiên trì cao? Đó là do trong quá trình làm việc và thực hành, bạn sẽ phải tiếp xúc với máy móc, điều này đòi hỏi chúng ta phải miệt mài sáng tạo, tìm ra những giải pháp tối ưu nhất trong quá trình làm việc. Nếu không có sự kiên trì và tìm tòi trong công việc, những yếu tố khác sẽ tác động vào và làm ảnh hưởng cả hệ thống điện tử và bạn sẽ khó có thể giải quyết những hậu quả xảy ra.
Vì sao ngành nghề này lại đòi hỏi tính kiên trì cao?
2.4. Khả năng làm việc nhóm tốt
Ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông được xem là ngành học và làm việc theo một hệ thống dây chuyền rất hiện đại nhưng cũng không kém phần phức tạp, mỗi cá nhân sẽ đóng một vai trò và công việc ở từng công đoạn khác nhau. Vì vậy, việc có khả năng làm việc nhóm tốt sẽ rất hữu ích cho người học bởi nó sẽ giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao.
2.5. Giao tiếp tốt
Có thể nói, giao tiếp là một kỹ năng đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong quá trình làm ở bất cứ vị trí công việc nào. Với những người học chuyên ngành điện tử viễn thông thì kỹ năng này luôn được sử dụng đến để giúp cho việc trao đổi công việc giữa các thành viên và đối tác trở nên thuận lợi hơn.
Giao tiếp là một kỹ năng đặc biệt quan trọng khi làm việc ở bất cứ vị trí nào.
2.6. Có đam mê
Đây được xem là ngành nghề rất rộng và phức tạp, tỉ lệ cạnh tranh cũng cực kỳ cao vì thế đã có rất nhiều ứng viên hoặc nhân viên đã làm trong nghề phải bỏ cuộc vì không đáp ứng tốt được các yêu cầu công việc đưa ra. Chính vì thế, điều thiết yếu cần có là bạn phải có đam mê và lòng yêu thích đối với lĩnh vực điện tử và viễn thông thì mới có thể theo học và phát triển được nữa.
Có thể nói, đam mê là tố chất quan trọng nhất đối với tất cả các ngành nghề khác nhau chứ không chỉ riêng ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông vì chỉ khi có đam mê, bạn mới có thể không ngại khó khăn mà hoàn thành tốt nhất mọi công việc. Đam mê sẽ chính là bước đệm dẫn dắt bạn đi tới thành công trong tương lai.
Đam mê là yếu tố quan trọng nhất khi theo học ngành nghề này.
3. Cơ hội nghề nghiệp của ngành Điện tử viễn thông
Nhiều năm nay, tỉ lệ ứng tuyển các vị trí ở ngành nghề này vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Không những vậy, người theo học và phát triển ở ngành nghề này có được rất nhiều cơ hội tốt cùng với mức thu nhập khá cao. Dưới đây sẽ là những công việc được xem là có mức thu nhập tốt và nhu cầu tuyển dụng cao cho những bạn còn đang thắc mắc học điện tử viễn thông ra làm gì nhé:
- Chuyên viên tư vấn, vận hành và thiết kế, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn và thiết kế mạng viễn thông, công ty chuyên sản xuất các thiết bị điện tử và viễn thông, công ty sản xuất vi mạch,…
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, bảo trì và vận hành tại các công ty điện tử, viễn thông.
- Đảm nhận vai trò giám đốc kỹ thuật tại các công ty doanh nghiệp lớn nhỏ, ứng tuyển vào các vị trí trưởng bộ phận kỹ thuật trong các công ty chuyên về lĩnh vực điện tử, truyền thông,…
Ngoài ra, còn rất nhiều vị trí hấp dẫn khác mà bạn có thể lựa chọn và ứng tuyển ngay sau khi theo học ngành nghề này. Bạn cũng có thể ứng tuyển vào các vị trí như nhân viên, chuyên viên thiết kế, tối ưu và quy hoạch hệ thống mạng cho các công ty phần mềm như Thế giới di động, Fpt với mức lương hấp dẫn không kém.
Người theo đuổi ngành nghề Kỹ thuật điện tử viễn thông có mức lương dao động trong mức từ 7 triệu đồng đối với sinh viên mới ra trường chưa có cho mình nhiều kinh nghiệm. Với những nhân viên đã có kinh nghiệm trên 1 năm trở lên thì sẽ dao động trong khoảng từ 10 – 30 triệu đồng/ tháng. Những người có kinh nghiệm lâu năm và năng lực cao sẽ có mức lương tùy theo thỏa thuận.
Người theo học và phát triển ở ngành nghề này có được rất nhiều cơ hội tốt cùng với mức thu nhập khá cao.
Vừa rồi là những điều cần biết về ngành học vô cùng hấp dẫn và có nhiều cơ hội cực kỳ tốt trong tương lai. Nếu bạn là những người trẻ có đam mê và lòng yêu thích đối với điện tử viễn thông thì đừng ngần ngại thử sức mình nhé. Hy vọng với những chia sẻ bổ ích ở trên, bạn sẽ có kiến thức cũng như có lựa chọn tốt nhất cho ngành nghề mình.
Nguồn tham khảo:
- Timviec365.vn
- Huongnghiepviet.com