Ngày nay, xu hướng Tết tối giản được nhiều gia đình chọn lựa khi thay thế các lễ nghi rườm rà, lãng phí thời gian và tiền bạc chuẩn bị. Họ chọn mua sắm đồ trang trí đơn giản nhằm cân đối “ngân sách” hợp lý. Vậy làm sao để mua sắm Tết tiết kiệm? Xem ngay bài viết dưới đây để biết cách nhé!
Những ngày cuối năm là dịp để mọi người sắm sửa, chuẩn bị đồ dùng trang trí nhà cửa
Trong bài viết này
1. Tết 2022 vào ngày nào? Được nghỉ bao nhiêu ngày?
Theo lịch vạn niên, mùng 1 của Tết Nguyên Đán 2022 trùng vào thứ Ba, ngày 01/02/2022. Như vậy, tết 2022 diễn ra sớm hơn so với năm 2021. Tháng 10/2021 vừa qua, Bộ Lao Động – Thương Binh & Xã Hội (Bộ LĐ – TB&XH) đã đưa ra dự thảo đề xuất nghỉ Tết Dương lịch vào 9 ngày liên tục từ thứ Bảy (29.1.2022) đến hết Chủ nhật. (06.02.2022), tức nhầm ngày 27 tháng Chạp năm Tân Sửu đến hết ngày mùng 6 tháng Giêng năm Nhâm Dần.
Cụ thể, chuỗi ngày nghỉ bao gồm 5 ngày nghỉ Tết theo Bộ luật Lao động 2019 và 4 ngày nghỉ hàng tuần đối với các bộ, ngành. Có thể thấy, đề xuất ngày nghỉ trong dịp Tết Nhâm Dần (2022) sẽ dài hơn 2 ngày so với số ngày nghỉ Tết Kỷ Sửu (2021). Tuy nhiên, ở đây chỉ là đề xuất và vẫn chưa chốt lịch nghỉ Tết Âm Lịch chính thức.
Với lịch nghỉ Tết Nguyên Đán, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động về thời gian nghỉ trước 30 ngày. Nhờ vậy, mọi người có thể sắp xếp thời gian để mua vé về quê cũng như chuẩn bị mua sắm Tết thật chu đáo.
Tết 2022 dự kiến nghỉ 9 ngày theo thông tin đề xuất từ Bộ LĐ-TB&XH
2. Danh sách những thứ cần mua sắm Tết
Sắp đến năm mới và với tất cả mọi thứ được bày bán rầm rộ, từ trang trí nhà cửa, đồ ăn… cho đến lịch trình bận rộn, các gia đình nên cần có một danh sách những món đồ cần mua để việc mua sắm Tết thông minh và kỹ lưỡng hơn.
2.1 Vật dụng nhà cửa
Thông thường các gia đình khi dọn dẹp nhà ở sẽ thường thay mới các vật dụng thân thuộc như cây lau nhà, chổi, giẻ lau, thảm chân… Nhiều người cho rằng việc dùng chổi mới giúp quét những cái xui xẻo ra bên ngoài, đón chào điều mới mẻ trở về nhà. Đồng thời, cuối năm khi bận rộn sắp xếp nhà cửa, những vật dùng này rất thiết yếu
2.2 Vật dụng trang trí
Tết đến là lúc các loại hoa mai, hoa đào, quất/tắc trở nên “đắt” hàng khi nhà nhà đều muốn bày trí cho căn nhà thêm nổi bật và có sắc xuân. Bạn có thể tham khảo ý nghĩa những loại cây này dưới đây để lựa chọn phù hợp nhé!
- Hoa đào đem đến sự ấm áp cho mỗi gia đình, gieo niềm vui mừng, sự tin tưởng, triển vọng vào năm mới an khang phồn vinh. Hoa đào mang sắc đẹp nền nã, đằm thắm và kín kẽ. Đây cũng là cây phổ biến mà người miền Bắc trưng bày mỗi năm.
- Cây quất/tắc vừa kinh tế lại mang ý nghĩa về sự thu hoạch “bội thu” và đồng thời là khởi đầu cho năm mới tốt đẹp, giúp tăng thêm tiền tài và vận may cho mọi người trong nhà.
- Hoa mai luôn được đánh giá cao trong ngày Tết của người Nam. Màu vàng của hoa mai từ xưa được coi là màu hy vọng, biểu trưng cho sự giàu có phú quý, phù hợp với niềm vui mừng đón đợi Tết đang rạo rực trong lòng người dân.
Bên cạnh cây trang trí, những phong bao lì xì cũng là vật dụng được mua sắm nhiều. Ngày nay, với thiết kế bao bì đa dạng, đẹp mắt giúp phong bì trở nên thật bắt mắt. Trao bao lì xì cho người khác xem như đem đến sự may mắn cho họ.
Những phong bao lì xì được sử dụng nhiều nhất vào các dịp Tết, mang ý nghĩa trao sự may mắn cho người khác
2.3 Đồ ăn dự trữ
Việc chuẩn bị lương thực cho ngày Tết khá là quan trọng và cũng khó khăn với nhiều người vì dễ sót. Dưới đây là một số món ăn không thể thiếu trong các ngày lễ Tết Nguyên Đán.
- Bánh kẹo và các loại mứt tết phổ biến như mứt dừa, mứt bí đao, mứt gừng, mứt mãng cầu , mứt hạt sen. Kẹo thì có các loại kẹo như mè xửng, kẹo lạc… Ngoài ra, nếu bạn muốn biến tấu món theo khẩu vị của gia đình thì có thể tự tay làm mứt tại nhà dựa theo các video công thức nấu ăn nổi tiếng trên mạng.
- Gia vị nấu ăn rất cần thiết cho việc nêm nếm món ăn. Các loại gia vị cần sắm sửa như nước mắm, nước tương, đường, dầu thưởng thức, bột nêm…
- Hoa quả và rau củ là mấu chốt trong các ngày Tết, trong đó hoa quả được dùng để bày lên mâm ngũ quả, dâng hương, đãi khách; còn rau củ để chế biến nấu ăn cho mâm cúng, đãi khách…
- Các món ăn vặt và mồi nhậu như khô gà lá chanh, khô bò, khô gà, tôm khô, món ngâm chua ngọt…
- Nguyên vật liệu của nhiều món ăn ngày tết giúp món ăn trở nên đầy đủ, tròn vị
2.4 Vật dụng phòng ăn
Bộ chén dĩa mới cho ngày Tết để cúng kiếng hoặc tiếp khách giúp việc bày trí đẹp mắt hơn. Bên cạnh đó, sắm sửa ấm trà, muỗng nĩa, đũa, khay đựng bánh kẹo tết cũng cần nằm trong danh sách mua hàng này.
2.5 Quần áo, giày dép
Tết đến, điều đầu tiên người ta thường nghĩ đến là quần áo, giày dép mới. Không những cho mình mà còn sắm sửa cho cha mẹ, gia đình.
Quần áo, giày dép, lương thực… là những thứ không thể thiếu trong danh sách mua sắm Tết
3. Một số lưu ý khi mua sắm ngày Tết
Tết đến xuân về, nhu cầu mua sắm, trang trí nhà cửa của mọi người thường tăng mạnh. Thời gian này còn là dịp mọi người tiêu nhiều tiền nhất trong năm. Nếu thiếu kinh nghiệm mua sắm Tết thì sự việc này có thể khiến bạn bị thất thoát nhiều đấy. Xem ngay những lưu ý sau để việc sắm sửa được đầy đủ và tiết kiệm.
3.1 Lên kế hoạch chi tiết
Một trong những bí kíp tiết kiệm tiền khi mua sắm Tết đó là lên sẵn kế hoạch cần đi chợ. Không chỉ giúp bạn mua đồ đầy đủ hơn mà còn không gây lãng phí nếu bạn có vô tình thích mắt một món đồ nào. Chính vì thế, bạn cần lên chi tiết những vật dụng cần mua một cách chỉn chu nhất.
3.2 Chú ý về giá
Tết là thời điểm nhiều sản phẩm lên giá từ ít cho đến nhiều. Để tiết kiệm tiền khi mua sắm Tết không quá đà, hãy tham khảo giá thành ở các nơi, trang bị cho bản thân những hiểu biết về thị trường trước thời điểm bước ra chợ.
3.3 Không săn sale mù quáng
Dù mua bất cứ gì, ở bất cứ nơi nào thì cần đặt chất lượng sản phẩm lên trước, đặc biệt là thực phẩm ngày Tết. Bạn cần đề phòng với những vật dụng, sản phẩm khuyến mãi vì có khả năng người bán sẽ tận dụng cơ hội để đẩy hàng tồn kho bán lại cuối năm.
Việc thấy những mặt hàng “sale” dễ kích thích người dùng mua hàng kể cả đó là sản phẩm không có trong danh sách kế hoạch. Do đó, khi đứng trước hàng khuyến mãi, hãy suy xét liệu có thiết yếu phải mua hay không. Đối với lương thực nên có sự kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin về thành phần, nơi sản xuất và đặc biệt là hạn sử dụng, tránh việc mua hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng sức khỏe bản thân và gia đình.
Sale mùa Tết nghĩ rẻ nhưng thật ra lại đắt hơn chúng ta nghĩ
3.4 Lựa chọn nơi mua sắm hợp lý
Bên cạnh việc liệt kê những thứ cần thiết thì việc chọn địa điểm để mua sắm là điều cần chuẩn bị trước để không mất quá nhiều thời gian di chuyển. Những ngày cận kề năm mới thường sẽ rất bận rộn với quá nhiều công việc phải làm cùng một lúc. Đối với người nội trợ, một ngày dường như không đủ khi phải lo toan nhiều công việc.
Thay vì mất thời gian vào việc đi chợ thường xuyên, một gợi ý mua sắm Tết là lựa chọn sẵn những cửa hàng đáng tin cậy và bán mọi thứ bạn cần như siêu thị, trung tâm thương mại, chợ lớn…Điều này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian để xử lý công việc khác cũng như có thời gian nghỉ ngơi cho bản thân sau ngày làm việc nặng nhọc.
3.5 Mua sắm trước Tết ít nhất 1-2 tuần
Ngoại trừ thực phẩm tươi sống hoặc hoa tươi, các vật dụng cần thiết trong ngày Tết, bạn nên chuẩn bị sớm. Lợi ích khi mua sắm đồ dùng sớm phải kể đến như
- Hạn chế việc sắm sửa thiếu hụt các thứ thiết yếu cho ngày tết.
- Không phải xô đẩy, chờ đợi lâu ở những khu vực mua sắm vì lượng người mua đông nhiều khi cận sát Tết.
- Sắm sửa được mặt hàng giá trị và chất lượng cho các thành viên trong nhà.
- Đa dạng những sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã… để các thành viên trong nhà tiện lựa chọn
- Mức giá cạnh tranh và đôi lúc còn có hàng chục khuyến mãi. Một số nơi sát Tết có thể nâng giá thành cao gấp nhiều lần.
- Trang bị Tết sớm sẽ giúp bạn né được việc phải chen chúc hay xếp thành hàng dài chờ đợi
Đi chợ ngày Tết là một hình thức quen thuộc đối với mọi nhà
Trên đây là những kinh nghiệm mua sắm Tết mà bạn cần lưu giữ để chuẩn bị tốt nhất cho việc trang trí, thờ cúng gia đình vào dịp Tết. Hãy lên kế hoạch và chi tiêu sắm sửa đồ dùng cần thiết thật chu toàn và tiết kiệm, bạn nhé!
Nguồn tham khảo:
- vietnamnet.vn
- www.cooky.vn