Mọi người thường trau dồi kỹ năng bằng cách tham gia các khóa học kỹ năng mềm hoặc có thể học trực tiếp với thầy cô. Bên cạnh đó bạn cũng cần biết được sự khác nhau giữa hai kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để lựa chọn trau dồi đúng kỹ năng mình cần. Hãy để Beto giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
Có khóa học kỹ năng mềm và kỹ năng cứng không?
Trong bài viết này
1. Kỹ năng cứng là gì?
Kỹ năng cứng là kỹ năng cần thiết cho công việc và thường được liệt kê trong bản mô tả công việc. Đó là trình độ học vấn, kinh nghiệm và chuyên môn của bạn. Khả năng này dựa chỉ số thông minh (IQ) của một cá nhân và có thể được đánh giá bằng chứng chỉ, các bài kiểm tra.
Kỹ năng cứng liên quan đến học thuật, kiến thức và chuyên môn.
Để có một nền tảng vững chắc, ngoài việc chỉ chấp nhận học cá nhân ở trường phổ thông, bạn còn phải học ở đại học, cao đẳng thêm vài năm nữa để nâng cao và tìm hiểu kỹ hơn các kiến thức chuyên môn. Quá trình rèn luyện kỹ năng cứng rất khó khăn, lâu dài, thử thách và thường đòi hỏi nhiều thời gian hơn kỹ năng mềm.
2. Kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm là những năng lực tổng hợp, những hành vi được áp dụng cho giao tiếp giữa các cá nhân. Chúng ta có thể hiểu đó là việc vận dụng những kiến thức đã có một cách linh hoạt, mềm dẻo để giải quyết các tình huống cụ thể một cách chủ động và hiệu quả hơn. Vì vậy, có thể thấy rõ, kiến thức phải tốt thì mới áp dụng tốt kỹ năng mềm.
Khóa học kỹ năng mềm có thể học trực tiếp hoặc online thông qua mạng xã hội.
Hiện nay không khó để tìm thấy nhiều khóa học online kỹ năng mềm. Các bạn có thể tìm kiếm tham khảo trên các diễn đàn học tập, trang web, các nhóm học tập. Điều này giúp đem kiến thức về kỹ năng mềm đến gần hơn với mọi người trên thế giới. Việc học online giúp cho những người bận rộn hoặc không thể tham gia lớp học trực tiếp cũng có thể trau dồi và phát triển bản thân mình.
THAM GIA NGAY CÁC KHOÁ HỌC KỸ NĂNG MỀM VỚI ƯU ĐÃI LÊN ĐÊN 86% TRÊN UNICA:
3. Sự khác biệt chính giữa hai kỹ năng là gì?
Mặc dù chúng ta đã có thể thấy được sự khác biệt chính giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng chỉ qua định nghĩa chúng nhưng vẫn còn có thêm ba điểm khác biệt khác nữa ngoài định nghĩa.
Theo truyền thống, giỏi các kỹ năng cứng liên quan đến trí thông minh nói chung hoặc chỉ số IQ, trong khi giỏi các kỹ năng mềm đòi hỏi phải luyện tập nhiều hơn hoặc dựa vào trí tuệ cảm xúc.
Khóa học kỹ năng mềm là một môi trường rèn luyện tốt cho mọi người.
Kỹ năng cứng được coi là như nhau ở tất cả các công ty. Kỹ năng cứng có nghĩa là trong hầu hết các công ty cần chúng, các quy tắc hoặc cân nhắc có xu hướng là các kỹ năng giống nhau. Ngược lại, kỹ năng mềm là khả năng hoặc kỹ năng được xem xét khác nhau dựa trên văn hóa của công ty và những người bạn làm việc cùng. Chúng yêu cầu các quá trình học tập khác nhau.
Cuối cùng, kỹ năng cứng có thể được học ở các trường phổ thông, cao đẳng và đại học. Nói cách khác, họ bắt đầu với các khóa đào tạo theo quy định, có các cấp độ khả năng khác nhau và cách thức định trước để hiểu từng người. Ngược lại, không có quy trình hay cách thức tiêu chuẩn nào để đo lường cho kỹ năng giao tiếp bằng kỹ năng mềm. Hầu hết các kỹ năng mềm phải được học trong bối cảnh tương tác của con người và hầu như luôn luôn thông qua thử và sai.
4. Vậy kỹ năng nào quan trọng hơn?
Chưa cần hiểu kỹ năng mềm là gì nhưng nhiều người cũng có thể hình dung được vai trò quan trọng của chúng đối với cuộc sống. Kỹ năng mềm tốt sẽ giúp bạn có khả năng chia sẻ và xử lý tình huống tốt.
Điều này cũng có nghĩa là khi bạn chỉ có kiến thức vững chắc thì giá trị bạn tạo ra sẽ càng lớn. Bởi khi bạn hiểu và nắm vững nhiều kiến thức nhưng không thể chia sẻ hoặc để mọi người thấy được những giá trị này thì bạn sẽ không được công nhận. Kỹ năng mềm ngày càng có vai trò quan trọng không chỉ trong công việc còn cả về đời sống.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người giàu nhất thế giới là những người có EC cao. Nghiên cứu cho thấy rằng kỹ năng mềm chiếm 75-80% khả năng thành công của một người. Đây cũng là câu trả lời cho việc vì sao ngày càng nhiều người tham gia các khóa học kỹ năng mềm.
Tóm lại, để thành công, bạn cần có kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Phần trăm của từng kỹ năng trong thành công của mỗi người khác nhau theo thời gian.
Thông thường khi bạn được đề bạt lên vị trí quản lý, yêu cầu kỹ năng mềm càng cao vì bạn cần sử dụng nhiều kỹ năng nhân sự hơn trong vai trò này. Nhưng ở vị trí là những sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, và các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên dựa trên những kỹ năng cứng mà bạn đã tích lũy được trong các cơ sở giáo dục. Bạn không nên bỏ qua khía cạnh quan trọng này khi chọn học thêm các khóa học kỹ năng mới.
5. Học kỹ năng cứng và kỹ năng mềm như thế nào?
Vì kỹ năng cứng thiên về học thuật, kiến thức, nên việc tiếp thu nên chuyển từ bị động sang chủ động. Ngoài việc học ở trên lớp, từ thầy cô, bạn bè, ta nên tìm tòi thêm thông qua các trang mạng xã hội, tivi, tin tức…
Thế giới đang ngày càng phát triển, việc ta cập nhật kiến thức liên tục giúp bản thân không bị lùi lại so với nền khoa học ngày càng tiên tiến như hiện nay. Vì thế bạn hãy không ngừng tiếp thu thêm nhiều kỹ năng cứng cho bản thân cũng như cho công việc hiện tại hoặc sắp tới của mình.
Trau dồi kỹ năng thông qua các câu lạc bộ, khóa học kỹ năng mềm online,…
Một CV với kỹ năng cứng tốt sẽ làm cho nhà tuyển dụng ấn tượng hơn trong trường hợp bạn mới ra trường và chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều.
Kỹ năng mềm thì ta có thể linh hoạt hơn trong cách học cũng như tự tập luyện. Bạn có thể tiếp cận bằng các hội nhóm về kỹ năng mềm, các trang web, các khóa học. Có nhiều khóa học kỹ năng mềm miễn phí giúp bạn trải nghiệm thử khóa học trước sau đó có thể quyết định đăng ký theo học hay không.
6. Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng của người lao động ở Việt Nam
Do đặc thù của văn hóa và phương pháp nuôi dạy con cái, nguồn nhân lực ở Việt Nam được đánh giá là rất khiêm tốn về kỹ năng xã hội. Nói chung, các chương trình đào tạo chính thức thường tập trung vào phát triển các kỹ năng cứng hoặc kỹ năng công cụ hơn là đào tạo các kỹ năng mềm. Vì vậy, học sinh Việt Nam thường đạt thành tích tốt trong học tập, nhưng thực tế lại không đạt được thành tích lớn trong công việc.
Sau khi ra trường và đi làm có một thực tế khá “trái ngược”. Nhóm thành công ở các công ty thường là học sinh có thành tích không quá nổi trội . Các nhóm học sinh khá giỏi thường có xu hướng làm những công việc ổn định, dưới sự quản lý của sếp.
Còn những nhóm học sinh có thành tích trung bình thì lại có trong tay nhiều kỹ năng mềm hơn, khi đi làm những kỹ năng trên lại phát huy trong công việc, giúp họ có thêm nhiều cơ hội việc làm tốt hơn nhóm học sinh khá giỏi.
Vì vậy, để dễ dàng nổi trội và thành công, bạn cần tích cực trau dồi các nhóm kỹ năng mềm thông qua các hoạt động câu lạc bộ hoặc các khóa học ở kỹ năng mềm online ở trung tâm.
Tuy nhiên, nếu bạn còn là sinh viên, bạn phải tìm sự cân bằng giữa việc tích lũy kiến thức và rèn luyện các kỹ năng xã hội. Vì ở lứa tuổi này, học tập vẫn là tiêu chí đánh giá quan trọng, có thể khi đọc đến phần này, bạn sẽ đồng tình với Beto về vai trò của kỹ năng mềm. Nhưng quan trọng hơn, điều bạn cần làm là đánh giá khả năng của mình và chăm chỉ luyện tập kỹ năng quan trọng này mỗi ngày để tiến đến thành công.
Kỹ năng mềm có thật sự quan trọng trong lao động ở Việt Nam?
Hiện nay, các khóa học kỹ năng mềm cũng như kỹ năng cứng rất đa dạng cho mọi lĩnh vực nên người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và chọn lựa. Tuy nhiên, để tránh chi nhiều ngân sách nhưng kết quả mang lại không hiệu quả thì bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng bằng cách tham khảo ý kiến bạn bè hoặc các đánh giá của người dùng trước đó trước khi quyết định nhé!
Hy vọng bài viết trên đã giúp mọi người biết được sự khác nhau của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Beto hy vọng sẽ đem đến được thật nhiều thông tin bổ ích hơn về các kỹ năng đến cho mọi người. Chúc mọi người có một ngày thật tốt lành.
Nguồn: edu2review.com
—–
Beto – Better together
Kênh chia sẻ kiến thức, kỹ năng và khoá học hữu ích cho con đường thành công của bạn