Việc học những khóa học về tâm lý trẻ em giúp cha mẹ có thể hiểu hơn về tâm lý cũng như biết được phương pháp giúp đỡ con cái phát triển tốt hơn. Nhiều cha mẹ vì quá bận rộn với công việc mà để con bước qua tuổi dậy thì với những tâm lý bất ổn làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của trẻ sau này. Hãy cùng Beto tìm hiểu cụ thể hơn vấn đề này.
Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, trẻ thường có những thay đổi về tâm lý
Trong bài viết này
1. Tại sao độ tuổi dậy thì dễ thay đổi về mặt tâm lý?
Tuổi dậy thì là khoảng thời gian mà trẻ phát triển về cơ thể cũng với tâm sinh lý phức tạp. Nguyên nhân cho sự thay đổi về mặt tâm lý này là việc các hormone trong cơ thể trẻ phát triển mạnh mẽ và bắt đầu hình thành sự phân biệt về giới tính làm xuất hiện những cảm xúc nhạy cảm ở trẻ.
Ở lứa tuổi này, nếu trẻ không nhận được sự quan tâm từ thầy cô, cha mẹ mà còn phải chịu những tác động lớn từ bên ngoài sẽ khiến trẻ dễ nảy sinh những xung đột. tâm lý rối loạn và cảm thấy mình không được tôn trọng. Khoảng thời gian này, cha mẹ có thể theo học các khóa học về tâm lý trẻ em để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này với tâm lý tốt nhất.
Trẻ thay đổi tâm lý do sự phát triển mạnh mẽ của hormone giới tính
2. Những thay đổi thường gặp ở tuổi dậy thì
2.1. Tính độc lập
Điều này thể hiện khá rõ ràng, trẻ muốn tự làm mọi việc và tự chủ hơn trong sách suy nghĩ và hành động. Không những thế, trẻ mong muốn mình có thể góp ý kiến cá nhân trong những vấn đề của mình. Lúc này những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học không còn nhiều nữa mà thay vào đó là việc mong muốn tự lập của trẻ.
Khi vào giai đoạn này, trẻ dễ có xu hướng mâu thuẫn gay gắt với cha mẹ và ngày càng tăng lên nếu trẻ không nhận được sự quan tâm từ gia đình, người thân, bạn bè. Khi bước vào giai đoạn 17 – 19, trẻ bắt đầu ý thức trở lại và hiểu được giá trị lời khuyên từ cha mẹ, tôn trọng và yêu thương cha mẹ hơn.
Trẻ sẽ trở nên độc lập hơn trong cách suy nghĩ về việc của bản thân mình
2.2. Quan tâm đến ngoại hình
Đây là một thay đổi khá phổ biến ở trẻ dậy thì. Vì bắt đầu có những sự thay đổi về cơ thể của mình nên trẻ cảm thấy tò mò và muốn tìm hiểu kĩ hơn về bản thân của mình. Và cũng chính vì vậy, không ít trẻ cảm thấy tự ti về những khuyết điểm của bản thân mình so với bạn bè đồng trang lứa.
Trong giai đoạn từ 14 – 16, trẻ bắt đầu chấp nhận với ngoại hình, cơ thể của mình và dành thời gian cho việc làm đẹp bản thân. Và khi bước vào giai đoạn 17 – 19, trẻ không còn quá chú tâm vào hình thức nếu không có những bất thường xảy ra. Những khóa học tâm lý trẻ em cũng có thể giúp cha mẹ trong việc đưa ra những lời khuyên phù hợp với con.
Trẻ bắt đầu quan tâm đến những thay đổi về ngoại hình của bản thân mình
2.3. Khả năng nhận thức
Những kinh nghiệm, kỹ năng sống cũng như khả năng phân tích tư duy được tích lũy và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này. Bên cạnh đó ở độ tuổi 14 – 16, những chỉ số về thông minh, sáng tạo của trẻ phát triển nhanh.
Tuy nhiên, việc luôn đề cao giá trị bản thân là tiền đề dẫn đến những nguy cơ tự tử, trầm cảm, nghiện thuốc. Vì thế, cha mẹ nên có các phương pháp dạy trẻ phù hợp để trẻ phát triển theo hướng tốt tránh những hệ lụy không đáng có.
Trẻ phát triển mạnh mẽ về khả năng nhận thức
3. Cha mẹ nên làm gì để hiểu con hơn?
Thấu hiểu cảm xúc giữa những người cùng lứa tuổi vốn dĩ đã khó khăn rồi, việc cách biệt lứa tuổi giữa cha mẹ và con cái là vấn đề tạo nên sự khó khăn trong việc hiểu được con. Nhưng hiểu được con là cách tốt nhất để có thể giúp đỡ kịp thời khi con gặp khó khăn cũng như tạo cơ hội để con có thể phát triển trong một môi trường tốt và lành mạnh nhất.
3.1. Đưa những lời khuyên khi cần thiết
Cha mẹ thường luôn muốn đưa ra cho con những lời khuyên mà không quan tâm đến việc con có thật sự cần chúng hay không. Việc cha mẹ đưa lời khuyên vào những thời điểm không cần thiết sẽ làm cho trẻ cảm thấy mình không thể tự giải quyết vấn đề riêng của mình. Thay vì đưa ra quá nhiều lời khuyên không cần thiết, bạn có thể ngồi nghe con nói những vấn đề khó khăn con đang gặp phải.
Đôi lúc trẻ sẽ không muốn nói chuyện với cha mẹ. Khi gặp trường hợp này, bạn không nên quá lo lắng vì có thể lúc này con muốn có một không gian riêng tư của mình. Bạn có thể tham khảo những khóa học ngắn hạn về tâm lý để bắt kịp được tâm lý của tuổi mới lớn và đưa ra phương hướng phù hợp cho sự phát triển của con.
Chỉ nên đưa lời khuyên khi con thật sự cần thiết.
3.2. Sẵn sàng lắng nghe con nói
Với lứa tuổi dậy thì, trẻ có thể dễ tâm sự, mở lòng hơn vào lúc nửa đêm. Bạn cũng đừng quá ngạc nhiên về vấn đề này. Trẻ thường có xu hướng không làm theo những lịch trình đã được lên lịch sẵn và thích làm việc theo ngẫu hứng. Việc bạn quy định một thời gian cụ thể bắt con phải ngồi tâm sự với mình làm cho trẻ càng thêm sợ việc phải mở lòng với cha mẹ.
Thay vì bắt con phải chia sẻ với mình mọi thứ thì bạn có thể tạo cho trẻ cảm giác bạn luôn ở bên cạnh trẻ khi trẻ cần bạn. Cha mẹ có thể tạo những cơ hội để ở cạnh con nhiều hơn hoặc có một nơi riêng tư để có thể cùng con tâm sự. Và bạn có thể tham gia khóa học về tâm lý trẻ em để có thể được cung cấp những biểu hiện ở trẻ và nhận biết được khi nào con cần tâm sự.
Luôn sẵn sàng những lúc con muốn tâm sự.
3.3. Hãy luôn tôn trọng và chào đón bạn của con
Ở lứa tuổi dậy thì, trẻ thường thích dẫn bạn về nhà chơi. Có thể cha mẹ thấy không thích một số đứa trẻ mà con bạn dẫn về nhà nhưng đừng vì vậy mà thẳng thắng thể hiện cảm xúc không thích. Điều này chỉ làm con cảm thấy xấu hổ với bạn bè và không còn muốn dắt bạn về nhà nữa.
Việc con dắt bạn về nhà giúp bạn hiểu được hơn phần nào những khía cạnh của trẻ khi ở trường. Bạn có thể sẽ biết được vài sở thích của trẻ hay những vấn đề đang được trẻ quan tâm. Nhiều trẻ dẫn bạn về nhà để tạo nhóm học tập. Điều này hoàn toàn đáng mừng, việc học nhóm sẽ giúp trẻ có thêm động lực để hoàn thành tốt những bài tập và cải thiện điểm số trên lớp đáng kể.
Luôn chào mừng bạn bè của con đến nhà chơi.
3.4. Tuy con cần sự riêng tư nhưng không có nghĩa là con không muốn gắn bó với bạn nữa.
Việc bạn cho con được chọn trở thành người mà con mong muốn sẽ là tiền đề giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên, độc lập và không làm phiền đến cha mẹ. Việc bạn áp đặt con phải học môn này hay làm nghề này nghề kia dần sẽ làm cho trẻ phải phân vân giữa việc nên làm theo suy nghĩ của mình hay theo ý cha mẹ mong muốn.
Với đặc tính luôn thích tự làm mọi việc ở lứa tuổi này, bạn có thể trở thành chỗ dựa cho con thoải mái phát triển bản thân. Trẻ nên hiểu là cha mẹ không bắt con phải tự lập nhưng cho con sự riêng tư để con có quyền tự lập phát triển theo hướng mình mong muốn. Thay vì cố gắng bắt con theo hướng mình muốn thì nên thấu hiểu và kết nối với trẻ nhiều hơn.
Bạn nên tạo cho trẻ cảm giác bạn có thể là chỗ dựa mỗi khi con gặp khó khăn.
Bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu được việc thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì là vô cùng bình thường. Những bậc cha mẹ nên quan tâm theo dõi con cái hơn trong quá trình con phát triển để có thể hiểu và giúp con khi cần thiết. Việc tham dự những khóa học về tâm lý trẻ em phần nào giúp cha mẹ hiểu hơn về những biểu hiện tâm lý ở trẻ cũng như cách dạy con sao cho phù hợp.
Hy vọng bài viết này giúp bạn có thêm được những thông tin cần thiết cho tâm lý của trẻ ở tuổi dậy thì. Beto xin cám ơn và chúc bạn một ngày tốt lành.
Nguồn tham khảo:
- www.vinmec.com
- Benhviennhitrunguong.gov.vn
- blog.e2.com.vn