Dù làm việc ở bất kỳ lĩnh vực nào, thì bạn cũng phải có những đội nhóm giúp bạn hoàn thành công việc. Tuy nhiên, mỗi cá nhân đều có suy nghĩ và hành động khác nhau, để có thể tập hợp họ hoạt động một cách hiệu quả thì cần có những nhà lãnh đạo tài năng. Và các nhà lãnh đạo tài năng thì không thể thiếu kỹ năng quản lý đội nhóm. Vậy hãy cùng Beto tìm hiểu về kỹ năng này và cách vận dụng nó như thế nào nhé.
Kỹ năng quản lý đội nhóm là yếu tố cần thiết cho các nhà lãnh đạo tài năng.
Trong bài viết này
1. Kỹ năng quản lý đội nhóm là gì?
Kỹ năng quản lý đội nhóm là việc vận dụng những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để giúp các thành viên trong nhóm phối hợp, tương tác nhịp nhàng với nhau để hướng đến mục đích chung của nhóm. Thông thường, quá trình của một nhóm trải qua bốn giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 – Mới tập hợp nhóm: Các thành viên có thể sẽ mới quen biết nhau và có phần khiêm nhường lạnh nhạt với nhau. Mâu thuẫn hiếm khi phát sinh do mọi hoạt động còn mang tính cá nhân.
- Giai đoạn 2 – Xảy ra xung đột: Đây là giai đoạn khó khăn cho các nhà lãnh đạo vì bắt đầu có xung đột giữa các thành viên dẫn tới các thành viên rất ít giao tiếp với nhau.
- Giai đoạn 3 – Bình thường hóa: Các nhóm nhỏ bắt đầu nhận ra giá trị của mô hình làm việc hợp tác, do đó sự xung đột dần lắng xuống. Mỗi thành viên cảm thấy an toàn để phát biểu ý kiến của mình và mọi vấn đề bắt đầu được giải quyết.
- Giai đoạn 4 – Thực hiện nhiệm vụ: Đây là giai đoạn mà nhóm sẽ làm việc nhiệt tình, tích cực và hiệu quả nhất. Nhóm ổn định thành một hệ thống có tổ chức, nền tảng của việc trao đổi ý kiến một cách tự do và thẳng thắn.
Thường thì phải đến giai đoạn thứ 3, các thành viên trong nhóm mới bắt đầu hợp tác với nhau.
2. Vì sao kỹ năng quản lý đội nhóm lại quan trọng?
Google là một trong những công ty lớn rất quan tâm đến việc cải thiện hiệu quả công việc qua các hoạt động đội nhóm. Gã khổng lồ này thậm chí bỏ ra hàng triệu đô la cho các dự án tìm kiếm hành vi, phẩm chất của một nhà lãnh đạo tài năng. Vì vậy không quá ngạc nhiên khi mà ngày nay có rất nhiều khóa học quản lý đội nhóm bởi vì tầm quan trọng của kỹ năng này.
Kỹ năng quản lý đội nhóm sẽ thúc đẩy tinh thần hợp tác, sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, từ đó có thể đưa ra nhiều phương pháp mới hơn. Bên cạnh đó, việc hợp tác sẽ tận dụng tối đa nguồn lực của nhóm. Việc này sẽ giúp nhóm gia tăng chất lượng hiệu quả công việc và dễ dàng đạt được mục tiêu đã đề ra.
Một nhà lãnh đạo tài năng phải biết thúc đẩy sự hợp tác trong đội nhóm của mình.
3. 7 kỹ năng quản lý đội nhóm quan trọng cần có
3.1. Trao quyền cho nhân viên
Đây là kỹ năng đầu tiên bạn cần phải biết khi bắt đầu học cách quản lý đội nhóm. Một người lãnh đạo tốt phải biết làm thế nào để giao việc hiệu quả nhất. Bạn phải hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên để từ đó có thể giao đúng việc cho họ. Điều này sẽ giúp nhóm bạn hoạt động trơn tru hơn và không lãng phí nguồn nhân lực.
Một số cách giao việc cho nhân viên hiệu quả nhất.
3.2. Nâng cao kỹ năng giao tiếp
Việc truyền tải thông tin và giao tiếp giữa các thành viên với nhau là yếu tố quan trọng để thực hiện công việc một cách suôn sẻ.Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo luồng thông tin được truyền trong nhóm của bạn là minh bạch và mọi thành viên đều có thể tiếp cận dễ dàng..
Các nhân viên trong nhóm cần phải giao tiếp tích cực với nhau để có thể chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và giúp đỡ nhau trong công việc. Ngoài ra tích cực giao tiếp với bên ngoài cũng sẽ giúp đội nhóm của bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Giao tiếp là chìa khóa quan trọng để đội nhóm có thể hoạt động suôn sẻ với nhau.
3.3. Tạo động lực cho đội nhóm
Tạo động lực là một trong những mảnh ghép không thể thiếu trong kỹ năng quản lý đội nhóm. Những người có động lực, họ sẽ làm việc rất hiệu quả bởi vì họ có cái nhìn tích cực về công việc hay nói cách khác là họ tận hưởng công việc của mình. Là một nhà lãnh đạo bạn cần phải tạo động lực để họ làm việc hết tiềm năng của mình.
Mỗi thành viên sẽ có nhu cầu và nguồn động lực khác nhau. Bạn cần phải tìm hiểu để có thể áp dụng những cách phù hợp với từng thành viên.
Hãy tạo động lực cho đội nhóm của bạn để họ có thể làm hết tiềm năng của mình.
3.4. Đưa ra đánh giá và khuyến khích sự tham gia đóng góp
Hãy khuyến khích thành viên nhóm bạn tham gia nhiều hơn vào những công việc chung như là đóng góp ý kiến, đưa ra những đánh giá. Việc đưa ra những đánh giá mạng tính xây dựng mà không cần đợi tới những đợt đánh giá định kỳ sẽ giúp cho mối quan hệ giữa bạn và các thành viên trở nên gần gũi hơn.
Bên cạnh đó, hãy tham khảo những ý kiến đóng góp từ các nhân viên để có thêm nhiều ý tưởng, phương pháp mới mẻ để giải quyết các vấn đề khó khăn.
Tham khảo ý kiến nhân viên sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng mới.
3.5. Thiết lập các mục tiêu rõ ràng và khả thi
Đây là cách quản lý đội nhóm mà bạn cần phải có dù đội nhóm bạn như thế nào đi nữa, vì mỗi dự án đều phải có mục tiêu, mục đích cần đạt. Thiết lập mục tiêu là một bước quan trọng trong các quy trình quản lý đặc biệt là khi lên chiến lược.
Vì vậy, để quản lý hiệu quản đội nhóm, bạn cần phải liệt kê các mục tiêu và xác định rõ ràng để nhân viên của bạn hướng tới và tạo ra một lộ trình các nhiệm vụ nhỏ hơn, có thể thực hiện được để đạt được chúng.
Bạn cần phải chú ý là các mục tiêu phải khả thi, có nghĩa là đội nhóm bạn có khả năng đạt được. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn đặt những mục tiêu ở tầm thấp, điều này sẽ làm lãng phí nguồn lực và thời gian. Hãy xem xét và lên quy trình một cách cụ thể để có thể thiết lập các mục tiêu rõ ràng và khả thi nhé.
Cách thiết lập mục tiêu rõ ràng và khả thi.
3.6. Hỗ trợ phát triển chuyên nghiệp
Hãy khuyến khích các thành viên của bạn học hỏi các kiến thức chuyên môn cao hơn và trau dồi thêm kỹ năng của họ, bởi vì đây không chỉ là lợi ích cho đội nhóm mà còn cho cả tổ chức của bạn. Vì vậy, hãy tạo cơ hội cho các thành viên trong đội nhóm của bạn tham gia vào các khóa học kỹ năng, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và trình độ chuyên môn.
Hãy khuyến khích các thành viên của bạn học hỏi các kiến thức chuyên môn cao hơn và trau dồi thêm kỹ năng của họ
3.7. Hãy là tấm gương cho đội nhóm
Nếu như những kỹ năng trên bạn sẽ áp dụng với thành viên của mình thì kỹ năng này bạn sẽ áp dụng cho chính bản thân mình. Bởi vì một nhà lãnh đạo đóng vai trò hết sức quan trọng và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến những thành viên trong đội nhóm mình. Đó là những ảnh hưởng đến tinh thần văn hóa trong đội nhóm.
Bằng cách thể hiện lòng can đảm và sự chuyên nghiệp trong công việc, bạn có thể rèn luyện được sự kiên cường cả ở trong chính bạn và nhóm của mình. Từ đó giúp nâng cao hiệu suất công việc và cũng khiến thành viên nể phục, tin tưởng bạn hơn. Vì vậy, hãy là tấm gương sáng để các thành viên trong đội nhóm bạn có thể noi theo.
Một nhà lãnh đạo tài năng sẽ là một tấm gương sáng cho đội nhóm noi theo.
Qua bài viết trên, bạn có thể thấy rằng kỹ năng quản lý đội nhóm là một yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo tài năng. Beto đã gợi ý cho bạn một vài kỹ năng để bạn có thể quản lý đội nhóm của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy hiểu thành viên trong đội nhóm của mình để từ đó có thể cùng họ phát triển hơn nữa. Đồng thời hãy trau dồi bản thân nhiều hơn bằng nhiều kỹ năng khác nhau để có thể hoàn thiện bản thân hơn nhé.
Beto hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, hẹn gặp lại bạn ở bài viết sau. Chúc bạn bạn một ngày tốt lành.
Nguồn tham khảo:
- testcenter.vn
- phamthongnhat.com
- blog.topcv.vn