Hầu hết các bậc phụ huynh luôn mong muốn con mình có thể sử dụng thành thạo thêm 1 ngoại ngữ phổ biến trên thế giới, đó chính là tiếng Anh. Với sự phát triển của công nghệ, nhiều ứng dụng học tiếng anh cho trẻ xuất hiện, kích thích quá trình học ngôn ngữ của trẻ nhanh và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ba mẹ thường băn khoăn không biết giai đoạn nào nên cho trẻ học tiếng Anh. Cùng Beto giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Độ tuổi phù hợp cho trẻ học tiếng Anh là ở độ tuổi mầm non
Trong bài viết này
1. Ở độ tuổi nào nên cho trẻ học ngoại ngữ?
Theo thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Cornell, việc học ngôn ngữ thứ hai sớm không ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, ngược lại, so với trẻ nhỏ, nó còn giúp trẻ học tốt hơn, tiếp thu nhanh hơn là những đứa trẻ chỉ biết mỗi ngôn ngữ mẹ đẻ.
Trong quá trình nghiên cứu khả năng học ngôn ngữ của trẻ nhỏ của tiến sĩ Sujin Yang trong suốt hơn 30 năm, cô đã chỉ ra rằng trẻ nhỏ có thể học nhiều hơn một ngôn ngữ cùng lúc một cách rất tự nhiên và dễ dàng hơn chúng ta tưởng. Khi trẻ ở độ tuổi mẫu giáo được tiếp xúc trong môi trường được giao tiếp một cách năng động và thường xuyên, chúng có thể nhanh chóng học được ngôn ngữ thứ hai.
Theo các chuyên gia giáo dục, độ tuổi dạy tiếng Anh cho trẻ tốt nhất là dưới 10 tuổi. Trẻ có thể bắt đầu học ngoại ngữ từ 3 đến 4 tuổi, vì đây là giai đoạn não bộ đang trong thời kỳ nhận biết ngôn ngữ. Ở thời điểm này, não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng về nhiều mặt gồm: quan sát xung quanh, tò mò tất cả mọi thứ, trí tưởng tượng phong phú, trí nhớ tốt, nghe và bắt chước rất tốt, kể cả khả năng phản ứng nhanh nhạy… tất cả đều trở thành lợi thế của việc học ngoại ngữ mà người lớn khó có thể so sánh được với trẻ.
Trẻ từ 3-4 tuổi là độ tuổi tốt nhất để bắt đầu học ngoại ngữ
Rèn luyện phản xạ tiếng Anh của trẻ với sách Effortless English – Phản Xạ Tiếng Anh Tự Động đang sale cực khủng
1.1. Vì sao cho trẻ sớm học ngoại ngữ?
Những đứa trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 9 tuổi có khả năng cảm nhận âm thanh tốt hơn so với ở các nhóm tuổi khác. Trẻ ở giai đoạn này bắt chước tốt ngữ điệu và nhại lại những âm thanh mà chúng nghe được, nên việc học phát âm tiếng Anh của chúng sẽ dễ dàng hơn. Khi trẻ lớn lên, khả năng tự nhiên này sẽ giảm dần, đó là lý do tại sao thanh thiếu niên và người lớn thường khó khăn trong việc sửa cách phát âm.
Khi não bộ chuyển đổi giữa hai ngôn ngữ sau một khoảng thời gian sẽ giúp mở rộng tư duy của trẻ và giúp trẻ tiếp thu kiến thức các môn học khác dễ dàng hơn. Ngoài ra, học ngoại ngữ ngay từ nhỏ giúp não bộ của trẻ linh hoạt, thông minh hơn, khả năng xử lý thông tin và dữ liệu tốt hơn.
Ngoài ra, khi học một ngôn ngữ mới nó đồng nghĩa với việc giúp trẻ tiếp cận thêm một nền văn hóa mới, kích thích sự tò mò, tìm tòi và học hỏi ở các bé nhiều hơn. Thông qua đó, các bé sẽ trở nên tự tin, mạnh dạn khi giao tiếp với mọi người xung quanh hơn.
Các bé tự tin giao tiếp hơn khi học ngoại ngữ từ bé
1.2. Học tiếng Anh quá sớm có khiến trẻ quên ngôn ngữ mẹ đẻ?
Câu trả lời là Không.
Một số trẻ em khi được học song ngữ có xu hướng kết hợp hai ngôn ngữ trong một câu khi giao tiếp hàng ngày (ví dụ khi đang nói tiếng Việt, các bé có thể chèn thêm vài từ tiếng Anh vào) khiến cho nhiều ông bố, bà mẹ lầm tưởng con mình đang bị rối loạn ngôn ngữ. Đơn giản là vì trong lúc nói, phản xạ của trẻ sẽ sử dụng từ vựng nào mà chúng được tiếp xúc nhiều hơn, chính vì thế mà trong 1 câu có lẫn lộn giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
Đấy được gọi là hiện tượng “code switching”. Theo một nghiên cứu gần đây được công bố bởi Đại học Bang Pennsylvania cho thấy hiện tượng “code switching” là một phản ứng rất bình thường đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em khi học song ngữ. Nó thậm chí còn phản ánh khả năng nhận thức và giao tiếp của trẻ rất tốt.
Hiện tượng “code switching” ở trẻ khi nói lẫn lộn 2 thứ tiếng không phải rối loạn ngôn ngữ
1.3. Phương pháp để cân bằng giữa ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ?
Điều này phụ thuộc nhiều vào môi trường sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Nếu một đứa trẻ bị bắt sử dụng tiếng Anh với tần suất nhiều hơn tiếng Việt thì song ngữ của bé sẽ không phát triển đều được. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý khoanh vùng ngôn ngữ rõ ràng cho sự phát triển của trẻ, khi nào thì học tiếng Anh, khi nào thì học tiếng Việt và phải cân đối thời gian học cho cả 2 ngôn ngữ.
Các bậc phụ huynh nên có một kế hoạch rõ ràng và định hướng hợp lý để dạy song ngữ cho trẻ. Phân bổ thời gian tiếp xúc cân đối cho từng ngôn ngữ, tránh dẫn đến việc trẻ bị bắt buộc học tiếng Anh quá nhiều và lấn át tiếng Việt. Có nhiều ý kiến cho rằng nên cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ trên 30% thời gian trong 1 ngày, có thể để cho bé học tiếng Việt trên lớp, sau khi về nhà bố mẹ dành thời gian chơi với các bé và tận dụng thời gian tại nhà để giúp các em tiếp xúc với tiếng Anh thêm. Mặt khác, hiện nay có một số ứng dụng tiếng anh cho trẻ phiên bản song ngữ, kết hợp các loại game thú vị kích thích trẻ vừa chơi vừa học, tăng khả năng tiếp thu.
Từ kinh nghiệm của một người mẹ Nhật Bản dạy con nói song ngữ thành thạo, bí quyết chính là áp dụng phương thức “Mỗi vị phụ huynh nói 1 thứ tiếng”, và đây là một cách khá hiệu quả khi bố mẹ giao tiếp với trẻ bằng 2 thứ tiếng, bố nói ngoại ngữ còn mẹ nói tiếng mẹ đẻ để giao tiếp với con hoặc ngược lại, sẽ giúp trẻ cân bằng được 2 ngôn ngữ này tốt hơn.
2. Làm cách nào để dạy tiếng Anh cho trẻ hiệu quả?
Ngoài việc lựa chọn thời điểm dạy nào là thích hợp, việc dạy tiếng Anh như thế nào cũng rất quan trọng đối với cách học của trẻ. Cách dạy không phù hợp sẽ phản tác dụng và khiến trẻ sợ tiếng Anh. Một số phụ huynh cho rằng chỉ cần cho các bé xem youtube có tiếng Anh với tần suất nhiều thì các bé sẽ học tiếng Anh tốt, tuy nhiên không phải thế. Bố mẹ mới chính là kênh giáo dục trẻ em hiệu quả nhất. Hãy giúp con em mình yêu thích tiếng Anh một cách vui vẻ thay vì bị ép buộc ngồi xem youtube cả ngày nhé.
Cha mẹ có thể giúp trẻ làm quen với tiếng Anh thông qua phim hoạt hình. Bất kỳ đứa trẻ nào nếu cảm thấy điều gì đó vui vẻ, chúng sẽ yêu thích thứ đó. Vì vậy, cha mẹ hãy giúp con em mình đối phó với ngôn ngữ mới này một cách nhẹ nhàng và tự nhiên nhất.
Việc tạo ra một môi trường để trẻ có thể tiếp xúc với tiếng Anh phù hợp với trình độ ngôn ngữ, nhận thức và sở thích của trẻ cũng vô cùng quan trọng. Cách đơn giản nhất là cho trẻ nghe và tập hát theo các bài hát thiếu nhi bằng tiếng Anh, xem các chương trình tiếng Anh thiếu nhi như Play school, Magic English, chơi các trò chơi bằng tiếng Anh … Một khi đã tạo môi trường cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh, thì chúng ta cần phải giúp trẻ sử dụng tiếng Anh để giao tiếp.
Cha mẹ nên chọn một khoảng thời gian nhất định trong ngày để giao tiếp, trò chuyện với con bằng Tiếng Anh, ví dụ như khi đón con đi học về, lúc tắm cho con, nấu ăn hoặc khi chơi cùng con. Chúng ta cũng có thể viết tên các vật dụng quen thuộc trong nhà bằng tiếng Anh, và treo những tấm áp phích xung quanh nhà để giúp trẻ em nhận biết và học từ vựng tốt hơn.
Các bậc phụ huynh nếu không có nhiều thời gian chơi cùng con có thể tìm hiểu các ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ trên điện thoại hoặc có thể đăng ký cho các bé học tiếng Anh tại trung tâm tiếng Anh uy tín và chất lượng.
Dạy trẻ học tiếng Anh hiệu quả với ứng dụng Youschool – ICANKid – Ứng dụng học Tiếng Anh cho bé đang có ưu đãi cực khủng tại Shopee.
Các bé có thể học tiếng Anh thông qua app học cho trẻ em, nhưng phụ huynh cần lưu ý phải giới hạn thời gian. Ví dụ chỉ nên cho trẻ học khoảng 1 đến 2 giờ một ngày, không nên để trẻ học quá nhiều, sẽ khiến cho trẻ không thoải mái và khó tiếp thu kiến thức.
Bố mẹ là kênh giáo dục trẻ em hiệu quả nhất khi dạy trẻ học tiếng Anh từ sớm
Với những thông tin bên trên hy vọng sẽ giúp ích cho các ông bố, bà mẹ đang phân vân việc cho con trẻ học tiếng Anh từ khi nào, dạy tiếng Anh cho các bé như thế nào, có nên cho trẻ học thông qua các ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ em hay không, sẽ có được câu trả lời phù hợp cho mình. Từ đó, hãy ứng dụng và đầu tư ngoại ngữ cho các bé đúng cách và hiệu quả nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp