So với phương pháp giáo dục truyền thống, một đặc điểm Phương pháp học montessori là tập trung vào đối tượng là trẻ em. Phương pháp này có thể tận dụng được tiềm năng học tập vốn có của trẻ. Tuy nhiên, khi quyết định lựa chọn phương pháp giáo dục sớm Montessori cho trẻ cần cân nhắc nhiều yếu tố, đặc biệt là ưu nhược điểm của mô hình giáo dục này.
Phương pháp học Montessori giúp bé phát triển tư duy toàn diện
Trong bài viết này
1. Phương pháp học Montessori là gì?
Phương pháp học Montessori được sáng lập bởi bà Maria Montessori là một bác sĩ, tiến sĩ, nhà giáo dục người Ý. Đây là phương pháp giáo dục được học thông qua các giáo cụ trực quan (như hình ảnh, sơ đồ, sơ đồ lớn, âm thanh, phim,…).
Tận dụng tiềm năng học tập vốn có, phương pháp giáo dục trẻ mầm non này giúp trẻ phát triển khả năng tư duy độc lập, không ép buộc theo khuôn khổ nhất định, trẻ được tự do sáng tạo theo khả năng qua các giác quan. Từ đó, não bộ được phát triển một cách toàn diện, xây dựng các kỹ năng xã hội từ những năm đầu đời.
2. Lợi ích khi cho bé học phương pháp Montessori
Mô hình giáo dục truyền thống rất khó để giải phóng tiềm năng của mỗi đứa trẻ. Tuy nhiên, phương pháp học montessori là gì mà có thể đưa ra được các dữ liệu giúp trẻ có thể rèn luyện và học theo tốc độ của riêng mình, trở thành những cá nhân độc lập và tự tin trong nhóm. Mặc dù trẻ còn nhỏ và chưa trưởng thành nhưng ưu điểm của giáo dục Montessori tạo cho trẻ sự tôn trọng như người lớn, giúp trẻ phát triển lòng tự trọng và học cách tôn trọng những người xung quanh.
Hãy kiên nhẫn và tạo cho trẻ sự thoải mái, để trẻ được phát triển toàn diện.
2.1. Sử dụng đồ chơi và phát triển tư duy
Tự học thông qua các đồ chơi được trang bị sẵn, khuyến khích sự sáng tạo trong lớp học, trẻ có thể tự chọn các hoạt động và làm việc cùng nhau theo cách riêng của mình. Trẻ em làm việc, nhiệm vụ là tạo ra hạnh phúc trong công việc chứ không phải kết quả cuối cùng. Vì vậy, sẽ giúp trẻ chú ý đến quá trình hơn là kết quả, sáng tạo theo một cách tự nhiên.
2.2. Hãy để trẻ làm việc chúng yêu thích
Cho phép trẻ lựa chọn hoạt động mà mình mong muốn, tự do tìm hiểu và khám phá sở thích. Tất cả đồ vật trong lớp đều có vị trí chính xác trên giá. Sau khi trẻ hoàn thành một hoạt động, trẻ phải đặt các đồ vật trở lại vị trí ban đầu. Điều này giúp hình thành tính kỷ luật tự giác và có trật tự. Bên cạnh đó, mô hình giáo dục Montessori giúp trẻ thể hiện cảm xúc của mình với những người xung quanh, giao tiếp tốt hơn với gia đình, thầy cô và bạn bè. Giáo viên sẽ không áp đặt khả năng của trẻ này lên trẻ khác mà luôn để trẻ nỗ lực theo khả năng của mỗi cá nhân.
2.3. Trau dồi sự tự lập về kiến thức cũng như biết chăm sóc cho bản thân bé
Một số trẻ học nhanh qua các hình ảnh, một số thích ứng với âm thanh hoặc thông qua chuyển động cơ thể và giác quan. Trong khi những trẻ khác có thể học thông qua các kiểu kết hợp khác nhau. Việc sử dụng các giáo cụ cũng hỗ trợ được các cách học khác nhau.
Trẻ tự học cách chăm sóc bản thân một cách độc lập, chăm sóc cơ thể, đồ dùng và môi trường. Mọi đứa trẻ đều có động lực tích cực và độc lập, vì vậy tính độc lập rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến lòng tự trọng, khả năng và sự hợp tác của trẻ. Bọn trẻ có thể tự mình truy cập các tài liệu trong lớp, chúng không phải lúc nào cũng cần người khác giúp đỡ.
Trẻ sẽ học được cách tự lập trong học tập và biết chăm lo cho bản thân trong đời sống hằng ngày
2.4. Bé sẽ biết tôn trọng và được tôn trọng bởi mọi người xung quanh
Cách giúp trẻ học hỏi không phải là chỉ trích điều gì “sai”, mà sử dụng sự thật như một cơ hội để hiểu điều gì là sai và giúp trẻ tìm ra giải pháp phù hợp với chúng. Tập trung vào việc nuôi dưỡng lòng tự trọng của trẻ, quan tâm đến người khác, giúp trẻ phát triển tích cực về mọi mặt và giúp trẻ học cách tôn trọng quyền của người khác.
Trẻ cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi tiếp thu kiến thức từ bên ngoài, mà không cảm thấy bị hạn chế hoặc ép buộc. Học mà chơi, chơi mà học là một trong những mục tiêu của phương pháp học Montessori. Đây là một trong những kỹ năng đóng vai trò nền tảng trong học tập. Mục đích của giáo dục Montessori là không làm gián đoạn sự chú ý của trẻ khi trẻ phải tiếp tục bài học mà chưa học xong bài trước.
3. Lưu ý khi dạy con theo phương pháp Montessori
Nuôi dạy con cái nên người là một hành trình dài và hạnh phúc mà cha mẹ nào cũng phải trải qua. Vì vậy, không thể một sớm một chiều mà cần hết sức kiên nhẫn để trẻ không cảm nhận được nguồn stress vô hình, để trẻ trưởng thành một cách toàn diện nhất.
3.1. Cho trẻ một vị trí quan trọng trong gia đình
Việc tự do di chuyển theo ý muốn của bé cho phép bé khám phá môi trường sống tốt hơn và trải nghiệm các kỹ năng vận động mới. Thay vào đó, cha mẹ sẽ chỉ ở phía sau để bảo vệ con cái khỏi những nguy hiểm từ xa, từ góc độ không gian và mọi người xung quanh. Mang lại cho chúng một môi trường sống trong lành, an toàn và đảm bảo, để trẻ tự do phát triển.
Tôn trọng con cái là cách cha mẹ dạy con cách đối xử với mọi người xung quanh một cách tôn trọng và lịch sự. Từ đó, trẻ sẽ có được những kỹ năng ứng xử và giao tiếp chuẩn mực trong những năm tháng đầu đời.
3.2. Đừng quên lắng nghe nỗi lòng của con nhé
Cho con quyền lựa chọn là cách cha mẹ tôn trọng con cái. Không những vậy giúp trẻ hình thành nhân cách và còn tạo cơ hội cho sự phát triển sau này của trẻ. Trẻ là người tự chọn lĩnh vực học tập và hoạt động yêu thích của mình: trẻ tự do “vùi đầu” vào hoạt động yêu thích cho đến khi muốn chuyển sang hoạt động khác. Người lớn sẽ không “can thiệp” quá nhiều vào trẻ, đặc biệt là áp đặt những ý tưởng, quan niệm, quan điểm của mình lên trẻ.
Ngay từ những năm tháng đầu đời, hãy dạy trẻ thói quen giao tiếp đúng mực, dạy trẻ lắng nghe lời nói của người khác, không ngắt lời khi mọi người đang nói. Tôn trọng con cái của bạn ngay cả khi nói chuyện với chúng. Ngoài ra, việc trả lời các câu hỏi của trẻ một cách kiên nhẫn sẽ giúp chúng phát triển sự hiểu biết và vốn từ vựng của mình.
Hãy lắng nghe và giao tiếp với trẻ thoải mái, xoá bỏ mọi khoảng cách tuổi tác giữa chúng để được bầu bạn cùng trẻ
3.3. Luôn quan sát con trong quá trình học tập và tự lập lớn lên
Trẻ sẽ học trực tiếp bằng cách tương tác với đồ dùng học tập và bạn bè của chúng: trẻ có ít nhất 3 giờ trên tài liệu học tập mỗi ngày và giáo viên không có quyền cắt ngang hoạt động của trẻ khi đang hứng thú và phải theo các hoạt động của lớp.
Hãy cho con cơ hội làm những gì chúng có thể làm. Vì chỉ khi tự mình làm, trẻ mới có thể khám phá, thử nghiệm và nhớ lâu hơn. Để trẻ tự mặc quần áo, tự đi vệ sinh, dọn đồ chơi, v.v. Dựa vào khả năng của bản thân và có thể nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, đừng quên hỗ trợ con khi cần thiết.
Ngoài ra, do tính chất công việc bận rộn, các bậc phụ huynh thường lựa chọn phương pháp Montessori bằng hình thức học online cho trẻ mầm non ngay tại nhà. Từ đó mà ba mẹ có thể học trực tuyến cùng con ngay tại nhà.
Tôn trọng sở thích và hoạt động mà các bé lựa chọn.
Phương pháp học Montessori đã mang lại nhiều lợi ích tiềm năng cho trẻ ngay từ giai đoạn mầm non, cung cấp cho trẻ nền tảng kiến thức vững chắc và giúp trẻ thích nghi với bất kỳ môi trường nào trong tương lai. Với cách này, cha mẹ cần rèn luyện cho con khả năng tập trung và điều chỉnh một cách tự nhiên, thay vì ép con theo một khuôn khổ. Từ đó trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ, tình nguyện làm việc và biết cách giúp đỡ người khác.
Nguồn tham khảo:
- xhomeeco.com
- huggies.com.vn