Bé từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng cho thấy dấu hiệu của việc ngừng bú mẹ và sẵn sàng cho việc ăn dặm. Đây cũng là thời điểm cơ thể bé cần bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn ngoài sữa mẹ. Vì vậy mà chuẩn bị các món bánh ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng mà vẫn khiến bé thích thú luôn là mối bận tâm của các mẹ. Hãy cùng Beto học ngay các công thức làm bánh sau cho sự phát triển toàn diện của các bé.
Bánh ăn dặm rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé
Trong bài viết này
1. Bánh ăn dặm là gì?
Bánh ăn dặm là loại sản phẩm dành riêng cho bé giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ như canxi, vitamin, chất đạm. Ngoài ra bánh ăn dặm còn được sử dụng để hỗ trợ quá trình tập nhai cho các bé. Hiện nay trên thị trường, bánh ăn dặm cho các bé từ 6 tháng đến 1 tuổi vô cùng đa dạng hương vị và hình dáng để giúp bé kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn.
Cần lựa chọn loại ăn dặm phù hợp với từng lứa tuổi và đặc điểm của bé
2. Lợi ích khi cho bé ăn bánh ăn dặm
Mùi vị hấp dẫn, đa dạng sẽ kích thích giúp bé ăn ngon miệng hơn. Sau khi bú sữa mẹ bé sẽ bắt đầu khám phá thế giới với nhiều nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng hơn. Vì vậy mà những loại bánh ăn dặm bổ sung dinh dưỡng, thơm ngon sẽ giúp kích thích vị giác của bé rất tốt, khiến các bé thích thú và cảm thấy ngon miệng hơn.
Tiết kiệm thời gian trong việc chế biến các món ăn. Bánh ăn dặm không chỉ hỗ trợ phản xạ nhai cho bé mà còn là món ăn tiện lợi giúp tiết kiệm thời gian cho mẹ mà rất được các bé yêu thích. Đây chính là lựa chọn hoàn hảo cho những ngày bận rộn của các mẹ mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
Kích thích vị giác và phản xạ nhai cũng như tiết kiệm thời gian cho mẹ
Tạo tính chủ động, tự lập khi ăn uống. Mẹ không cần phải đút ăn hay mớm từng muỗng cho con, có thể tập cho bé tính tự lập, đưa bánh cho trẻ tự ăn. Đây là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên nhẫn và đúng phương pháp. Nếu được tập thói quen tự lập từ nhỏ từ những việc đơn giản nhất sẽ hình thành tư duy cho trẻ tốt hơn sau này.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Tuy là món ăn phụ những bánh ăn dặm không kém phần quan trọng trong việc cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Bé cần nhiều năng lượng hơn cho việc hoạt động, chạy nhảy hàng ngày và phát triển cao lớn.
Bánh ăn dặm bổ sung vi lượng cần thiết giúp bé khỏe mạnh khôn lớn
3. Công thức làm bánh ăn dặm cho mọi bà mẹ
3.1. Bánh sữa bột bắp
Nguyên liệu: Bột bắp, sữa công thức hoặc sữa mẹ tự nhiên
Cách làm: Cho bột bắp và sữa vào nồi, mở lửa vừa và khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sệt vừa phải. Sau đó, rót hỗn chén hoặc khuôn và đem hấp cách thủy trong vòng 20 phút. Sữa bột bắp là trong những bánh ăn dặm cho bé đơn giản và dễ thực hiện nhất. Bánh có mùi thơm gần như sữa mẹ (đặc biệt là khi dùng sữa mẹ tự nhiên) và mềm xốp nên rất phù hợp với các bé trong thời kỳ đầu tập ăn dặm.
Bánh sữa bột bắp phù hợp với các bé vừa bước vào giai đoạn tập ăn dặm
3.2. Bánh bông lan rau củ
Nguyên liệu: Lòng đỏ trứng gà, khoa tây, bột bắp hoặc bột mì, cải bó xôi hoặc rau ngót
Cách làm: Trước khi bắt đầu các mẹ hãy chuẩn bị sẵn khuôn đổ giấy có lót giấy nến, quẹt một lớp dầu mỏng. Tiếp theo cho tất cả nguyên liệu và một ít nước vào máy xay sinh tố, các mẹ có thể cho thêm một ít đường để tạo thêm vị ngọt cho bánh.
Sau khi xay nhuyễn hỗn hợp thì rây vào khuôn đã chuẩn bị sẵn rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, dùng tăm tạo vài lỗ khí và đem chưng cách thủy từ 10 – 15 phút là hoàn thành. Mẹ có thể dùng công thức làm bánh ăn dặm này cho bé từ 7 tháng tuổi trở lên, bánh bông lan rau củ chín mềm, thơm ngon giàu dinh dưỡng.
Bánh bông lan rau củ thơm ngon, mềm và giàu chất dinh dưỡng
3.3. Bánh quy ngũ cốc
Nguyên liệu: Bột mì, ngũ cốc, dầu ăn cho bé
Cách làm: Cho bột mì, nước sôi và một ít dầu ăn vào thau, trộn đều rồi ủ trong 30 phút. Sau đó cán bột mì thành những miếng dày khoảng 1,5cm và cắt tạo hình theo các khuôn có sẵn rồi đem nướng ở 175 độ C trong vòng 35 phút.
Khi chín bánh sẽ có màu vàng ngả nâu hấp dẫn, chỉ cần đợi bánh nguội có thể cho vào hộp bảo quản. Bánh ăn dặm từ ngũ cốc cung cấp lượng lớn dinh dưỡng cho bé và giúp tập nhai hiệu quả.
Bánh quy thơm giòn kích thích vị giác, là món khoái khẩu của nhiều bé
3.4. Bánh muffin hương táo
Nguyên liệu: Táo, bột đậu nành, bột mì, dầu ăn cho bé, lòng đỏ trứng gà, sữa chua
Cách làm: Táo chín cắt hạt lựu, xay nhuyễn đem trộn với các nguyên liệu khác sẽ có được hỗn hợp sệt vừa phải. Chuẩn bị sẵn khuôn lót giấy nến rồi đổ hỗn hợp vào và đem nướng ở 190 độ C trong vòng 10 – 15 phút.
Thành phẩm là những chiếc bánh mềm nhỏ với hương táo thơm ngon. Làm bánh ăn dặm cho bé với hương muffin táo giúp bé luyện ăn tốt, chứa nhiều chất dinh dưỡng từ táo, phù hợp với trẻ từ 6 tháng.
Bánh muffin táo thơm ngon, nhỏ gọn, giúp bé ăn dễ dàng
3.5. Bánh bí đỏ nhân phô mai
Nguyên liệu: Bí đỏ, lòng đỏ trứng gà, sữa đặc, phô mai, bột nếp
Cách làm: Nghiền thật nhuyễn bí đỏ rồi cho lòng đỏ trứng gà và một ít sữa đặc vào khuấy đều. Sau đó cho bột nếp vào rồi nhào đều. Mẹ ngắt từ phần bột nhỏ vừa đủ để nặn vỏ rồi cho phô mai vào giữa và vo thành viên hoặc cho vào khuôn tạo hình. Tiếp theo đem hấp cách thủy trong vòng 15 – 20 phút là có thành phẩm.
Cách làm bánh ăn dặm này hơi tốn công ở phần nặn vỏ nhưng nếu khéo tay sẽ có ngay mẻ bánh thơm ngon, vừa đẹp mắt lại vừa dinh dưỡng.
Bánh bỉ đỏ thơm ngon, giàu dinh dưỡng và vô cùng đẹp mắt
Xem thêm:
Top 12 loại bánh ăn dặm đa dạng hương vị tốt nhất cho bé yêu
Tùy theo từng độ tuổi, nhu cầu mà sẽ có những loại bánh ăn dặm phù hợp cho bé. Với các lợi ích trên các mẹ có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của đồ ăn dặm trong quá trình phát triển của bé. Beto hi vọng các công thức trên có thể giúp mẹ làm cho bé thật nhiều món ngon, luôn đồng hành cùng các bé trên chặng đường phát triển sau này.
Nguồn:
- Websosanh.vn
- Konnichiwa.vn
- earthmama.vn