Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – SEO (Search Engine Optimization) là một quy trình tuyệt vời giúp bạn có thể tăng thứ hạng website trên các trang tìm kiếm, đem về lượng traffic chất lượng và miễn phí, nhưng để làm được điều này đòi hỏi bạn phải là một SEOer giàu kinh nghiệm hay đã trải qua các khóa học SEO chuyên sâu. Nếu bạn là một newbie trong ngành, hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu kỹ hơn về lĩnh vực thú vị này nhé.
Sử dụng công cụ SEO sẽ giúp bạn tăng hàng ngàn lượt truy cập mà không cần tốn phí
Trong bài viết này
- 1. Có thể làm SEO trên những nền tảng nào?
- 2. Những đầu việc cơ bản 1 SEO cần làm trên mọi nền tảng
- 2.1. Lập kế hoạch SEO theo tháng – quý – năm
- 2.2. Nghiên cứu từ khóa
- 2.3. Xây dựng chiến lược Content và cập nhật Content định kỳ
- 2.4. Tối ưu OnPage
- 2.5. Tương tác với khách hàng
- 2.6. Xây dựng liên kết trong và ngoài nội bộ
- 2.7. Thiết kế và cải tiến UX/UI của trang web
- 2.8. Quảng bá thương hiệu trên Social Network
- 2.9. Phân tích và đánh giá đối thủ
- 2.10. Review Persona
- 2.11. Quản lý, báo cáo và đánh giá plan đã thực hiện
- 3. Giới thiệu khóa học SEO cho các nền tảng
1. Có thể làm SEO trên những nền tảng nào?
Ở Việt Nam, SEO thường chủ yếu được khai thác trên công cụ tìm kiếm Google. Đó là lí do khiến nhiều người hiểu nhầm khi nhắc đến SEO, đều nghĩ tới đó là SEO trên Google. Trên thực tế, một người làm SEO sẽ có thể thực hiện tối ưu trên rất nhiều nền tảng tìm kiếm khác nhau. Cốc Cốc, Yahoo, Bing, Facebook cũng là những cái tên phổ biến được áp dụng mà có thể nếu học qua khóa học SEO chuyên sâu bạn sẽ biết.
2. Những đầu việc cơ bản 1 SEO cần làm trên mọi nền tảng
Vậy nếu muốn tiến thân vào làm việc trong lĩnh vực này, bạn cần làm những công việc như thế nào? Beto sẽ giúp bạn liệt kê 11 công việc quan trọng nhất của một SEOer ngay sau đây.
2.1. Lập kế hoạch SEO theo tháng – quý – năm
Các bản kế hoạch SEO sẽ được xây dựng để giải quyết và cải tiến hiện trạng của doanh nghiệp, do đó cần được cụ thể theo từng hành động và mục tiêu. Các thành phần không thể thiếu trong một plan đó là mục tiêu (mở rộng chủ đề, SEO Audit,…), hạng mục thực thi chi tiết, người thực hiện, thời gian triển khai.
2.2. Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là bước đầu tiên và cực kì quan trọng trong SEO. Bạn cần đánh giá được mức độ khó hay dễ của từ khóa, mức độ ưu tiên của từng từ khóa. Việc tìm kiếm từ khóa thường sẽ được cập nhật liên tục khoảng 2 tuần 1 lần, và bạn có thể làm việc với team sales để biết được chủ đề khách hàng đang quan tâm, để từ việc tìm kiếm từ khóa truyền thống có thể mở rộng thêm nhiều insight từ khóa khác.
2.3. Xây dựng chiến lược Content và cập nhật Content định kỳ
Bên cạnh việc xem lại các bài nội dung cũ trên website của mình để cập nhật được các nội dung mới và tối ưu các yếu tố chuẩn SEO hơn, bạn cũng cần bổ sung liên tục các bài viết đáp ứng insight của khách hàng, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thuyết phục họ tham gia vào phễu bán hàng hơn.
Sáng tạo nên những nội dung độc đáo và phù hợp nhu cầu khách hàng mục tiêu cũng là một trong những công việc chính khi làm SEO
2.4. Tối ưu OnPage
Việc phân tích và tối ưu nội dung, cấu trúc trên website tốt sẽ giúp tăng độ lành mạnh cho trang web của bạn, thậm chí bạn còn có thể xuất hiện tại vị trí Feature Snippet (đoạn trích nổi bật) – đoạn nội dung xuất hiện trên kết quả tìm kiếm được trích từ website để giải đáp nhanh chóng truy vấn của người dùng và Knowledge Graph – hộp thông tin xuất hiện ở cột bên phải mỗi trang kết quả tìm kiếm.
Trong đó, ba yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến CTR của website trên bảng xếp hạng kết quả đó là thẻ tiêu đề (title tag), thẻ mô tả (meta description) và URL. Do đó bạn sẽ cần tập trung chính vào 3 yếu tố này để đảm bảo nội dung luôn hấp dẫn và cơ hội người dùng nhấp vào trang của bạn sẽ càng cao.
Ngoài 3 yếu tố quan trọng trên, tất nhiên chúng ta sẽ cần song song tối ưu rất nhiều những thành phần khác. Bạn nên nhớ một vài đầu việc ưu tiên trong mục này như sau:
- Tối ưu từ khóa trong URL, thẻ Headings.
- Xây dựng thẻ title hấp dẫn
- Có phần mô tả cho tất cả nội dung
- Kiểm tra và sửa các link lỗi
- Thêm Alt Text cho tất cả hình ảnh
- Xây dựng Internal links tốt
2.5. Tương tác với khách hàng
Đây là cách giúp bạn hiểu rõ khách hàng mình là ai và nhu cầu của họ là gì. Việc phản hồi bình luận hoặc kết nối thông qua những câu hỏi, những lời giao tiếp chân thành sẽ khiến khách hàng cảm thấy được lắng nghe, từ đó tăng mức độ tin tưởng và yêu thích dành cho website của bạn.
2.6. Xây dựng liên kết trong và ngoài nội bộ
Backlink là các liên kết từ một website này đến một website khác. Đây cũng là một yếu tố rất cần thiết trong SEO, ảnh hưởng lớn đến thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm. Backlink tốt sẽ giúp bạn một thương hiệu tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới. Vì vậy, việc tìm kiếm và xây dựng các backlink uy tín, liên quan và chất lượng cần được thực hiện hàng tuần.
2.7. Thiết kế và cải tiến UX/UI của trang web
Trải nghiệm của người dùng tốt hay tệ phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế của website. Một trang web cần được thiết kế hướng đến việc đáp ứng mục tiêu cho người dùng. Bạn có thể sử dụng heatmap (bản đồ nhiệt) để biết được đặc điểm của người dùng như tập trung mắt vào vùng nào nhiều nhất, click vào vùng nào nhiều nhất,… để sắp xếp vị trí nội dung, banner và button cho phù hợp.
Người dùng sẽ ấn tượng và ở lại lâu ở những website có thiết kế ưa nhìn và dễ sử dụng
2.8. Quảng bá thương hiệu trên Social Network
Một cách hay để lan tỏa nội dung chất lượng đến với người dùng đó là qua mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube. Đây sẽ là phương pháp hữu hiệu để quảng bá về nội dung của bạn, đặc biệt là khi bạn có một lượng theo dõi và tương tác nhất định trên các nền tảng này.
2.9. Phân tích và đánh giá đối thủ
Trong cuộc thi giành được vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng kết quả công cụ tìm kiếm, bạn có bao giờ tự hỏi tại sao các đối thủ lại được xếp thứ hạng cao hơn mình? Việc nghiên cứu, học hỏi những chiến thuật SEO mới từ đối thủ sẽ là một cách hay giúp bạn luôn cập nhật kịp thời những thay đổi hữu ích cho website của mình.
2.10. Review Persona
Persona (chân dung khách hàng) là thứ quyết định toàn bộ một chiến lược Marketing. Mục tiêu cuối cùng của bạn là nhắm vào khách hàng, vì vậy cần phải lựa chọn chính xác chân dung đối tượng khách hàng lý tưởng nhất, đồng thời thường xuyên review lại persona định kỳ để thực hiện những cải biến cho phù hợp với từng chiến dịch trong từng thời điểm.
2.11. Quản lý, báo cáo và đánh giá plan đã thực hiện
Theo dõi số liệu, lập các báo cáo để đánh giá về tiến độ của chiến dịch là công việc bạn cần thực hiện mỗi ngày. Sau khi đo lường được những nỗ lực của bạn có đem lại hiệu quả cho hoạt động của website hay không, bạn sẽ biết được nên chỉnh sửa và thay đổi hoạt động nào để hiệu suất tốt hơn trong thời gian sắp tới.
Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi phân tích báo cáo chi tiết
3. Giới thiệu khóa học SEO cho các nền tảng
Để thành thạo được những đầu công việc SEO trên, bạn nên tìm những công việc thực tập để có nhiều kinh nghiệm thực tế, hoặc tự trau dồi kiến thức và cập nhật thông tin mới. Học các khóa SEO online cũng là một cách giúp bạn tiếp thu kiến thức bài bản và tiết kiệm thời gian. Dưới đây Beto sẽ liệt kê một số khóa học SEO phổ biến có thể giải đáp cho những bạn muốn tìm hiểu khóa học SEO giá bao nhiêu và những lợi ích mà nó mang lại nhé.
3.1. Khóa Học SEO từ A-Z
Khóa học bao gồm 41 bài giảng đến từ giảng viên Henry Phước, anh là CEO của Reachard – Công ty chuyên về dịch vụ SEO từ khóa lên Top google, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn kiến thức về SEO từ cơ bản đến nâng cao.
Hơn thế nữa khi đến với khóa học SEO chuyên sâu này bạn sẽ bắt đầu được tiếp thu kiến thức về SEO một cách thực tế và có cái nhìn tổng quan về công ty và đối thủ của bạn. Bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết từng bước cách SEO từ khóa lên top Google sao cho hiệu quả nhất.
Tham gia khóa học tại đây
3.2. Khóa học Bí kíp SEO kênh Youtube thống lĩnh top 1 Google
Nếu bạn đang có ý định kiếm tiền từ kênh YouTube của mình nhưng lại không có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng chiến lược SEO video luôn lên top 1 Google và Youtube nhanh chóng, khóa học của giảng viên Huỳnh Ngọc Thanh sẽ giúp bạn đạt được điều này.
Chỉ với 7 giờ cho một khóa học SEO YouTube, bạn đã thành thạo cách phát triển kênh YouTube ở mức độ chuyên nghiệp, biết cách viral Video Marketing với chi phí 0 đồng. Những giấy chứng nhận quốc tế từ YouTube cũng được cung cấp trong quá trình học giúp làm đẹp hồ sơ của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
Tham gia khóa học tại đây
YouTube cũng là một nền tảng mang lại nhiều lợi ích tiềm năng mà bạn nên chú trọng
3.3. Thiết kế website wordpress chuẩn SEO lên top Google
Đây là khóa học SEO web giúp bạn lên top với WordPress – nền tảng được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong thiết kế website bán hàng, website doanh nghiệp và các blog. Chỉ trong nửa ngày, bạn sẽ tự làm được tất cả các loại website chuyên nghiệp và được đánh giá cao bởi Google. Ngoài ra bạn cũng sẽ được hướng dẫn cách SEO website lên top Google ngay trong khóa học. Một khóa học mà có đến hai tiện ích, thật tiện lợi phải không?
Tham gia khóa học tại đây
3.4. Khóa học Auto Chatbot và Hệ thống Fanpage Facebook SEO Top Google
Khóa học SEO facebook của giảng viên Đỗ Văn Nghĩa sẽ giúp bạn có thể xây dựng hệ thống tự động trên Facebook, bắt kịp xu hướng dẫn đầu và cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công việc kinh doanh của mình.
Từ việc lên ý tưởng đến việc cài đặt 1 hệ thống Fanpage lên Top Google bền vững và vận hành việc bán hàng, chăm sóc Auto trên Facebook, đăng bài viết lên tất cả các trang mạng xã hội chỉ trong tích tắc. Nếu bạn cũng đang muốn nắm trong tay bí quyết phủ sóng thị trường bằng hệ thống Facebook hoàn hảo, hãy nhanh tay đăng ký ngay nhé.
Tham gia khóa học tại đây
Các chuyên gia SEO sẽ giúp bạn có một hệ thống kiến thức tốt nhờ chắt lọc kinh nghiệm nhiều năm trong ngành
Trong tương lai SEO sẽ không bớt đi giá trị của nó mà chắc chắn ngày một trở nên quan trọng hơn vì những lợi ích bền vững và dài lâu mà nó đem lại. Hy vọng bài viết trên đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích về SEO, giúp bạn đọc hình dung được bức tranh tổng thể về ngành nghề này. Nếu bạn cảm thấy hứng thú, hãy tham gia các khóa học SEO chuyên sâu để tìm hiểu kỹ hơn về chuyên môn nhé.
Nguồn tham khảo:
- gtvseo.com