Với nhịp sống hiện đại, vội vàng như hiện nay thì tình trạng mất ngủ không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà những bạn trẻ cũng đang mắc phải. Điều đó dẫn đến nhiều người đi làm/sinh viên lạm dụng thuốc an thần để có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, việc dùng thuốc an thần trong thời gian dài sẽ có nhiều tác dụng phụ. Sau đây là những nguyên nhân và phương pháp chống mất ngủ mà bạn cần nên bỏ túi.
Hãy xua tan cơn mất ngủ mà không cần dùng thuốc để bạn tận hưởng cuộc sống và làm việc hiệu quả hơn
Trong bài viết này
- 1. Một số nguyên nhân gây mất ngủ
- 2. Các phương pháp tự nhiên giúp ngủ nhanh và ngủ sâu
- 2.1. Rèn luyện cho bản thân đi ngủ đúng giờ
- 2.2. Không nên dành nhiều thời gian ngủ vào ban ngày
- 2.3. Tập thể dục, chơi thể thao đều đặn
- 2.4. Tham gia lớp học yoga/thiền
- 2.5. Xoa bóp và mát xa nhẹ trước khi đi ngủ
- 2.6. Thay đổi những thói quen xấu/không ăn uống chất kích thích trước khi ngủ
- 2.7. Vệ sinh không gian phòng ngủ
- 2.8. Sử dụng thảo dược/thực phẩm có thành phần an thần
1. Một số nguyên nhân gây mất ngủ
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mất ngủ ở nhiều người. Phần lớn những lý do đó đều tiềm ẩn trong cách sinh hoạt hàng ngày nhưng chúng ta vẫn chưa nhận ra. Sau đây là 7 nguyên nhân khiến bạn cảm thấy thật kinh ngạc:
1.1. Phòng của bạn không đủ tối
Tốt nhất, phòng ngủ của bạn không nên bật bất kỳ đèn nào, đặc biệt là ánh sáng phát ra từ TV hoặc bất kỳ thiết bị điện tử. Khi mắt bạn tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm, não của bạn sẽ bị đánh lừa rằng đã đến lúc thức dậy và giảm sản xuất melatonin, một loại hormone do tuyến tùng tiết ra, gây buồn ngủ và hạ nhiệt độ cơ thể. Ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử đặc biệt rắc rối vì bắt chước ánh sáng mặt trời.
1.2. Nhiệt độ phòng quá ấm
Cơ thể và bộ não của bạn muốn hạ nhiệt khi bạn ngủ, nhưng nếu phòng quá ấm, sẽ cản trở quá trình hạ nhiệt. Có quạt trong phòng là một ý kiến hay chống mất ngủ vì sẽ giúp bạn mát mẻ và tạo ra một mức độ ồn nhất quán giúp bạn dễ ngủ. Chỉ cần đừng quá lạnh, vì điều đó cũng sẽ làm gián đoạn giấc ngủ.
Phòng quá sáng hay nhiệt độ quá ấm cũng khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ
1.3. Xem đồng hồ
Mặc dù không khó nhưng đừng nhìn đồng hồ khi bạn thức dậy vào ban đêm. Trên thực tế, tốt nhất bạn nên xoay chuyển để đồng hồ không đối mặt với bạn. Khi bạn thường xuyên nhìn đồng hồ, bạn đang rèn luyện nhịp sinh học của mình sai cách, và chẳng bao lâu bạn sẽ thấy mình thức dậy đúng 3:15 mỗi đêm.
1.4. Xem TV/sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ
Bạn cố gắng làm việc trước khi đi ngủ hoặc bạn nghĩ xem TV vừa thư giãn vừa dễ ngủ hơn. Đây điều là những cách cực kỳ sai lầm vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ khiến cho bạn càng khó ngủ. Xem TV kích thích hoạt động của não, ánh sáng phát ra từ TV báo cho bộ não của bạn thức dậy.
Cố gắng làm việc, sử dụng nhiều thiết bị điện tử trước khi ngủ hoàn toàn không tốt cho sức khỏe và giấc ngủ chút nào
1.5. Uống rượu/sử dụng cà phê/trà trước khi ngủ
Thời gian bán hủy trung bình của caffeine là 5 giờ, có nghĩa là bạn vẫn còn một phần tư liều cafein đầu tiên “quay quanh” hệ thống của bạn 10 giờ sau khi bạn uống. Chúng ta thường nghĩ rượu như một chất gây ngủ, nhưng thực tế cồn lại cản trở giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn vào sáng hôm sau. Đúng là bạn có thể cảm thấy buồn ngủ sau khi uống, nhưng đó là tác dụng ngắn hạn.
1.6. Ăn protein quá gần giờ đi ngủ.
Protein đòi hỏi nhiều năng lượng để tiêu hóa và điều đó khiến hệ tiêu hóa của bạn hoạt động không ổn định trong khi bạn đang cố gắng ngủ – sự kết hợp không tốt. Tốt hơn nên có một bữa ăn nhẹ chứa carbohydrate để chống mất ngủ tại nhà.
1.7. Hút thuốc trước khi đi ngủ
Những người hút thuốc đánh đồng việc hút thuốc với việc thư giãn, nhưng đó là một thủ thuật đánh lừa hệ thần kinh. Sự thật, nicotine là một chất kích thích. Khi hút thuốc trước khi ngủ, bạn có thể thức dậy nhiều lần trong đêm và không thể ngủ thẳng giấc.
Uống rượu, ăn quá nhiều hay hút thuốc đều là những nguyên nhân xấu dẫn đến rối loạn giấc ngủ
2. Các phương pháp tự nhiên giúp ngủ nhanh và ngủ sâu
Bạn cảm thấy phát chán vì luôn phải uống thuốc an thần trước khi đi ngủ? Bạn càng lo lắng hơn vì những tác dụng phụ của thuốc? Vậy thì sau đây là những mẹo giúp bạn ngủ nhanh và sâu giấc cực kỳ hiệu nghiệm.
2.1. Rèn luyện cho bản thân đi ngủ đúng giờ
Sau một ngày làm việc căng thẳng thì thời gian đi ngủ hợp lý dành cho bạn là từ 9-10 giờ tối. Đây là khoảng thời gian cực kỳ lý tưởng để cơ thể bạn thả lỏng, gan và thận bắt đầu thanh lọc những tạp chất bên trong. Việc rèn luyện đi ngủ đúng giờ giúp cơ thể bạn thiết lập một chu kỳ và tự thúc đẩy cảm giác buồn ngủ. Đây chính là cách chống mất ngủ hiệu quả nhất.
2.2. Không nên dành nhiều thời gian ngủ vào ban ngày
Việc ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ khiến cơ thể ngủ đủ giấc dẫn đến tình trạng bạn khó ngủ ban đêm. Vì vậy ban ngày, bạn cần thiết kế thời gian biểu làm việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lý. Một giấc ngủ buổi trưa tối đa 30 phút cực kỳ quan trọng để giúp bạn tái tạo năng lượng sẵn sàng làm việc tiếp.
Ngủ trưa chỉ nên duy trì tối đa 30 phút để cơ thể không ngủ đủ giấc vào ban ngày
2.3. Tập thể dục, chơi thể thao đều đặn
Việc duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe mà còn là bài tập chống mất ngủ. Bên cạnh đó, việc tập thể dục thường xuyên giúp bạn giảm căng thẳng âu lo theo nhịp sống hiện đại. Hãy cố gắng dành ra mỗi ngày 20 phút rèn luyện và bạn sẽ cảm nhận được nhiều thay đổi kinh ngạc.
2.4. Tham gia lớp học yoga/thiền
Khoảng thời gian đầu luyện tập yoga/thiền sẽ gây cho bạn không ít khó khăn vì cần tập làm quen và có HLV hướng dẫn. Việc thiền mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm đi áp lực từ công việc, trách nhiệm và mang đến một giấc ngủ chất lượng hơn. Ngủ ngon còn giúp bạn kéo dài tuổi thọ và tận hưởng cuộc sống.
Duy trì thói quen tập yoga/thiền/chơi thể thao dù bạn bận rộn đến mấy
2.5. Xoa bóp và mát xa nhẹ trước khi đi ngủ
Việc xoa bóp/mát xa không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Sau một ngày học tập/làm việc/cống hiến thì việc mát xa giúp bạn thả lỏng cơ thể và tâm trí cực kỳ hữu hiệu.
2.6. Thay đổi những thói quen xấu/không ăn uống chất kích thích trước khi ngủ
Ánh sáng xanh từ điện thoại/máy tính là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ. Bên cạnh đó, việc uống nhiều trà, cà phê hay ăn quá nhiều vừa không tốt cho sức khỏe vừa khiến bạn trằn trọc cả đêm. Vậy nên, biện pháp chống mất ngủ ở đây chính là hạn chế sử dụng thiết bị điện tử và các chất kích thích.
2.7. Vệ sinh không gian phòng ngủ
Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ, bạn cần thường xuyên vệ sinh giường ngủ, chăn gối. Nếu có thể, bạn nên thiết kế không gian ngủ của bản thân trở thành một phòng cách âm. Việc vệ sinh phòng ốc, giúp bạn ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn, nấm mốc, côn trùng phát triển sinh sôi. Với một phòng ngủ sạch sẽ, bạn sẽ chống mất ngủ hiệu quả hơn.
Vệ sinh phòng ngủ thường xuyên giúp bạn chống mất ngủ đáng kể
2.8. Sử dụng thảo dược/thực phẩm có thành phần an thần
Một số cách sử dụng thảo mộc được ông cha ta truyền lại bao đời nay mà bạn có thể áp dụng như: ngâm chân với nước ấm pha gừng, nấu cháo hạt sen, uống sữa ấm… trước khi đi ngủ. Tuy đơn giản là thế nhưng áp dụng một thời gian dài, bạn sẽ dễ ngủ hơn và cảm thấy chất lượng cuộc sống cải thiện đáng kể.
Làm thế nào để ngủ sớm, mời bạn xem qua vài lời khuyên từ bác sĩ Vũ Công Thắng
Tùy vào độ tuổi và thể chất mỗi người sẽ có cách chống mất ngủ khác nhau. Hy vọng sau khi đọc bài viết trên, bạn sẽ chọn ra được những phương pháp chữa mất ngủ tự nhiên nhất cho bản thân mình. Bạn hoàn toàn xứng đáng tận hưởng và cảm nhận một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc!
Nguồn tham khảo:
- suckhoehangngay.vn
- forbes.com