Trong những năm trở lại đây, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ. Theo sau đó là nhu cầu về nguồn nhân lực cũng tăng. Chính vì thế mà ngành nghề lập trình viên Front-end lại càng được quan tâm nhiều hơn. Đứng trước nhu cầu nhiều người lựa chọn theo đuổi, muốn làm việc với ngành nghề này, khóa học lập trình front-end đã được mở ra với mong muốn mang đến cho người học kiến thức bổ ích.
Trở thành lập trình viên sẽ không quá khó khăn khi bạn biết lựa chọn khóa học tốt cho mình
Trong bài viết này
1. Front-end, Back-end và Full-stack
1.1. Front-end
Front-end là một phần của trang web để tương tác với người dùng. Mọi thứ bạn nhìn thấy trên Internet khi điều hướng từ màu sắc, phông chữ đến những thanh trượt và những menu thả xuống đều là sự kết hợp giữa CSS, JavaScript và HTML được kiểm soát bởi trình duyệt máy tính của bạn. Giao diện của một trang web hay kiến trúc các trải nghiệm từ người dùng sẽ được chịu trách nhiệm bởi lập trình viên front-end.
Lập trình viên front-end phải thành thạo ba ngôn ngữ chính để đạt được các mục tiêu như: ngôn ngữ lập trình JavaScript, CSS và HTML. Bên cạnh việc thành thạo các ngôn ngữ này, lập trình viên buộc phải làm quen với những framework như Foundation, Bootstrap, Backbone, EmberJS và AngularJS để luôn đảm bảo nội dung được hiển thị tốt trên tất cả các thiết bị, thư viện LESS, jQuery đóng gói code vào cùng hình thức.
Ngoài ra, nếu bạn có mong muốn tìm hiểu thêm kiến thức cũng như kỹ năng để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, hãy tham gia khóa học lập trình front-end từ ngay bây giờ. Đây sẽ là giải pháp giúp bạn thực hiện hóa được ý tưởng thiết kế thành sản phẩm hoàn thiện.
Lập trình viên Front-end chịu trách nhiệm về giao diện và kiến trúc của trang web từ người dùng
1.2. Back-end
Back-end là phần giúp Front-end có thể hoạt động, là nơi lưu trữ tất cả dữ liệu. Đối với một trang web, Back-end sẽ bao gồm một máy chủ, một cơ sở dữ liệu và một ứng dụng. Lập trình viên Back-end có nhiệm vụ duy trì và xây dựng công nghệ, cho phép giao diện người dùng của trang web tồn tại thông qua sức mạnh của các thành phần này. Bạn có thể trau dồi kiến thức qua khóa học lập trình web.
Để đảm bảo khả năng tương tác của ứng dụng, máy chủ và cơ sở dữ liệu, những lập trình viên Back-end sử dụng ngôn ngữ server-side như: Jave, Ruby, PHP, Python và .Net để có thể xây dựng ứng dụng và những công cụ Oracle, SQL Server, MySQL Để lưu trữ, thay đổi, tìm kiếm và trở lại phục vụ người dùng.
Công việc của lập trình viên Back-end thường tuyển dụng với yêu cầu về kinh nghiệm trong các framework PHP như: Symfony, Zend, CakePHP. Hay kinh nghiệm trong các phần mềm quản lý như: CVS, Git, SVN cũng như kinh nghiệm về Linux trong việc triển khai và phát triển hệ thống. Lập trình viên sử dụng công cụ với mục đích đóng góp hoặc tạo ra những ứng dụng web với portable, code sạch và tài liệu được viết chu đáo.
Front-end có thể hoạt động là nhờ vào Back-end
1.3. Full-stack
Một lập trình viên Full-stack là người có thể làm việc liên chức năng của cả Back-end và Front-end trên cùng một ứng dụng. Front-end là phần mà người dùng có thể tương tác và nhìn thấy được, về ứng dụng xử lý logic, chứng thực người dùng, tương tác cơ sở dữ liệu, cấu hình máy chủ,… là phần của Back-end. Bên cạnh đó, họ còn thành thục những ngôn ngữ Front-end nhằm điều khiển nội dung ở phần giao diện trang web.
Việc sử dụng công cụ nào sẽ tùy thuộc vào khách hàng và dự án, những lập trình viên Full-stack cần một kiến thức bao quát ở tất cả cấp độ về cách hoạt động web: viết các API server-side, cấu hình các máy chủ Linux, cài đặt, nhảy vào phần JavaScript client-side của ứng dụng và cần một con mắt thẩm mỹ với CSS. Full-stack cần nhạy bén trong việc xác định trách nhiệm của server-side hay client-side.
Với những yêu cầu đòi hỏi một Full-stack cần biết cả việc làm về Front-end, chính vì vậy mà lập trình viên Full-stack cần chuẩn bị thêm cho mình kiến thức ở mảng này. Khóa học front-end sẽ là một công cụ hữu ích giúp bạn trang bị kiến thức cần thiết cho công việc.
Lập trình viên Full-end cần có kiến thức bao quát của Front-end và Back-end
2. Có nên học front-end không?
Nếu là một người mới thì bạn nên học lập trình Front-end, sẽ dễ dàng hơn khá nhiều. Vì vậy, hãy bắt đầu với CSS và HTML Để tạo một trang web tĩnh đơn giản. Bạn cần khoảng 2 đến 3 tháng để thành thục những kỹ năng. Bên cạnh đó, bạn còn có thể tham gia khóa học lập trình online.
Tiếp đến là học cách xử lý web và bạn sẽ cần tìm hiểu thêm về Jquery hay JavaScript và những framework khác, các thuật toán trong mã, làm quen với tư duy lập trình, xây dựng kỹ năng lập trình của bạn ở mức đơn giản nhất và tìm kiếm cách giải quyết các vấn đề nhỏ. Lập trình web Front-end có nhiều mảng, tuy nhiên sẽ dễ học, dễ tiếp cận hơn.
Khi đã có cho mình tư duy về code tốt hơn, bạn có thể học thêm các ngôn ngữ lập trình Back-end như: Java, PHP, .NET,… Sau đó học về thuật toán, cơ sở dữ liệu, kubernetes hay devops,… và trở thành Full-stack developer với mức lương khủng vài nghìn đô mỗi ngày.
Bạn nên học Front-end trước ngay khi bắt đầu
3. Những ngôn ngữ lập trình mà một lập trình viên front-end cần biết
3.1. HTML
HTML là tên viết tắt của cụm từ HyperText Markup Language. Đây là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Công việc của HTML là tạo ra định dạng, cấu trúc của siêu văn bản, những tập tin đa phương tiện (video, hình ảnh,…)
3.2. CSS
CSS có nghĩa là Cascading Style Sheets, đây là ngôn ngữ dùng để định dạng và tìm kiếm các phần tử tạo ra từ các ngôn ngữ đánh dấu (ví dụ HTML) thành bố cục trang web, ảnh nền, màu sắc.
3.3. JavaScript
JavaScript được xem là một ngôn ngữ lập trình hướng kịch bản và hay được sử dụng trên những trang web của phía người dùng. Nó có nghĩa là được chạy nền trên trình duyệt chứ không phải trên máy chủ và đóng vai trò xử lý những sự kiện tương tác của người dùng. Ngoài ra, JavaScript còn được sử dụng với mục đích viết kịch bản xử lý trong ứng dụng.
Cần nắm vững những ngôn ngữ lập trình Front-end
4. Trở thành front-end developer chuyên nghiệp qua khóa học lập trình front-end của Telos
Khóa học lập trình front-end là khóa học nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức thực tế để có thể chuyển những ý tưởng thiết kế thành sản phẩm thông qua việc lập trình. Khóa học cũng sẽ cung cấp cho bạn tư duy lập trình để nắm được mô hình chung về cách thức xây dựng trang web, đồng thời sẽ giúp bạn hiểu và song hành cùng coder với những sản phẩm sau này.
Sau khi tham gia khóa học front end online, bạn sẽ nắm được cách thức làm việc của CSS và HTML hay kiến thức cơ bản của JavaScript cũng như cách vận hành các hiệu ứng. Ngoài ra, có thể sử dụng CSS trong định dạng những thành phần trang với thiết kế đơn giản. Bạn còn có thể tạo ra trang web mang tính cá nhân của riêng mình và demo sản phẩm được thiết kế bằng HTML, hiện thực hóa thiết kế của bạn.
Chuẩn bị một lộ trình học cụ thể để tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc
Để có thể trở thành lập trình viên Front-end không phải quá khó mà cũng không quá dễ. Bạn cần một chút sự tỉ mỉ, trau chuốt từng chút cho ứng dụng hay trang web của mình. Điều này sẽ giúp chúng được bắt mắt và mượt mà hơn. Bên cạnh đó, hãy trang bị cho bản thân vốn kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc qua khóa học lập trình front-end. Đây sẽ là một nền tảng để bạn có thể tiến xa hơn trong công việc.
Nguồn tham khảo:
- topdev.vn
- goclamweb.com