“Con có thể ngưng ngọ nguậy và hoàn thành bài tập về nhà của mình không?”
Có thể chắc chắn rằng có rất nhiều phụ huynh đều bực bội và hỏi con mình điều này ít nhất vài lần mỗi khi chúng học bài. Bởi vì đối với một đứa trẻ luôn tràn đầy năng lượng sôi nổi, vui vẻ, thật khó để bé có thể ngồi một chỗ, duy trì sự tập trung cho bé vào bài tập mà không bị phân tâm bất cứ điều gì.
Có thể nói rằng, giúp trẻ tập trung vào một nhiệm vụ và tăng kỹ năng tập trung trong một thời gian dài là một thử thách lớn.
Trước khi có thể đạt được điều đó, phụ huynh cần phải hiểu được sự tò mò bẩm sinh của trẻ nhỏ là một năng lượng không gì sánh được. Vì vậy, phụ huynh cần phải dạy cho bé học bằng những phương pháp khác nhau để tăng khả năng tập trung, đồng thời tạo động lực học tập cho bé nhiều hơn.
Tuy nhiên, trước tiên chúng ta cũng cần phải tìm hiểu những lý do khiến con mình dễ dàng mất đi sự tập trung.
Để dạy cho bé học cũng như duy trì sự tập trung cho bé, phụ huynh cần chú tâm theo dõi và rèn luyện bé thường xuyên
Trong bài viết này
1. Lý do khiến bé mất tập trung
Tập trung là một thử thách có thật. Đôi lúc, trẻ em có thể thực sự muốn tập trung và học tập chăm chỉ, nhưng vẫn phải chật vật để tập trung vào những gì chúng đang làm.
Trong nhiều trường hợp, các vấn đề về sự tập trung mà trẻ gặp phải khi học tập đến từ nhiều lý do khác nhau.
1.1. Phong cách học tập không phù hợp
Sự mất tập trung của trẻ thường do môi trường hoặc các yếu tố bên ngoài gây ra hoặc do đặc điểm của phong cách học tập cá nhân của trẻ. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau và có những cách học khác nhau: một số trẻ học thông qua quan sát, một số học thông qua lắng nghe và một số học thông qua thực hành. Nếu cách học mà giáo viên nhấn mạnh cho trẻ không phù hợp với cách học của riêng chúng, điều này sẽ dẫn đến việc trẻ không chú ý và thiếu hiểu biết. Ví dụ, khi dạy cho bé học, nếu con bạn là người học bằng hình ảnh và đang đọc một cuốn sách rất nhàm chán không có hình ảnh, trẻ có thể cần kích thích thị giác nhiều hơn để thu hút sự chú ý của mình.
Hoặc trẻ là một người học bằng thính giác và ngôi nhà mà trẻ đang ở rất ồn ào sẽ khiến trẻ không thể tập trung.
Phụ huynh cần phải xác định được chính xác phương pháp học tập của trẻ là bằng thính giác hay thị giác.
1.2. Trẻ không được thử thách một cách hợp lý
Không chú ý cũng có thể là kết quả của việc cảm thấy không đủ hoặc bị thử thách quá mức. Nếu phụ huynh liên tục nhận được các cuộc điện thoại hoặc phàn nàn từ nhà trường, cho thấy trẻ không thể tập trung, nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành vi của trẻ có thể là do môi trường học đường thiếu sự kích thích. Những đứa trẻ không được thử thách đầy đủ bởi bài tập ở trường sẽ nhanh chóng trở nên chán nản. Trẻ có thể bắt đầu mất hứng thú với môn học, mất tập trung, không thích học và bị điểm kém.
1.3. Thiếu động lực
Trong một số trường hợp, vấn đề tập trung của con bạn thực sự có thể là vấn đề về động lực, không hiểu tại sao chúng cần phải học, cảm thấy việc học trở nên khá gượng ép. Sự thiếu động lực này có thể dẫn đến một số vấn đề khi học tập — bao gồm cả việc không quan tâm đến tài liệu học.
Một số khác lo lắng về trường học hoặc điểm số cũng là một vấn đề sâu sắc khác dẫn đến việc mất tập trung. Học sinh bị choáng ngợp hoặc căng thẳng bởi một môn học có thể chỉ đơn giản là kiểm tra, dẫn đến điểm kém và sự tự ti.
2. Phương pháp giúp bé tập trung học tập hiệu quả
Khó tập trung có thể là một thách thức dài hạn hoặc ngắn hạn. Dù bằng cách nào, nó cũng khiến việc học trở nên khó khăn và tác động đến cuộc sống hàng ngày của bé.
Có nhiều cách để dạy cho bé học cách vượt qua sự phân tâm và hoàn thành công việc của chúng. Nếu con bạn khó tập trung, hãy thử các chiến lược sau để dạy cho bé học.
Hãy quan sát trẻ nhỏ và tìm ra các chiến lược phù hợp để duy trì sự tập trung cho trẻ từ khi còn nhỏ
2.1. Loại bỏ phiền nhiễu
Khi trẻ nhỏ đang phải vật lộn với một nhiệm vụ khó khăn, sự lộn xộn trong lớp học hoặc trên bàn học có thể khiến bộ não của chúng không thể hoạt động một cách hiệu quả. Loại bỏ những trải nghiệm lộn xộn không cần thiết khỏi không gian làm việc. Điều này giúp trẻ hạn chế được nhiều lý do hơn để không tập trung vào nhiệm vụ trước mắt.
Hạn chế để trẻ tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử xung quanh
2.2. Rèn luyện cho trẻ bằng các trò chơi về trí nhớ, trí não
Trò chơi trí nhớ giúp trau dồi khả năng tập trung cho trẻ một cách thú vị, để chúng có thể tập trung khi gặp một thứ gì đó khó khăn. Trò chơi về trí nhớ không cần phải quá phức tạp. Hãy thêm các game dành cho trẻ em liên quan đến việc kích thích trí nhớ vào các thiết bị điện tử tại nhà để khuyến khích các bé luyện tập vào thời gian rảnh, giúp tăng sự chú ý ở trẻ.
Bố mẹ nên tìm hiểu các phần mềm cho bé về học tập, học đánh đàn, tập tô màu, xếp hình… với những hiệu ứng hình ảnh bắt mắt có thể kích thích được trí não và giúp bé có hứng thú tham gia nhiều hơn.
Xem thêm:
2.3. Chia nhỏ các nhiệm vụ
Bắt đầu từ những nhiệm vụ lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn con cách chia nhỏ thành những nhiệm vụ nhỏ hơn để con có thể quản lý công việc và giải quyết vấn đề dễ dàng hơn.
Thời gian duy trì sự tập trung và khả năng tập trung của những đứa trẻ kém chú ý là trong khoảng 10 – 15 phút, vì vậy khi dạy cho bé học hoặc khi yêu cầu trẻ làm một việc gì đó, bạn đừng ép trẻ tập trung quá mức. Sự ép buộc có thể dẫn đến ức chế, khiến mọi hoạt động của trẻ kém hiệu quả.
Sau một thời gian, bé phải tập trung học, bạn nên cho bé đứng lên hoặc nằm xuống và hít thở sâu vài phút. Điều này sẽ giúp xoa dịu thần kinh, tâm trạng thoải mái, giúp trẻ lấy lại năng lượng và tiếp tục tập trung vào việc học.
2.4. Trang bị tâm lý thoải mái
Để giáo dục trẻ em hiện nay được hiệu quả, đòi hỏi phụ huynh cần phải chuẩn bị tâm lý thật tốt cho trẻ. Chúng ta hãy tạo một môi trường vui vẻ và thoải mái khi dạy cho bé học, vì điều này không chỉ kích thích động lực tập trung học tập của trẻ mà còn giúp trẻ duy trì động lực này. Từng chút một, khả năng tập trung học tập của trẻ sẽ được cải thiện.
Điều quan trọng nhất là phải luôn tạo được tâm lý thoải mái cho trẻ khi học tập
2.5. Tham gia vào các hoạt động khác nhau
Hoạt động thể chất có thể giúp trẻ phát triển khả năng loại bỏ sự phiền nhiễu, cải thiện sự tập trung và theo đuổi các mục tiêu đã thiết lập. Một số hoạt động trong thời gian nghỉ giải lao có thể cải thiện hành vi và cải thiện kết quả học tập.
Các hoạt động mà cha mẹ có thể cân nhắc bao gồm nhảy múa, võ thuật (karate, taekwondo), thể thao vợt (cầu lông, bóng bàn), thể thao đồng đội (bóng đá, bóng rổ) hoặc học vẽ cho trẻ.
Cải thiện sự tập trung cho trẻ bằng các hoạt động khác nhau
3. Gợi ý khóa học rèn luyện kỹ năng tập trung cho bé
3.1. Bí quyết giúp con tập trung học tập
Cha mẹ có trách nhiệm phát hiện ra nguyên nhân khiến con mất tập trung, từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu giúp con nâng cao khả năng tập trung học tập. Khóa học bí quyết giúp trẻ tập trung chắc chắn sẽ mang đến cho các bậc phụ huynh thêm nhiều kiến thức, giải pháp hữu ích để đồng hành, làm bạn với con.
>> Tham khảo khóa học tại đây
3.2. Tạo hình đất nặn- rèn sự tập trung, sáng tạo cho trẻ từ 4-12 tuổi
Khóa học hấp dẫn giúp trẻ hứng thú và rèn luyện khả năng tập trung, giúp trẻ hoàn thành việc học và làm việc hiệu quả hơn. Với nhiều chủ đề, tạo hình 3D động, kích thích trí tưởng tượng, bé thoải mái thể hiện khả năng sáng tạo.
>> Tham khảo khóa học tại đây
3.3. Bí quyết giúp con tập trung học tập
Trẻ thiếu tập trung không có nghĩa là vấn đề về não bộ hoặc kém thông minh mà chỉ đơn giản là do trẻ không biết cách đối phó với tình huống. Khóa học với những kiến thức hữu ích giúp ba mẹ có thể đồng hành cùng con trong các hoạt động học tập cũng như dạy cho bé học những điều bổ ích trong cuộc sống.
>> Tham khảo khóa học tại đây
Sau bài viết này, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ tìm ra được nguyên nhân cũng như phương pháp dạy cho bé học một cách phù hợp để giúp duy trì sự tập trung cho trẻ. Hãy cùng trau dồi cho trẻ thói quen và tư duy khoa học, tiếp thu bài học một cách tốt nhất.
Nguồn tham khảo:
- kynaforkids.vn
- vnexpress.net
- bvndtp.org.vn