Những mâm cỗ ngày Tết luôn được chuẩn bị chu đáo để mọi người cùng nhau quây quần thưởng thức. Vì vậy, những món ăn ngày Tết phần nào thể hiện sự đầm ấm, hạnh phúc, cũng như lời cầu chúc an khang thịnh vượng và thành công trong năm mới. Trong bài viết dưới đây, Beto sẽ giới thiệu những món ăn ngày Tết gợi nhớ quê hương để các bạn tham khảo cho mâm cơm ngày Tết của mình.
Ẩm thực Việt Nam – 5 món ăn ngày Tết gợi nhớ quê hương
Trong bài viết này
1. Ẩm thực Việt Nam có gì đặc sắc?
Việt Nam là một nước nông nghiệp, thuộc khu vực xứ nóng, nhiệt đới gió mùa. Hơn nữa, lãnh thổ nước ta được chia thành ba miền Bắc, Trung, Nam, có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Chính đặc điểm địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu trên đã quyết định nét đặc trưng riêng của văn hóa ẩm thực từng vùng miền. Mỗi vùng có lại có một hương vị, một món ăn đặc trưng và chất chứa những ý nghĩa sâu xa.
Người miền Bắc thường nấu những món ăn không quá đậm đà, không quá cay hay quá ngọt. Đại diện cho nền ẩm thực miền Bắc là thủ đô Hà Nội với nét tinh hoa trong cách nấu nướng của người xưa, đặc biệt là hai món bún chả và phở được nhiều du khách nước ngoài yêu thích.
Bún chả – món ăn đặc sắc của thủ đô Hà Nội
Các món ăn ở miền Trung cả đều có vị chua cay nhẹ. Nếu Hà Nội có bún chả, phở thì miền Trung lại nổi tiếng với mì Quảng, bún bò Huế, bánh bèo, bánh bột lọc… luôn được thực khách trong và ngoài nước khen ngợi.
Không giống như hai nền ẩm thực trên, ẩm thực miền Nam thường có hương vị đậm đà và ngọt ngào hơn so với miền Bắc và miền Trung. Những món ăn đặc trưng ở miền Nam có thể kể đến như: cá trắm bạc nướng, lẩu bao bố, mắm ruốc miền Tây Nam bộ, chè, bánh tráng, ốc,…
Những món ăn đặc trưng ở miền Nam
2. Những điều đặc biệt chỉ có ở ngày tết truyền thống Việt Nam
Văn hóa Việt Nam nổi tiếng với sự đa dạng về sắc tộc và vùng miền. Nhưng cho dù có nhiều cách thể hiện khác nhau và cách chế biến có thể không giống nhau nhưng món ăn ngày tết 3 miền đều hướng đến những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước.
Ẩm thực ngày Tết của người Việt vẫn có sự đồng nhất ở cả 3 vùng miền. Ví dụ, chọn màu xanh và đỏ làm chủ đạo cho mâm cỗ ngày tết vì chúng tượng trưng cho sự may mắn và phú quý. Mâm cơm thường có 4 đĩa – 4 món hoặc 6 đến 8 đĩa – 8 món tượng trưng cho bốn mùa hoặc sự may mắn để tránh xui xẻo cho năm mới. Nói chung, ý nghĩa món ăn ngày tết của người Việt đều hướng tới sự no ấm, đủ đầy, thể hiện tấm lòng thành kính mà con cháu muốn tri ân, dâng lên ông bà, tổ tiên.
Điểm đặc biệt khác chỉ có ở ngày Tết của người Việt là cách bày trí mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành, thể hiện mong muốn của gia chủ về sự an nhàn, phú quý, thuận theo tự nhiên, phù hợp với quy luật của trời đất. Ngoài ra, nhiều món ăn ngày xuân của người Việt còn liên quan đến những câu chuyện, truyền thuyết ý nghĩa, thể hiện nét văn hóa dân gian truyền thống lâu đời của dân tộc ta.
Các món ngon ngày Tết gia đình nào cũng thích ăn
3. 5 món ăn truyền thống ngày Tết của Việt Nam
3.1. Bánh chưng
Nói đến các món ăn ngày Tết, người Việt Nam sẽ nghĩ ngay đến bánh chưng. Người xưa vẫn có câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh ” để nói về nét ẩm thực đặc trưng của ngày Tết ở nước ta. Bánh chưng tượng trưng cho đất, được làm ra để bày tỏ lòng hiếu thảo và lòng biết ơn của Lang Liêu đối với vua Hùng (đời thứ 16) và đất trời.
Sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp nương, đậu xanh ngọt bùi, thịt mỡ và vị cay của ớt, đã tạo nên một hương vị Tết rất riêng mà người con xa xứ nào cũng luôn ghi nhớ trong tim. Hình ảnh gia đình đoàn tụ bên nồi bánh chưng và bếp lửa hồng đã đi vào vô số bài thơ, tác phẩm văn học kinh điển.
Bánh chưng không chỉ được bày biện trong các mâm cỗ ngày Tết mà còn là món quà ý nghĩa được nhiều người lựa chọn để tặng người thân, bạn bè.
Bánh chưng được bày biện trong các mâm cỗ ngày Tết của người Việt
3.2. Gà luộc
Không chỉ là món ăn ngày Tết mà gà luộc còn là món ăn không thể thiếu trong các đám cưới, đám hỏi. Gà luộc không chỉ thơm mà còn có vị ngọt từ thịt, ăn với lá chanh chấm muối ớt thì ngon tuyệt cú mèo.
3.3. Nem rán
Nem rán cũng là một món ăn ngày tết việt nam được các mẹ, các chị chuẩn bị cho mâm cơm ngày đầu năm mới. Thịt ba chỉ, miến, hành tây, su hào, cà rốt, nấm… được gói cẩn thận trong bánh tráng rồi đem chiên trong chảo dầu nóng cho đến khi vàng giòn. Món nem rán chấm nước mắm tỏi ớt đã trở thành món khoái khẩu của nhiều người con miền Bánh.
Nem rán cũng là một món ăn ngày tết việt nam quen thuộc
3.4. Bánh tét
Nếu miền Bắc có bánh chưng thì bánh tét là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người miền Trung. Thay vì gói bánh bằng lá dong như gói bánh chưng, người dân miền Trung gói bánh tét bằng lá chuối. Có hai loại bánh tét, một loại có vị ngọt với nhân đậu xanh, một loại là nhận thịt heo. Bánh tét không gói thành hình chữ nhật như bánh chưng mà gói thành hình trụ.
Bánh tét là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người miền Trung
3.5. Canh khổ qua nhồi thịt
Canh khổ qua nhồi thịt là món ăn ngày tết miền nam mang ý nghĩa cầu mong những khó khăn sẽ qua đi, và mong may mắn, thành công sẽ đến trong năm tới. Đây cũng là món ăn phổ biến trong bữa cơm hàng ngày của người miền nam. Ngoài ý nghĩa tượng trưng trên, món ăn này cũng rất bổ dưỡng và có tác dụng giải nhiệt rất tốt.
Canh khổ qua nhồi thịt là món ăn trong bữa cơm hàng ngày của người miền nam
Các món ăn ngày Tết trong ẩm thực Việt Nam đều mang ý nghĩa hy vọng những điều rắc rối và không tốt của năm cũ sẽ qua đi và cầu chúc một năm mới an khang thịnh vượng. Mong rằng qua bài viết trên, các bạn đã biết thêm một số món ăn đặc trưng trong ngày Tết của đất nước ta. Đừng quên ghé thăm trang web của Beto để cập nhật thêm nhiều tin tức hấp dẫn khác nhé!
Nguồn tham khảo:
- vietnamembassy-seoul.org