Kỹ năng tư duy phản biện có thể học qua các khóa học kỹ năng mềm. Vậy kỹ năng tư duy phản biện là gì? Tại sao ai cũng muốn có kỹ năng này? Và cách để luyện tập tư kỹ năng tư duy phản biện ra sao? Hãy cùng Beto tìm hiểu và trả lời những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.
Tư duy phản biện liệu có cần thiết?
Xem thêm:
- Đâu là kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân?
- Những kỹ năng cần rèn luyện trước khi làm một nhà lãnh đạo
Trong bài viết này
1. Bạn hiểu tư duy phản biện là gì?
Định nghĩa cho rằng tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng, trong đó thông tin hiện có về một vấn đề cụ thể được phân tích và đánh giá từ nhiều khía cạnh để làm rõ và công nhận sự đúng đắn của vấn đề.
Tư duy phản biện là một quá trình biện chứng
2. Kỹ năng tư duy phản biện có thật sự cần thiết?
Đây là một trong những “tấm vé” tốt nhất để biến ước mơ của các sinh viên thành hiện thực khi họ muốn học lên cao chẳng hạn như thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Tư duy phản biện là một cách giúp bạn biến những kiến thức “cao siêu” trong sách vở thành kiến thức của riêng bạn.
Khi đã có trong tay tư duy phản biện thì khi chọn các quyết định sẽ không còn làm khó được bạn. Tư duy phản biện trợ giúp bạn việc đánh giá các giải pháp bằng cách so sánh điểm mạnh và điểm yếu của từng phương án để chọn ra phương án tốt nhất.
Tư duy phản biện giúp bạn giải quyết vấn đề
Một người sở hữu tư duy phản biện có khả năng gia tăng giá trị và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng cũng quan trọng không kém. Một người không chỉ biết cách giải quyết vấn đề mà còn đưa ra giải pháp cho những vấn đề chưa ai nghĩ tới luôn là “kho báu” mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm.
Đó là lý do vì sao ngày càng có nhiều người tham gia các khóa học tư duy logic. Họ muốn trang bị cho bản thân những kỹ năng phản biện cần thiết cho cả công việc lẫn trong cuộc sống ngày thường.
3. Những đặc điểm của người sở hữu tư duy phản biện
Đặc điểm đầu tiên là không có thành kiến. Với những người sở hữu tư duy phản biện là người luôn muốn tìm hiểu, khám phá thêm về mọi thứ. Họ không ngại việc lắng nghe góp ý đối nghịch của người khác về quan điểm của mình. Và nếu cần thiết, họ sẽ thay đổi cách nhìn của mình sau khi suy nghĩ, phân tích lại sự việc.
Tiếp theo là người đó có thể áp dụng các tiêu chuẩn trong thực tiễn. Muốn một phát biểu có thể được công nhận thì cần nhiều yếu tố kèm theo. Tuy mỗi lĩnh vực sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau nhưng vẫn có một vài tiêu chuẩn có thể sử dụng chung cho nhiều lĩnh vực.
Người sở hữu tư duy phản biện có thể tranh luận và suy luận
Một đặc điểm khác của người có tư duy phản biện chính là khả năng tranh luận và suy luận. Bằng việc sử dụng các luận cứ, người có tư duy phản biện sẽ phân tích, đánh giá và xây dựng những lý lẽ cho việc tranh luận của mình. Sau đó, họ sẽ đưa ra những đúc kết từ những bằng chứng, lý lẽ đã có sẵn. Muốn thực hiện được điều này, họ cần phải liên kết logic các thông tin với nhau thành một chuỗi đồng nhất.
Và cuối cùng chính là nhìn vấn đề theo các tổng quan từ nhiều khía cạnh khác nhau và sử dụng các thủ thuật tư duy. Việc nhìn vấn đề từ các phương diện khác nhau và áp dụng những thủ thuật tư duy như là đặt câu hỏi, hình thành các giả định và đưa ra những phán đoán giúp họ có thêm nhiều thông tin và dữ liệu để họ đưa ra kết luận hơn.
Xâu chuỗi những lý lẽ và bằng chứng cho quan điểm theo cách logic
Kỹ năng tư duy phản biện này, có thể họ có bẩm sinh và được rèn luyện qua các khóa học phát triển bản thân để mài dũa kỹ năng một cách thuần thục và đạt hiệu quả cao nhất. Hoặc họ học tập từ những bạn bè, những người có kinh nghiệm đi trước.
4. Quá trình lập luận tư duy phản biện
Bước đầu tiên: ta cần tự đặt câu hỏi cho vấn đề “Điều đó có đúng không?”. Tuy chỉ là câu hỏi đúng sai thôi nhưng sẽ giúp ta có thể minh mẫn khi tiếp cận vấn đề và không đi lệch bởi những nguồn thông tin không đúng. Và ta cần phải quan sát vào những giả định mà ta đã tự đặt ra.
Bước tiếp theo: Ta bắt đầu đi tìm hiểu thêm các thông tin về vấn đề ta đang hướng đến và các thông tin, chứng cứ này để ta chứng minh cho lập luận của mình. Đừng sợ những lập luận và lý lẽ của ta bị phản đối, những số liệu cụ thể có thể giúp bạn lên tiếng.
Cần để quan điểm của mình làm kim chỉ nan cho quá trình tư duy phản biện
Bước thứ ba: Sau khi đã có những bằng chứng và lý lẽ, ta sẽ nhận thức và phân tích vấn đề. Việc sắp xếp những thông tin theo cách logic và hợp lý sẽ giúp cho các quan điểm của bạn trở nên có giá trị hơn.
Bước thứ tư: phải cho người khác thấy được giá trị của bản thân mình. Hãy giữ chính kiến về quan điểm của mình, với những thông tin bạn đã đưa ra thì bạn có thể tự tin về quan điểm của mình sẽ được những người khác chấp nhận.
Khẳng định được giá trị của bản thân
Bước cuối cùng: Bạn cần phải khẳng định lại những quan điểm của bạn. Điều này giúp khái quát những quan điểm bạn đã đưa ra và làm cho người nghe có lòng tin hơn về quan điểm của bạn.
5. Cách để rèn luyện tư duy phản biện
Tuy ta có thể tự nhận thức được tư duy phản biện là vô cùng quan trọng nhưng ta vẫn có thể bị một vài yếu tố về cảm xúc tác động như vui, buồn, áp lực trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến việc suy nghĩ bị sai lệch. Tùy từng người mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau dù ít hay nhiều thì cũng không ai muốn nó xảy ra cả.
Tuy nhiên, khi ta đã hiểu rõ được những lý thuyết cần thiết, ta có thể cải thiện được những yếu tố ảnh hưởng này qua việc thường xuyên duy trì các thói quen sau.
Tìm hiểu thêm các kiến thức chuyên môn
Đầu tiên là mở rộng kiến thức chuyên môn hơn, giúp cho ta có thể hiểu vấn đề và xác định những luận điểm, bằng chứng dễ dàng và hiệu quả hơn. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua sách vở, thầy cô, trang mạng xã hội. Nhưng cần tìm hiểu có chọn lọc những thông tin đúng đắn.
Tiếp theo là tham gia các khóa học tư duy phản biện để có thể có nhiều cơ hội rèn luyện tư duy phản biện và phân tích vấn đề. Những khóa học này có thể dễ dàng tìm thấy ở các trang mạng, hội nhóm hoặc các trung tâm. Tùy theo kỹ năng ta mong muốn mà lựa chọn các khóa học phù hợp với khả năng của mình.
Việc xung phong giải quyết các vấn đề trong quy mô tổ chức hay nhóm cũng giúp ta có thêm nhiều kinh nghiệm khi suy luận, phân tích các trường hợp khác nhau. Có thể học hỏi được thêm những hướng giải quyết khác nhau của từng người trong nhóm từ đó đúc kết ra những kinh nghiệm trong quá trình tư duy phản biện.
Xung phong xử lý các vấn đề trong hội nhóm, tổ chức
Gặp gỡ và trao đổi thêm với các chuyên gia ở chuyên ngành mình đang làm hoặc đang có ước muốn theo đuổi trong tương lai. Học trên sách vở thôi chưa đủ, nên việc gặp những người có kinh nghiệm sẽ giúp ta có thêm những kiến thức ngoài thực tế khi tư duy phản biện.
Nhờ những người xung quanh đánh giá kỹ năng ta đang có để ta biết được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân từ đó sẽ hoàn thiện hơn những kỹ năng còn thiếu sót. Hiện nay có khá nhiều khóa học kỹ năng phát triển bản thân miễn phí có thể giúp bạn cải thiện tình trạng của bản thân. Việc học thử các khóa học miễn phí giúp bạn có thể xác định được những điều bạn có thể nhận được thông qua khóa học và quyết định theo học.
Vậy tư duy phản biện là vô cùng cần thiết trong cuộc sống hiện nay. Khi có những quan điểm bạn muốn người khác công nhận thì tư duy phản biện đóng vai trò vô cùng quan trọng để thuyết phục họ. Tuy nhiên quá trình để rèn luyện thuần thục tư duy phản biện không phải một sớm một chiều cần nhiều thời gian rèn luyện.
Tư duy phản biện cần thiết trong công việc cũng như cuộc sống
Qua những thông tin trên, hy vọng Beto đã giúp bạn có thêm thông tin cần thiết về tư duy phản biện và cách để rèn luyện tư duy phản biện. Beto mong là có thể tiếp tục cung cấp thêm các thông tin hữu ích đến bạn. Cám ơn bạn đã quan tâm và đọc bài viết.
Nguồn tham khảo:
- edu2review.com
- vncmd.com