Đối với nhiều người trưởng thành, học kỹ năng nghe tiếng Anh là một cơn ác mộng. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc thiếu thời gian luyện tập và đặc biệt là phương pháp học chưa thật sự phù hợp. Về lâu dài, Họ ngại mắc lỗi sai khi giao tiếp nên thường né tránh việc học và sử dụng kỹ năng này.
Tuy nhiên, khi đã ý thức được sự quan trọng của kỹ năng nghe, sẽ không bao giờ là quá muộn cho người học ở bất kỳ độ tuổi nào để bắt đầu học. Hãy để Beto đưa ra giải pháp khắc phục cho bạn nhé!
Xem thêm:
Kỹ năng nghe tiếng Anh là công cụ giao tiếp rất cần thiết cho mọi mối quan hệ xã hội
Trong bài viết này
1. Thế nào là nghe hiểu?
Quá trình nghe hiểu được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau:
Field (1998) cho rằng vì chúng ta không thể nhìn thấy được nên rất khó để mô tả quá trình nghe. Theo ông, người nghe phải có kiến thức về các âm tiết, từ vựng, ngữ pháp, cũng như bối cảnh văn hóa-xã hội của lời nói được phát ra để hiểu được ý định của người nói.
Chi tiết hơn, Anderson và Lynch (1988) cho rằng ngoài việc có kiến thức về ngôn ngữ, người nghe phải có khả năng vận dụng nó để hiểu được lời của người nói.
Đơn giản hơn, Wolvin và Coakley (1985) đã chứng minh rằng nghe là tất cả thông tin đi qua tai, được não bộ phân tích và xử lý.
Qua các định nghĩa trên, có thể thấy rằng nghe là quá trình tiếp nhận thông tin từ người nói, và kỹ năng nghe do đó chính là kỹ năng giải quyết vấn đề.
Vì vậy, để phân tích được ý nghĩa của phát ngôn, người nghe cần học kỹ năng nghe tiếng Anh để nghe một cách có chọn lọc, tránh nghe thiếu thông tin, sai thông tin dẫn đến hiểu lầm trong giao tiếp.
Nghe hiểu là một quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin
2. Một số nguyên nhân cản trở việc nghe hiểu tiếng Anh
2.1. Khách quan
- Khi nói, người bản xứ có xu hướng nói nhanh, nói nuốt chữ, nối chữ cũng như sử dụng các từ lóng hoặc những từ thông dụng trong văn nói.
- Bối cảnh xung quanh có quá nhiều tiếng ồn khiến nội dung nghe bị đứt quãng.
- Chủ đề của cuộc trò chuyện hoặc bài nói không quen thuộc với người nghe.
2.2. Chủ quan
- Người nghe thiếu kỹ năng nghe
- Người nghe thiếu từ vựng và kiến thức về chủ đề
Khó khăn khi nghe sẽ cản trở sự thấu hiểu trong giao tiếp
3. Phương pháp cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh
Quá trình nghe sẽ diễn ra theo ba giai đoạn, theo đó là những chiến lược phù hợp.
3.1. Trước khi nghe
3.1.1. Học cách phát âm chuẩn bằng tiếng Anh
Nghe và nói có thể được xem là hai kỹ năng có mối quan hệ tương hỗ. Để nghe tốt và nhận diện được những từ vựng trong hội thoại, người học cần học cách phát âm chính xác.
Ví dụ, nếu bạn học từ “strike” và phát âm thành /strɪk/ (phát âm đúng là /straɪk/), bạn sẽ gặp khó khăn để hiểu từ vựng đó khi người nói phát âm đúng.
Vì vậy, hãy cố gắng chủ động nghe nói tiếng Anh để trau dồi và mở mang nhiều cách học khác nhau. Bên cạnh đó, chủ động sửa lỗi phát âm sẽ gạt bớt đi phần nào trở ngại khi nghe tiếng Anh đấy!
Hiện tại, có rất nhiều địa chỉ giáo dục cũng như cơ sở uy tín để người học bận rộn có thể tham gia. Chỉ cần đăng ký khóa học tiếng Anh online, bạn sẽ được hướng dẫn bài bản từng bước từ cấp độ thấp đến cao.
Bên cạnh đó, học trực tuyến không có nghĩa là tương tác giữa giáo viên và người học hoặc giữa người học với nhau sẽ giảm. Ngược lại, người học sẽ tự tin hơn trong lớp học ảo để bày tỏ quan điểm hoặc đưa ra những thắc mắc của bản thân, giảm đi tâm lý rụt rè, sợ sệt đối với môn tiếng Anh.
Xem thêm:
Đăng ký khóa học tiếng Anh online tập trung nhiều hơn về kỹ năng nghe nói
3.1.2. Dự đoán nội dung trước khi nghe
Một phương pháp học tiếng Anh hiệu quả là đừng bao giờ bắt đầu nghe bất kỳ một thông tin nào khi chưa có khái niệm về nó. Nói cách khác, trước khi nghe, bạn nên tập thói quen dự đoán nội dung của mẩu tin mà bạn chuẩn bị tiếp nhận. Đặt câu hỏi “Họ sẽ nói gì”, hoặc “Họ sẽ làm gì?”, điều này thúc đẩy não bộ hoạt động hết công suất để tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề bạn đặt ra.
Dự đoán nội dung không có nghĩa là bạn sẽ luôn đoán chính xác. Tuy nhiên, khi suy nghĩ về chủ đề của bài nghe, tất cả những từ vựng liên quan hoặc những kiến thức nền của riêng bạn sẽ được tập hợp, giúp cho giai đoạn sau của quá trình nghe diễn ra thuận lợi hơn.
Suy nghĩ về thông tin sắp nghe giúp bạn hình dung được chủ đề và từ vựng liên quan
3.2. Trong khi nghe
3.2.1. Lắng nghe ý chính của cả bài và lắng nghe nội dung cụ thể
Đầu tiên, hãy tự hỏi thế nào là ý chính của bài nghe, và thế nào là nội dung chi tiết. Thực ra, có nhiều người hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm này và thường dùng một ý nào đó họ nghe được trong bài để suy ra nội dung chính của toàn bài nói.
Để phân biệt, hãy chọn một ý bạn nghe được và đặt nó ở một vài vị trí trong bài (mở đầu, thân bài, kết bài). Nếu ở bất kì vị trí nào, nội dung đó cũng đúng và khớp với những nội dung xung quanh nó thì bạn đã tìm được ý tổng thể của cả bài rồi đấy.
Thực hành: Hãy bắt đầu với những nội dung yêu thích của bạn và tìm những video clip liên quan để luyện tập. Theo trình tự ba bước, đoán chủ đề trước khi nghe thông qua tên của đoạn phim, sau đó xác định ý chính và những chi tiết của bài nói thông qua sơ đồ tư duy (mindmap)
Tips:
- Tập thói quen ghi chú khi nghe sẽ giúp bạn ghi nhớ những nội dung chi tiết trong bài. Tuy nhiên, đảm bảo là bạn ghi chúng thật nhanh, hoặc dùng những kí hiệu, từ viết tắt nhé!
- Khi làm những bài test kỹ năng nghe, đầu tiên hãy cố gắng đọc hết các câu hỏi và gạch dưới từ khóa nhanh nhất có thể. Điều này giúp bạn xác định được mình sẽ phải nghe và có thể lướt qua những nội dung gì.
Xác định ý chính và những chi tiết của bài nghe qua sơ đồ tư duy
3.2.2. Phát hiện từ ngữ báo hiệu
Sau khi đã xác định được nội dung cần nghe qua việc đọc câu hỏi và gạch chân từ khóa, bạn chỉ cần chờ những tín hiệu từ người nói khi học chuẩn bị cung cấp thông tin.
Ví dụ: người nói sẽ ra tín hiệu: “Tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu ba giai đoạn chính trong quá trình nghe hiểu tiếng Anh”. Như vậy, đằng sau những từ như “tiếp theo”, “nói cách khác”, “tóm lại”, bạn rất có thể sẽ nghe được nội dung cần thiết để trả lời câu hỏi bài test.
Luyện tập: những bài luyện tập kỹ năng nghe hiện có rất nhiều ở các nhà sách và thậm chí ở những trang web, diễn đàn cho các bạn học online tiếng Anh. Hãy cố gắng ghi chú lại những từ báo hiệu để tích lũy thật nhiều từ vựng nhé!
3.3. Sau khi nghe
3.3.1. Suy luận ý nghĩa
Ngôn ngữ là bộ mặt của văn hóa, vì thế nó sẽ phản ánh những khía cạnh liên quan đến nghi thức, phong tục, cũng như quy tắc ứng xử trong lời nói. Chính vì vậy, đôi khi ngôn ngữ sẽ không trực tiếp thể hiện thông điệp của người nói và buộc người nghe phải suy luận nó thông qua mối quan hệ xã hội và bối cảnh của bài hội thoại.
Luyện tập: để dễ dàng đoán ra những “thông điệp ngầm” khi nghe, hãy chọn những nội dung gần gũi với đời sống hàng ngày như phim (series F.r.i.e.n.d.s) hoặc show truyền hình thực tế. Thực ra, phương pháp này khá dễ thực hiện và giúp bạn thư giãn, trong vô thức tiếp nhận kiến thức về văn hóa và cách nói chuyện của nhân vật trong những hoàn cảnh khác nhau.
3.3.2. Nghe lại và đọc lại bản chữ viết
Đây là một phương pháp tuyệt vời để biến âm thanh trở nên quen thuộc. Khi đã quen dần với nhịp độ, cách phát âm của đa dạng người nói trong đa dạng hoàn cảnh, hãy đọc lại transcript để học thêm từ vựng theo chủ đề của bài nói nhé.
Khi vừa nghe vừa đọc lại, não bộ sẽ liên kết âm thanh của từ mà bạn nghe được với các ký tự của từ đó, quá trình này giúp ta ôn lại và củng cố kho từ vựng sẵn có, đồng thời học thêm các từ mới dưới dạng âm thanh.
Đọc lại script và nghe sẽ giúp bạn học từ vựng theo chủ đề
Chỉ trong 3 giai đoạn (Trước-Trong khi-Sau) xuyên suốt quá trình nghe, hãy cố gắng tự luyện tập hoặc đừng chần chừ chọn một khóa học phù hợp trình độ bản thân để học kỹ năng nghe tiếng Anh hiệu quả.
Bên cạnh việc tự học tại nhà, bạn có thể tham khảo các khóa học giao tiếp tiếng Anh online trên một số website uy tín. Với hệ thống bài học đa dạng, được thực hành liên tục, khả năng nghe của bạn sẽ sớm được cải thiện.
Beto hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ biết được hướng đi, quy trình rõ ràng và cụ thể để cải thiện và nâng cao năng lực ngoại ngữ của mình. Chúc các bạn tìm được niềm yêu thích với môn học này và tích lũy cho mình kiến thức không chỉ về ngôn ngữ mà còn về nhiều khía cạnh văn hóa, con người của nước bạn nhé!
Nguồn tham khảo:
edu2review.com