Nếu bạn đang là một Designer website hoặc app thì chắc hẳn đã không còn quá xa lạ khi nghe nói đến công cụ Figma. Tuy nhiên với những ai mới bắt đầu tìm hiểu ngành nghề thì đây là công cụ không phải ai cũng biết. Để biết được có nên sử dụng Figma trong việc nâng cấp website không, cùng Beto tìm hiểu những tính năng của nó cũng như các khóa học thiết kế giao diện web nên thử bạn nhé!
Công cụ thiết kế website Figma là gì?
Trong bài viết này
1. Công cụ Figma là gì?
Figma là công cụ với giao diện thân thiện, dễ sử dụng và được ra mắt vào năm 2016. Nó đã nhanh chóng nổi tiếng và trở thành công cụ thiết kế giao diện được ưa chuộng trên toàn cầu. Một số thương hiệu lớn có sử dụng Figma cho trang web có thể kế đến như Twitter, GitHub, Dropbox và cả ông lớn Microsoft.
Khác với những công cụ thiết kế hiện nay, Figma được thiết kế trên nền tảng là đám mây. Đây cũng được coi là công cụ có những tính năng tương tự như công cụ Sketch tuy nhiên có phần hỗ trợ làm việc nhóm được cải tiến và tốt hơn Sketch.
Figma là công cụ với giao diện thân thiện, dễ sử dụng
2. Một số tính năng nổi bật của công cụ Figma
2.1. Tính tương thích
Figma có thể hoạt động trên tất cả các hệ điều hành khác nhau có sử dụng trình duyệt web, từ Windows, Macs cho đến Chromebooks đều có thể sử dụng hiệu quả công cụ này. Tính tới thời điểm hiện nay, đây được xem là công cụ thiết kế duy nhất có tính tương thích với tất cả hệ điều hành. Mọi người dùng có thể chia sẻ, mở hoặc chỉnh sửa file Figma dễ dàng.
2.2. Hỗ trợ làm việc nhóm một cách hiệu quả
Là một công cụ browser-based, điều này có thể hiểu là mọi người trong team có thể làm việc cùng nhau như làm việc trên Google Docs. Thành viên trong nhóm có thể xem hoặc chỉnh sửa file trên Figma và hình đại diện sẽ hiển thị bằng một avatar hình tròn với tên riêng. Khi nhấn vào ảnh đại diện, bạn sẽ biết được thành viên đó đang ở vị trí nào trong team design. Đây được coi là chức năng rất thuận tiện khi làm việc nhóm.
Ngoài ra, cách làm việc nhóm theo thời gian thực sẽ giúp leader nắm bắt được tiến độ làm việc, tình hình của dự án và có thể đưa ra những quyết định sửa đổi kịp thời. Đây cũng là một khác biệt giữa Figma và công cụ Sketch nói trên.
Thành viên trong nhóm có thể xem hoặc chỉnh sửa file trên Figma
2.3. Chia sẻ file đơn giản hơn
Ngoài những tính năng nổi bật trên, Figma còn là công cụ thu hút người dùng qua tính năng chia sẻ file rất đơn giản và nhanh chóng. Bạn có thể chia sẻ file bằng Figma thông qua việc gửi link, người nhận sẽ có khả năng truy cập vào file đó. Đây là tính năng được rất nhiều designer sử dụng bởi sự tiện dụng và nhanh chóng của nó.
2.4. Tính năng feedback rất thuận tiện
Công cụ Figma có hỗ trợ để lại bình luận ngay trên app và có cả 2 chế độ là design và prototyping. Những bình luận này sẽ được theo dõi thông qua email hoặc Slack. Người dùng có thể sử dụng tính năng này để ghi chú nội dung thảo luận và sửa file trực tiếp trong các buổi họp. Chức năng này sẽ giúp tiết kiệm tối đa thời gian cho người dùng, nâng cao hiệu quả công việc.
Figma còn là công cụ thu hút người dùng qua tính năng chia sẻ file rất đơn giản và nhanh chóng.
Ngoài tìm hiểu về Figma thì việc tham gia các khóa học thiết kế giao diện web cũng rất hữu ích đối với dân chuyên ngành. Bạn vừa có thể cải thiện được nhiều kỹ năng cần có của một designer, vừa biết cách sử dụng và tối ưu hóa các công cụ hỗ trợ, từ đó nâng cao hiệu quả công việc lên đáng kể.
3. Ứng dụng công cụ Figma trong thiết kế giao diện web
Về ứng dụng, có 2 cách ứng dụng để sử dụng công cụ Figma trong thiết kế website. Cách đầu tiên, bạn Login vào trang chủ của Figma trên trình duyệt web. Cách thứ hai, bạn sẽ cần tiến hành cài đặt phần mềm trên máy tính bằng cách click vào đường dẫn đến trang chủ của công cụ.
Để biết cách ứng dụng Figma trong thiết kế, bạn cần nắm vững các nguyên lý thiết kế sau:
- Typography: chọn cặp front, nắm được nguyên lý Typography hiệu quả.
- Color contrast, Highlight
- Spacing – White space – Grid
- Alignment
- Visual Hierarchy
- Visual Balance – Harmony
- Consistency
Ngoài ra, ứng dụng Figma trong thiết kế web sẽ giúp bạn
- Dựng các loại bố cục cơ bản cho website
- Nhóm các thành phần UI như Section, Element, Media,..
- Xây dựng hệ thống hướng dẫn UI
- Thiết kế được Landing page
- Xử lý ảnh cơ bản và tạo hiệu ứng cho UI
Để biết cách ứng dụng Figma, bạn cần nắm vững các nguyên lý thiết kế
4. Giới thiệu khóa học thiết kế giao diện web mới nhất hiện nay
Nếu bạn còn chưa biết cách sử dụng Figma hoặc đơn giản là muốn hiểu hơn về tính năng cũng như cách hoạt động của nó, bạn có thể tham khảo các khóa học lập trình web ngắn hạn tại Beto hiện nay nhé. Những khóa học này sẽ góp phần tối ưu hóa hiệu quả công việc của bạn một cách hiệu quả đấy!
4.1. Khóa học thiết kế giao diện web với Figma cho đội ngũ UI/UX của doanh nghiệp
Đây là khóa học thiết kế giao diện web rất hiệu quả và phổ biến tại Beto hiện nay. Đến với khóa học, bạn sẽ được cung cấp cái nhìn tổng quát hơn về lập trình, đồng thời tập trung vào những kỹ năng cơ bản nhất, giúp các dự án và đặc biệt là các Designer và Developer có thể tạo ra một prototype.
Khi hoàn thành khóa học lập trình web này tại Beto, bạn sẽ có được những lợi ích sau cho ngành nghề của mình:
- Sử dụng thành thạo công cụ, hiểu rõ về ngôn ngữ thiết kế và lập trình, thấu hiểu kiểu tư duy bài bản.
- Hình thành được tư duy làm việc nhóm, có trách nhiệm với thành phẩm của bản thân mình.
- Giảm hơn 60% thời gian cho các thao tác lặp đi lặp lại dư thừa thông qua việc tạo ra các component
- Có thể tự tạo ra những thiết kế website hoặc app chất lượng, tiết giảm được chi phí thiết kế, chi phí xây dựng.
Teaser một bài khóa học nhỏ trong khóa học Figma cực thú vị từ Telos
4.2. Khóa học Figma dành cho Designer/Developer đi đầu xu hướng
Nếu bạn có đam mê trong ngành Designer hoặc cụ thể là UI/UX Design thì khóa học thiết kế website dành cho Designer tại Beto rất phù hợp với bạn. Khóa học ngoài việc tập trung vào các kỹ năng cơ bản nhất sẽ cung cấp kiến thức tổng quát, giúp học viên có thể tự tạo ra một sản phẩm cho chính mình.
Dưới đây là những kiến thức bạn sẽ có được khi tham gia khóa học làm website đặc biệt này tại Beto:
- Biết cách thực thi của một dự án thiết kế giao diện ra sao
- Có được kiến thức căn bản về ứng dụng Figma
- Các mẹo vặt hữu ích để làm việc một cách khoa học và tư duy theo hướng lập trình
- Có được các phương pháp nghiên cứu để tìm ra câu trả lời còn thắc mắc về ứng dụng Figma
Đặc biệt, bạn sẽ được nhận bộ quà tặng Ebook Figma Design Notebook sau khi kết thúc khóa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin bổ ích và luôn được cập nhật thường xuyên. Nhanh tay đăng ký ngay hôm nay bạn nhé!
Tham gia các khóa học thiết kế web sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả công việc của mình
Vừa rồi là những thông tin cơ bản về việc nâng cấp giao diện web qua công cụ Figma. Cùng với khối lượng công việc thiết kế giao diện ngày càng phổ biến thì Figma lại càng thể hiện được giá trị của nó. Hy vọng bài viết sẽ thực sự có hữu ích đối với những bạn đang theo đuổi con đường này. Đừng quên chọn cho mình một khóa học thiết kế giao diện web phù hợp để bổ sung thêm nhiều kiến thức cần thiết nhé!
Nguồn tham khảo:
- blog.zubicloud.com
- Chamichi.com
- Vnskills.com
- Telos.vn