Hiện nay có rất nhiều marketer, họ đăng ký tham gia các khóa học về branding để củng cố cũng như nâng cao thêm kiến thức trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu. Vậy chính xác branding là gì? Lý do gì mà khóa học này lại được quan tâm như thế? Hãy cùng Beto tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Có nhiều marketer đăng ký tham gia khóa học về branding
Trong bài viết này
1. Định nghĩa branding marketing
Branding marketing là một hình thức tiếp thị xây dựng, định hình thương hiệu của bạn. Mục đích của việc branding này là để trả lời các câu hỏi như: Công ty của bạn là ai? Sứ mệnh và giá trị kinh doanh là gì? Điều gì làm cho thương hiệu của bạn độc đáo và khác biệt?
Nếu nói marketing là việc khiến khách hàng chú ý và quan tâm đến doanh nghiệp lần thứ nhất, thì branding marketing chính là làm cho họ quay trở lại lần thứ 2, thứ 3 và thường xuyên hơn. Lấy 1 ví dụ dễ hiểu: công ty của bạn kinh doanh hamburger, thì branding là nước sốt đặc biệt khiến khách hàng “ăn 1 lần là nhớ mãi”, còn Marketing là việc quảng cáo chúng trên TV, mạng xã hội,…để khiến khách hàng biết đến thương hiệu của bạn.
Hãy lưu ý rằng, branding và brand marketing là 2 khái niệm khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về tiếp thị thương hiệu thông qua việc đăng ký khóa học brand marketing tại Beto. Trong khi đó, branding marketing là hình thức tiếp thị để xây dựng thương hiệu. Bạn cần phải phân biệt chúng để tránh hiểu nhầm.
Branding marketing không chỉ giúp thị trường mục tiêu sẽ chọn công ty bạn thay vì chọn các đối thủ cạnh tranh, mà còn làm cho khách hàng tiềm năng của bạn coi bạn chính là nhà cung cấp duy nhất để giải quyết vấn đề hoặc nhu cầu của họ. Về cơ bản, branding marketing sẽ đóng vai trò là giải pháp cho các vấn đề của một thương hiệu. Tham gia khóa học xây dựng thương hiệu để hiểu rõ hơn thế nào là một thương hiệu thành công.
Branding marketing là xây dựng thương hiệu, định hình thương hiệu
2. Tầm quan trọng của việc xây dựng branding cho doanh nghiệp
2.1. Giúp khác biệt so với đối thủ
Thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Chẳng hạn như bạn muốn mua một chiếc điện thoại thông minh, thì có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến Iphone – dòng smartphone quá nổi tiếng của Apple thay vì nhớ đến các hãng di động khác.
Là một thương hiệu lớn, Apple dành rất nhiều thời gian và tiền bạc để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao với thiết kế thời thượng và tính năng độc đáo. Đối với Apple, họ rất chú trọng đến tính bảo mật của các khách hàng, chính vì thế khi bạn sở hữu một chiếc Iphone, bạn sẽ không phải nơm nớp lo sợ dữ liệu quan trọng trong điện thoại bỗng dưng bị xâm nhập hoặc biến mất.
Xây dựng thương hiệu để trở nên khác biệt so với đối thủ
2.2. Tăng giá trị thương hiệu
Có nhiều lý do khiến cho khách hàng sẵn lòng trả nhiều tiền hơn để lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì sản phẩm rẻ hơn của đối thủ cạnh tranh. Bởi vì cái mà khách hàng lựa chọn, không chỉ là sản phẩm tốt, mà còn là thương hiệu uy tín cũng như những chính sách hậu mãi tốt mà thương hiệu mang lại. Do đó, dù giá sản phẩm có cao một chút, nhưng giá trị lợi ích mới chính là điều khiến khách hàng sẵn lòng.
Lấy tiếp ví dụ của Apple, chiến dịch diễn ra vào năm 1984, khi Apple mở đường cho kỷ nguyên quảng cáo sáng tạo trong giải Super Bowl, đã giúp họ định giá các sản phẩm máy tính của mình cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó mà Apple đã trở thành biểu tượng của tầm nhìn và xu hướng so với các sản phẩm tương tự. Và khách hàng vẫn luôn sẵn lòng lựa chọn máy tính của Apple mặc dù chúng đắt hơn so với thị trường.
Khách hàng sẵn lòng mua máy tính của Apple với giá cao hơn nhiều so với thị trường
2.3. Tạo mối liên kết thương hiệu với khách hàng
Xây dựng thương hiệu đúng cách sẽ giúp công ty bạn tương tác với khách hàng tốt hơn và từ đó hiểu được những mong muốn của khách hàng để cải tiến sản phẩm, cũng như tăng giá trị thương hiệu để làm hài lòng khách hàng.
Apple không sử dụng bất kỳ một người nổi tiếng nào để quảng bá sản phẩm mới của mình. Họ luôn có cách khác biệt, 1 trong số đó là họ dùng cách thông qua những tin đồn rò rỉ để thăm dò mong muốn cải tiến sản phẩm mới của người dùng điện thoại, sau đó tập hợp những mong muốn đó lại và đáp ứng khách hàng bằng những chiếc iPhone thế hệ mới với chất lượng cao.
Xây dựng thương hiệu đúng cách sẽ tương tác với khách hàng tốt hơn
2.4. Xây dựng lòng trung thành của khách hàng
Một thương hiệu được xây dựng thành công, sẽ ăn sâu vào tiềm thức của hàng khách hàng, vô hình chung mỗi khi họ có nhu cầu hoặc nhắc đến sản phẩm bất kỳ, họ sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu thành công đó và chỉ thích mua sản phẩm của thương hiệu đó thôi.
Bằng việc duy trì sự nhất quán trong cách xây dựng thông điệp của mình trong từng sản phẩm, Apple đã tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng tốt, đơn giản nhưng sang trọng, bảo mật cao, thiết kế độc đáo, tiên phong và không bắt chước ai, tất cả đã giúp Apple xây dựng được lòng trung thành từ rất nhiều khách hàng của mình.
Hãy nhớ kỹ một điều, sau tất cả thì khách hàng không chỉ mua sản phẩm hay dịch vụ của công ty mà còn mua cả thương hiệu của bạn. Thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc định giá sản phẩm hoặc định vị thương hiệu của bạn trong nhận thức của khách hàng.
Xây dựng thương hiệu thành công là xây dựng được lòng trung thành của khách hàng
3. Cách xây dựng chiến lược branding marketing hiệu quả
Khi bạn đăng ký một khóa học về branding tại Beto, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết cách để xây dựng 1 chiến lược branding marketing hiệu quả. Và dưới đây sẽ là một vài tóm lược đơn giản để bạn có thể hiểu một cách tổng quan.
Bước 1: Xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh của thương hiệu: xác định những điều mà bạn muốn mang đến cho khách hàng là gì. Mục đích cuối cùng của việc tạo ra sản phẩm để làm gì, để giải quyết vấn đề gì.
Bước 2: Nghiên cứu và phân tích đối thủ: phân tích đối thủ cạnh tranh là để tìm ra khía cạnh nào nên đánh mạnh vào để thương hiệu của bạn nổi bật. Nhờ đó bạn có thể thuyết phục khách hàng tại sao nên mua sản phẩm của bạn mà không phải của đối thủ?
Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu: các chiến dịch khuyến mãi của bạn cần nhắm đến đúng khách hàng tiềm năng, vì họ sẽ là những người quyết định rất lớn đến doanh số của công ty.
Bước 4: Xây dựng thông điệp thông qua câu chuyện của thương hiệu: thông điệp của sản phẩm bạn muốn truyền tải cần có sự liên kết chặt chẽ với thương hiệu, và các sản phẩm về sau cũng phải kiên định với thông điệp ấy để tạo được sự nhất quán trong việc định hướng thương hiệu.
Bước 5: Tạo logo và slogan ấn tượng: hãy thiết kế logo thật ấn tượng, màu sắc đơn giản nhưng hài hòa. Slogan phải cô đọng và dễ nhớ cũng như truyền đạt được thông điệp của thương hiệu.
Bước 6: Tạo sự thống nhất của thương hiệu với tất cả các lĩnh vực mà Doanh nghiệp đang hoạt động: điều này sẽ giúp cho khách hàng luôn nhớ đến thương hiệu của bạn với một thông điệp nhất quán và nhờ đó ăn sâu vào tiềm thức của họ.
Bước 7: Tiếp tục xây dựng và phát triển thương hiệu đúng với cách mà bạn tạo ra nó: kiên định là chìa khóa của thành công, nhất là đối với việc xây dựng thương hiệu. “Mưa dầm thấm lâu” là cách để thương hiệu của bạn đi vào tiềm thức của khách hàng.
Bước đầu tiên của chiến lược branding là xây dựng tầm nhìn và chiến lược rõ ràng cho công ty
4. Lợi ích khi tham gia khóa học về branding
Nếu như bạn có thời gian, hãy tìm đọc những quyển sách nổi tiếng về kiến thức marketing, ví dụ như của tác giả Philip Kotler. Còn nếu bạn không có nhiều thời gian rảnh, thì có thể tìm hiểu một khóa học ngắn hạn về marketing của đội ngũ Beto, để giúp bạn tận dụng những khoảng thời gian ít ỏi nhưng vẫn thu về được kiến thức hữu ích về marketing nói chung và branding nói riêng.
Khi tham gia khóa học về branding, ngoài việc được giao lưu, học hỏi từ các chuyên gia marketing đến từ những thương hiệu thành công trên thị trường, bạn còn được hiểu rõ hơn các kiến thức để xây dựng một thương hiệu.
Thương hiệu cần xây dựng không nhất thiết phải là một công ty, một sản phẩm, mà nó cũng có thể là hình ảnh của một cá nhân. Đăng ký ngay một khóa học xây dựng hình ảnh cá nhân sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp thích hợp để marketing chính mình, từng bước xây dựng một lộ trình để tiếp thị chính bản thân bạn và sau đó bạn có thể trở thành một KOL tiềm năng trên thị trường.
Tham gia các khóa học branding là cách để củng cố kiến thức nhanh chóng và dễ dàng
Qua bài viết này chắc các bạn cũng đã hiểu được tại sao nhiều marketer lại tham gia khóa học về branding rồi phải không nào. Thông qua những thông tin trên, mong rằng các bạn sẽ vạch ra được một hướng đi đúng đắn trong việc xây dựng thương hiệu của bạn hoặc của công ty bạn. Chúc các bạn thật thành công nhé!
Nguồn tham khảo:
- ladigi.vn
- marketingai.admicro.vn