Ai cũng nghĩ việc học kỹ năng mềm chỉ giúp phát triển những kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng nói chuyện,… Kỹ năng mềm giúp ta có thể tự tin hơn khi thuyết trình về mục tiêu bản thân mình trước nhà tuyển dụng, giới thiệu bản thân một cách đầy tự tin, tạo được ấn tượng tốt cho người tuyển dụng,… Hãy cùng Beto tìm hiểu kỹ hơn về kỹ năng tìm việc và phỏng vấn xin việc.
Làm sao để tăng khả năng xin việc thành công
Trong bài viết này
1. Quy trình tìm vị trí công việc phù hợp
1.1. Cần tự xác định được sở thích cũng như kỹ năng của bản thân
Bước đầu của quy trình tìm công việc chính là phải tự xác định điểm mạnh, điểm yếu bản thân, những kiến thức bạn đã tích lũy được trong quá trình học tập và làm việc ở trong quá khứ phù hợp với chức năng công việc nào. Cần đưa ra định hướng cho quá trình phát tìm việc một cách rõ ràng, cụ thể, có mục tiêu để tránh lãng phí khả năng của mình. Bạn có thể học kỹ năng online để cải thiện bản thân nếu không có thời gian đến trung tâm học.
Nên tự kiểm tra xem bạn giỏi về phần nào
Việc học kỹ năng mềm giúp bạn trang bị thêm những kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình, ứng xử khi gặp các sự cố bất ngờ. Những điều này không phải lúc nào bạn cũng có thể tự học được.
1.2. Chuẩn bị một hồ sơ xin việc bắt mắt, ấn tượng
Một trong những yếu tố gây ấn tượng với nhà tuyển dụng chính là hồ sơ xin việc. Nhiều người thường nghĩ chỉ cần điền thông tin vào hồ sơ xin việc, bằng cấp đính kèm vậy là đủ. Đây là một suy nghĩ sai lầm thường gặp. Khi bạn có những yếu tố về kiến thức, bằng cấp giống người ứng tuyển khác thì CV của bạn cũng chính là một cách để nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt hơn về bạn.
Cần có một hồ sơ ấn tượng
Xem thêm:
Nắm kỹ năng phỏng vấn, viết CV này là được nhận ngay!
1.3. Phải có một chiến lược hiệu quả khi tìm việc
Bên cạnh việc xác định rõ các kỹ năng, trình độ kiến thức chuyên môn của mình, bạn cần phải tìm hiểu về vị trí công việc bạn muốn ứng tuyển sao cho có thể đem lại giá trị cho nhà tuyển dụng. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ đi những công việc không phù hợp với bạn. Khi bạn có một chiến lược tìm việc cụ thể, bạn sẽ biết bạn còn thiếu sót ở đâu và khắc phục có thể bằng việc học kỹ năng mới, tự tìm hiểu thêm kiến thức cần thiết…
Nhiều người thắc mắc có thể học kỹ năng mềm ở đâu. Việc học kỹ năng mềm không yêu cầu phải học ở trung tâm trực tiếp, bạn có thể lựa chọn các khóa học online khi không có nhiều thời gian di chuyển. Việc học kỹ năng mềm sẽ giúp cho bạn có thêm những kỹ năng như giao tiếp tốt hơn, lắng nghe người khác, ứng xử với tình huống bất ngờ tốt hơn.
Cần có một chiến lược xin việc hiệu quả
1.4. Tìm hiểu thật kỹ về công ty bạn xin việc
Với một ứng tuyển có sự hiểu biết rõ ràng về công ty của mình, cũng như mặt hàng công ty đang muốn phát triển sẽ là một điều bất kì nhà tuyển dụng nào cũng muốn. Điều đó cho thấy, ứng viên thật sự mong muốn làm việc ở công ty, có tinh thần tìm tòi, học hỏi thêm những điều chưa biết, có mục đích làm việc rõ ràng.
Tìm hiểu về công ty bạn muốn ứng tuyển
1.5. Tập phỏng vấn thử
Bạn có thể tham khảo từ những người đi trước về một vài câu hỏi trong buổi phỏng vấn. Việc luyện tập trước khi phỏng vấn sẽ giúp bạn có thêm thời gian để tập luyện cách nói rành mạch, rõ ràng, lường trước những câu hỏi có thể xảy ra trong quá trình phỏng vấn. Ngoài ra, bạn cần trau chuốt lại ngôn từ tinh tế, đơn giản khi trình bày giúp nhà tuyển dụng có thể hiểu thêm về bạn cũng như những mục tiêu bạn mong muốn khi ứng tuyển vào công việc này.
Nên tập phỏng vấn thử tại nhà trước khi đi phỏng vấn thật
Xem thêm:
Gợi ý cách xử lý câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh ấn tượng
2. Sai lầm ứng viên thường gặp khi phỏng vấn
Một số sai lầm thường gặp ở ứng viên khi tham dự một buổi phỏng vấn
2.1. Việc trễ giờ hẹn
Đây là một việc không còn quá xa lạ với nhiều nhà tuyển dụng khi tổ chức phỏng vấn. Việc đi trễ có thể do chủ quan hoặc khách quan, nhưng nhà tuyển dụng vẫn sẽ có cái nhìn không tốt về ứng viên. Vì thế, ứng viên nên đi sớm trước từ 15-30 phút trước giờ hẹn để có thể trừ hao những yếu tố bất ngờ xảy ra trong quá trình di chuyển đến nơi phỏng vấn.
Việc trễ hẹn là điều không nên trong quá trình phỏng vấn
2.2. Cho rằng mình chưa bao giờ sai và nói không tốt về chủ cũ
Không ít nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi vì sao bạn lại bỏ công việc cũ để xin vào công việc ở công ty họ. Nhiều người sẽ kể ở công ty cũ thì ông chủ không tốt, chế độ đãi ngộ,… và đổ lỗi toàn bộ do công ty cũ không tốt. Đây là một điều gây ác cảm cho nhà tuyển dụng. Việc bạn nói xấu công ty cũ cũng khiến họ nghĩ khi bạn nghỉ ở công ty họ và xin vào chỗ khác bạn cũng sẽ nói xấu công ty họ như vậy. Đây là điều không nên trong khi phỏng vấn.
Nói không tốt về công ty bạn
2.3. Cho rằng mình là giỏi, thông minh hơn những ứng viên khác
Họ có thể sẽ hỏi cảm nhận của bạn về ứng viên đối thủ của bạn. Có một số người sẽ nói mình tốt hơn ứng viên kia, khoe những ưu điểm của mình với thái độ khoe khoang, tự phụ. Nhà tuyển dụng luôn mong muốn những ứng viên là người có thái độ cầu tiến, luôn tự trau dồi , học hỏi từ mọi người xung quanh. Việc tự phụ sẽ làm cản trở việc giao tiếp trong công việc cũng như không thể phát triển kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm được.
Không nên tự xem mình là giỏi
2.4. Tinh thần căng thẳng
Tâm trạng hồi hộp, căng thẳng khi đi phỏng vấn là một vấn đề thường gặp ở các ứng viên. Việc bạn căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến cách nói chuyện của bạn dễ bị vấp, không rành mạch, trôi chảy, không những thế khi nhà tuyển dụng đặt những câu hỏi về trường hợp cụ thể để bạn giải quyết thì khó có thể đưa ra được quyết định chính xác. Với những bạn đã học kỹ năng mềm thì sẽ có lợi thế hơn trong việc ứng xử cũng như điều chỉnh cảm xúc của bản thân mình.
Không nên quá căng thẳng khi phỏng vấn
2.5. Ứng viên thụ động
Việc chỉ trả lời theo những gì mà nhà tuyển dụng đưa ra sẽ không tạo được ấn tượng nơi nhà tuyển dụng. Cho thấy ứng viên là một người thụ động, không có tinh thần học hỏi, tìm hiểu thêm về những điều mới mẻ, khiến cho buổi phỏng vấn chỉ càng trở nên căng thẳng, nặng nề nhiều hơn. Hiện nay có một số khóa học kỹ năng phỏng vấn xin việc có thể giúp bạn có thêm những kiến thức trong quá trình xin việc.
Những ứng viên thụ động ít gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
2.6. Trang phục ứng viên
Khi đi phỏng vấn cần mặc những trang phục đơn giản nhưng không cầu kì, gò bó cũng không quá nghiêm túc. Lựa chọn một bộ đồ thoải mái và lịch sự sẽ giúp bạn có thêm tự tin hơn trong quá trình phỏng vấn và gây được thiện cảm tốt với người đối diện. Trang phục là một yếu tố ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng khi bạn đi phỏng vấn.
3. Cách ứng xử phỏng vấn thông minh
Nhà tuyển dụng thường đưa ra cho bạn một số trường hợp cụ thể để xem xét khả năng ứng xử cũng như trình độ kiến thức của các bạn. Việc bạn trả lời những câu hỏi này một cách chỉnh chu và thông minh sẽ làm bạn nổi bật hơn so với những ứng viên khác.
3.1. Mục tiêu phát triển của bạn trong 5 năm tới
Các nhà tuyển dụng thường đánh giá về khả năng lên kế hoạch tương lai của bạn có rõ ràng và cụ thể hay không. Bạn nên suy nghĩ trước ở nhà về những dự định trong tương lai của mình theo từng giai đoạn sẽ như thế nào, bạn sẽ đem lại những gì cho công ty của họ. Bạn có thể chia sẻ với họ về những điều bạn muốn cải thiện ở mình và nâng cao kỹ năng cũng như kinh nghiệm của mình trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, bạn cần suy nghĩ kỹ lưỡng về những giới hạn mà bạn có thể can thiệp vào.
Cần có mục tiêu rõ ràng trong thời gian ngắn
3.2. Lý do công ty nên tuyển bạn vào làm
Bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy được những giá trị mà bạn có thể đem lại cho họ trong quá trình bạn làm việc qua những hành động cụ thể. Những lý do có thể do môi trường làm việc bạn mong muốn, có những động lực phát triển mà bạn đang cần hay muốn học hỏi thêm về chuyên môn.
Bạn có những giá trị gì với công ty
3.3. Bạn đã tìm hiểu được gì về công ty
Bạn nên dành ra thời gian để tìm hiểu về trang web công ty như lịch sử hình thành, những bộ phận trong công ty, môi trường làm việc, vị trí ứng tuyển của bạn. Khi nhà tuyển dụng thấy được sự quan tâm của bạn đến công ty sẽ cảm thấy bạn thật sự nghiêm túc mong muốn được làm công việc này.
Bạn đã tìm hiểu được những gì về công ty bạn ứng tuyển
3.4. Những người xung quanh nhận xét về bạn ra sao
Đây là một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại là một thử thách mà nhà tuyển dụng đặt ra cho bạn. Họ muốn biết thêm về cảm nghĩ khách quan của những người xung quanh bạn có thể về kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn, cách ứng xử ngoài đời,…
Bạn nên tham khảo ý kiến mọi người xung quanh về điểm mạnh, điểm yếu của mình
Nhìn chung, quá trình đi phỏng vấn cũng không hẳn là khó khăn nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ càng. Việc có sự chuẩn bị trước khi phỏng vấn sẽ tạo cho nhà tuyển dụng một ấn tượng tốt và làm tăng tỉ lệ thành công khi xin việc hơn. Không những thế, họ có thể nắm được những khả năng, kỹ năng chuyên môn bạn đang có thuận tiện cho việc đưa bạn những công việc phù hợp. Vì thế nên lựa chọn học kỹ năng mềm cần thiết trong việc phát triển bản thân tốt hơn.
Qua những chia sẻ trên, Beto hy vọng đã cung cấp được nhiều thông tin bổ ích đến cho bạn. Hãy cùng Beto tiếp tục tìm hiểu về những vấn đề bạn gặp phải trong những bài viết sau. Cám ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi. Chúc các bạn có ngày mới tốt lành.
Nguồn tham khảo:
- topchon.com
- edu2review.com