Khi trẻ được 3 tuổi là một độ tuổi thích hợp cho việc dạy toán sớm cho trẻ. Một trong những bộ môn giúp trẻ phát triển về khả năng logic, tư duy một cách tốt nhất chính là môn toán học. Không cần phải dạy những điều cao siêu, bạn có thể bắt đầu từ những định nghĩa tối giản nhất về môn toán. Hãy để Beto giúp bạn tìm hiểu thêm về phương pháp giáo dục cho trẻ.
Giáo dục sớm cho trẻ là ưu tiên hàng đầu của các bậc phụ huynh
Trong bài viết này
1. Lợi ích khi giáo dục sớm cho trẻ
Những lý do dưới đây sẽ trả lời cho lợi ích của việc dạy toán sớm cho trẻ:
Đầu tiên, trẻ khi được 3 tuổi sẽ bắt đầu có khả năng biểu đạt suy nghĩ của mình qua những câu dài vừa phải. Đây là một thời điểm mà bạn nên nắm bắt và bắt đầu dạy toán cho trẻ thông qua những định nghĩa cơ bản về các chữ cái, con số giúp trẻ quen dần và tích lũy cho trẻ những kiến thức đầu đời phục vụ cho việc học sau này.
Ở lứa tuổi này, trẻ có xu hướng sẽ bắt chước theo hành động, lời nói người lớn, tò mò muốn khám phá nhiều thứ xung quanh mình, phát triển khả năng tưởng tượng và từng bước làm quen với những định nghĩa mới.
Nên bắt đầu dạy cho con những kiến thức cơ bản, đơn giản
Môn toán là một bộ môn thích hợp để phát triển khả năng tư duy logic, những suy nghĩ tư duy ở trẻ. Vì thế, bạn nên tìm cách dạy toán và giúp trẻ có hứng thú với môn toán. Đây cũng là bước khi bạn muốn định hình tư duy và dạy con mình các kỹ năng cần cho tương lai của trẻ.
Bằng những hình ảnh đơn giản, dễ nhớ, sinh động sẽ tốt hơn việc dạy ngay cho trẻ về những con số và phép tính phức tạp. Việc cho trẻ hứng thú với môn toán cũng là một điều khá khó khăn với một số phụ huynh. Vì toán học vốn là một môn khô khan nên cách bạn dẫn dắt trẻ tiếp thu kiến thức toán học cần sinh động và phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ ở giai đoạn hiện tại.
Môn toán giúp tăng khả năng tư duy ở trẻ
Qua những lý do trên, ta cũng có thể thấy cách dạy bé học toán là một việc cần thiết và cũng là một thử thách với các bậc phụ huynh. Tiếp theo, Beto sẽ gợi ý cho bạn một vài phương pháp giúp bạn dạy toán cho trẻ trẻ.
Xem thêm:
Phương pháp rèn luyện tư duy cho trẻ mầm non
2. Phương pháp dạy trẻ học toán nhanh
Một số phương pháp giáo dục trẻ bạn có thể tham khảo trong quá trình dạy trẻ ở lứa tuổi 3 – 8 tuổi
Xem thêm:
Bật mí cách dạy bé học toán tư duy phát triển trí thông minh
2.1. Tự làm những việc cá nhân
Bạn có thể đã nghe về phương pháp dạy con người Do Thái. Một trong những điều đầu tiên họ dạy con chính là việc tập cho trẻ tự giác làm những việc trong khả năng của mình mà không cần nhờ đến sự trợ giúp của ba mẹ. Khi trẻ tự làm mọi thứ, trẻ mới có khả năng tư duy khi gặp những vấn đề trong quá trình làm việc cá nhân, từ đó mới có thêm những kinh nghiệm đầu đời cho trẻ.
Bạn có thể dạy trẻ những việc cơ bản trong một ngày như thế nào? Một vài ví dụ cho bạn chính là việc: đánh răng rửa mặt vào buổi sáng sau khi thức dậy, tự đi vệ sinh mà không cần nhờ đến ba mẹ, tự xúc cơm ăn, tự dọn dẹp sau khi đã chơi xong,… Những việc cơ bản trên bạn đều có thể hướng dẫn trẻ làm trong thời gian đầu và dần dần không giúp trẻ nữa để trẻ bắt đầu tự làm.
Tập cho trẻ tự làm việc của mình
Những công việc tự mình làm sẽ giúp trẻ tự lập, ghi nhớ bản thân mình phải làm những việc gì mà không cần ba mẹ phải nhắc nhở. Dần dần sẽ tập cho trẻ khả năng sắp xếp công việc sao cho hợp lý cũng như trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống của mình, của gia đình, mọi người xung quanh. Trẻ dần tư duy nhiều hơn và trẻ sẽ càng phát triển khả năng suy nghĩ cũng như xử lý vấn đề của bản thân, không phụ thuộc quá nhiều vào ba mẹ.
2.2. Chọn đồ chơi hợp lý
Ở lứa tuổi này, cha mẹ thường xuyên mua cho trẻ các loại đồ chơi khác nhau theo sở thích của con. Nhưng việc chọn cho con những loại đồ chơi phù hợp với mình cũng là cách để trẻ phát triển tư duy. Cha mẹ có thể tặng trẻ những món đồ chơi về toán học, rubik, những bộ đồ chơi lắp ghép nhiều màu một phần sẽ kích thích cho trẻ có thêm cơ hội tiếp xúc với các khái niệm cơ bản và cũng là điều kiện tốt giúp trẻ từng bước tiếp xúc với toán học tư duy.
Nên chọn đồ chơi cho trẻ cách thông minh
2.3. Dạy trẻ chơi một cách thông minh
Khi trẻ trong giai đoạn 3 – 8 tuổi, trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm phản xạ hay suy nghĩ trong những tình huống những trò chơi và trong cách cư xử với mọi người xung quanh. Trẻ cần có thêm một khoảng thời gian để nhìn những người lớn làm và bắt chước theo. Vì thế, cha mẹ nên cẩn thận trong cách cư xử tránh để con học theo những thói quen xấu.
Dạy trẻ chơi cách thông minh
Cha mẹ dạy cho trẻ học kỹ năng tư duy, quan sát và đưa ra những ý kiến của bản thân mình về sự vật, sự việc mà trẻ đang tiếp xúc. Việc này giúp kích thích trí não trẻ phát triển hơn, nâng cao những kỹ năng như tìm tòi, khám phá, sáng tạo ở trẻ.
2.4. Dạy trẻ đếm
Những con số chính là nền tảng cơ bản khi bắt đầu dạy toán. Bạn có nhiều cách dạy cho bé học số khác nhau cũng như đưa trẻ tiếp cận những con số sao cho gợi được sự hứng thú và tò mò nơi trẻ.
Một số phương pháp dạy toán sớm cho trẻ như là sử dụng các hình khối, ngón tay hoặc bất cứ đồ vật nào trong nhà hoặc xung quanh trẻ, cha mẹ đều có thể dùng để dạy cho con. Dạy con học từng số một kết hợp với những trò chơi hoặc câu đố để trẻ có ấn tượng với chúng, từng bước liên kết các con số lại và dạy trẻ cách tập đếm số. Bên cạnh đó xem những chương trình thiếu nhi cũng là một cách dạy con nhưng không làm cho con cảm thấy chán ghét môn toán.
Tạo hứng thú cho trẻ mỗi khi học toán
Không chỉ mỗi dạy con, ta cần phải biết thêm cách làm sao để trẻ có thể ghi nhớ những kiến thức mình đã dạy và tạo động lực cho trẻ ham học hơn.
3. Làm sao để kích thích bé học và nhớ lâu
Khi trẻ mới tiếp xúc kiến thức lần đầu tiên hoặc vài lần thì một thời gian sau không sử dụng trẻ sẽ quên đi. Ta có thể cải thiện tình trạng trên bằng những cách sau đây:
3.1. Giúp trẻ có thể tập trung
Tập trung là một nhân tố quan trọng trong việc trẻ có thể tiếp thu những kiến thức mới. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ hiếu động và khó có thể tập trung ngồi một chỗ quá lâu. Bạn nên tạo thói quen cho trẻ việc nào ra việc đó, học là học, chơi là chơi, không được lơ là hoặc bỏ dở khi chưa làm xong. Việc trẻ tập trung sẽ giúp trẻ có thể nhớ bài tốt hơn và lâu hơn.
Tập trung là nhân tố quan trọng trong việc trẻ tiếp thu kiến thức
3.2. Tránh quá tải trong quá trình học
Bạn cần theo dõi để cân nhắc được khoảng thời gian học của trẻ là hợp lý. Việc học liên tục khi trẻ không thể tiếp thu thêm kiến thức sẽ làm trẻ cảm giác sợ hãi mỗi khi học hoặc trẻ sẽ nhanh quên những kiến thức đã học khi trẻ phải học lúc cảm thấy mệt mỏi. Đây là một điều không nên nhưng không phải phụ huynh nào cũng làm được. Nên có những khoảng thời gian ở giữa lúc học để trẻ thư giãn trước khi bắt đầu tiếp thu thêm kiến thức mới.
Nên có những khoảng thời gian nghỉ giữa giờ khi học
3.3. Kiểm tra lại những điều đã được học
Nên có một thời điểm để bạn và trẻ cùng ôn lại những kiến thức đã học. Bạn có thể đưa ra những câu hỏi về những điều đã học ngày hôm qua hay tuần trước. Việc liên tục lặp lại những kiến thức giúp trẻ sẽ không quên những điều đã được học. Bên cạnh đó trong lúc dạy toán cho con cha mẹ có thêm cơ hội gần gũi, tạo được mối quan hệ thân thuộc với con nhiều hơn.
Kiểm tra kiến thức đã học sau một thời gian giúp trẻ nhớ lâu hơn
3.4. Cho trẻ ngủ đủ giấc
Khi trẻ ngủ, não sẽ bắt đầu củng cố những điều trẻ đã tiếp thu trong ngày, xử lý và sắp xếp thông tin vào trí nhớ của trẻ. Ngoài ra, não cũng sẽ loại bỏ những thông tin dư thừa thuận lợi cho việc tiếp thu những kiến thức mới của trẻ. Vì thế, giấc ngủ là vô cùng quan trọng với trẻ không chỉ trong khả năng phát triển trí não, còn phát triển về thể chất.
Nên cho trẻ ngủ đủ giấc
Như những gì Beto đã phân tích ở trên, phương pháp dạy toán sớm cho trẻ là vô cùng cần thiết. Không chỉ giúp trẻ tiếp thu thêm những kiến thức trong giai đoạn đầu đời, còn là nền tảng để trẻ phát triển hơn trong việc học cũng như cuộc sống sau này. Beto cũng cung cấp thêm cho bạn một số phương pháp giúp trẻ có thể nhớ tốt hơn những kiến thức đã học và cách gợi hứng thú khi học ở trẻ.
Hy vọng những kiến thức trên giúp ích cho các bạn trong việc dạy toán cho con. Hãy cùng Beto tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình dạy con ở những bài tiếp theo. Beto xin cám ơn và chúc bạn có một ngày tốt lành.
Nguồn tham khảo:
- ucmasvietnam.com
- manulife.com.vn