Công việc luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, cũng là con đường nhanh nhất để tạo ra một cuộc sống viên mãn và thịnh vượng. Không chỉ thế, việc thăng tiến trong công việc sẽ là động lực để mọi người phát triển bản thân và truyền cảm hứng cho những nhân viên khác. Nếu bạn muốn đi lên nấc thang tiếp theo trong sự nghiệp của mình, hãy tham khảo 15 bí quyết vàng trong bài viết dưới đây!
15 bí quyết vàng giúp người trẻ thăng tiến trong công việc
Trong bài viết này
- 1. Thăng tiến trong công việc là gì?
- 2. Tại sao cần đặt mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp?
- 3. 15 bí quyết để được thăng tiến trong công việc
- 3.1 Xác định chính xác mục tiêu
- 3.2 Chọn đúng chỗ làm
- 3.3 Chọn đúng mentor/cấp trên
- 3.4 Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp
- 3.5 Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và thành công
- 3.6 Làm việc nghiêm túc và tích cực
- 3.7 Kết quả công việc không dừng lại ở “hoàn thành”
- 3.8 Đặt tinh thần trách nhiệm lên hàng đầu
- 3.9 Nâng cao năng lực bản thân, tạo giá trị khác biệt
- 3.10 Thẳng thắn đề xuất việc thăng tiến
- 3.11 Kiềm chế tốt cảm xúc
- 3.12 Ứng phó tốt trong mọi tình huống
- 3.13 Chia sẻ một cách thông minh
- 3.14 Đặt mình vào vị trí của sếp
- 3.15 Không ngừng học hỏi và trau dồi kỹ năng
1. Thăng tiến trong công việc là gì?
Theo quan niệm của nhiều người, thăng tiến trong công việc là được thăng chức cao hơn hay nói cách khác là có chỗ đứng cao hơn ở nơi làm việc của họ. Sau nhiều năm làm việc, khả năng và kinh nghiệm của mỗi người khiến họ ngày càng tự tin hơn và sự thăng tiến là điều mà ai cũng mong đợi.
Thăng chức đồng nghĩa với việc được đối xử tốt hơn, có nhiều quyền lực và tiếng nói hơn, và do đó được mọi người tôn trọng. Tất nhiên, điều này cũng đi kèm với nhiều thách thức, khó khăn và đòi hỏi bạn phải nỗ lực nhiều hơn. Thậm chí, nhiều người sau khi được thăng chức còn trở nên bận tộn hơn và không còn thời gian dành cho bản thân và gia đình.
Nhiều người sau khi được thăng chức còn trở nên bận rộn hơn
Đối với những người khác, thăng chức là tăng lương. Bởi vì suy cho cùng, họ đi làm để được trả lương, kiếm sống và để dành cho những mục tiêu trong tương lai. Vì vậy, khi được tăng lương, họ phấn khởi, vui vẻ và xem đó như một sự thăng tiến. Nhìn chung, định nghĩa về thăng chức từ lâu đã gắn liền với thăng chức và tăng lương.
Do đó, hầu hết các bạn trẻ thuộc thế hệ millennials có xu hướng không hài lòng với công việc hiện tại vì họ không có chí tiến thủ, không có vị trí cao, lương không tăng như mong đợi hay đơn giản là không nhận được sự công nhận xứng đáng. Tâm lý này khiến họ phải thay đổi công việc thường xuyên vì tin rằng đến một nơi mới sẽ có vị trí cao hơn và mức lương hấp dẫn hơn.
Nhiều người thắc mắc làm sao để thăng tiến trong công việc nhưng lại không hiểu rằng việc được thăng chức hay tăng lương đều phụ thuộc vào khả năng, kỹ năng và kinh nghiệm của từng người. Nếu bạn là người tài giỏi và có kinh nghiệm, sếp nào cũng muốn bạn ở lại công ty và sẵn sàng tin tưởng giao bạn vào vị trí cao hơn với mức lương cao hơn. 15 bí quyết vàng mà Beto chia sẻ ở phần cuối bài viết sẽ là gợi ý hữu ích cho bạn để đạt được mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp.
Theo quan niệm của nhiều người, thăng tiến trong công việc là được thăng chức cao hơn
2. Tại sao cần đặt mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp?
Công việc là nền tảng để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, nghĩ xa hơn, thăng tiến trong công việc chính là cách tốt nhất để hiện thực hóa những mong ước về vật chất của con người. Nếu chúng ta chỉ dừng lại và chấp nhận đứng yên có nghĩa là chúng ta đang đi thụt lùi. Khi lớp trẻ tài năng bắt đầu gia nhập thị trường lao động, nếu bạn vẫn không tìm được chỗ đứng cho mình, rất có thể vị trí hiện tại của bạn sẽ bị lung lay.
Việc được thăng chức cũng giúp bạn có cơ hội làm việc với những đồng nghiệp tuyệt vời hơn. Không ai muốn ở một mình trong môi trường làm việc nhóm, đó là lý do tại sao ai cũng muốn có những người đồng nghiệp thân thiện, cởi mở và nhiệt tình. Khi đứng ở vị trí cao hơn, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và lắng nghe từ người khác. Với nhiều người, sự công nhận đó là món quà quý giá nhất trên đời.
Thăng tiến trong công việc chính là cách tốt nhất để hiện thực hóa những mong ước về vật chất
3. 15 bí quyết để được thăng tiến trong công việc
Tinh thần dám nghĩ dám làm là điều mà mọi doanh nghiệp tìm kiếm ở nhân viên của mình, bởi chỉ những nhân viên có năng lực mới có thể xây dựng nên một doanh nghiệp thành công. Dưới đây là một số cách để thăng tiến trong công việc mà mọi nhân viên cần biết!
3.1 Xác định chính xác mục tiêu
Như câu nói của Napoleon Hill, “Cuộc sống thường ưu ái người nào biết rõ mình thực sự mong muốn điều gì”, mỗi người cần tự xác định mục tiêu cho mình. Bạn không thể đạt được những gì bạn không thể nhìn thấy, kể cả khi đã tìm được một công việc yêu thích, không có mục tiêu thì sẽ không có thăng tiến.
Sự yêu thích giúp bạn có cảm hứng làm việc và mục tiêu là chất xúc tác cho sự nhiệt tình, tâm huyết, cống hiến của bạn trong công việc. Cơ hội thăng tiến trong công việc chỉ đến với những người luôn nỗ lực và cố gắng hết mình đúng không nào. Kể cả những thời điểm khó khăn nhất, mục tiêu cũng trở thành nguồn động lực để bạn vượt qua tất cả.
Mục tiêu trở thành nguồn động lực để bạn vượt qua tất cả
3.2 Chọn đúng chỗ làm
Hãy nghiên cứu và suy nghĩ cẩn thận để quyết định làm việc cho một công ty mà bạn có thể đạt được tiến bộ nhanh nhất. Bạn có thể tra cứu thông tin về môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, cơ hội phát triển bản thân,… của các công ty thông qua phương tiện truyền thông. Một công ty phù hợp sẽ thúc đẩy bạn không ngừng phát triển kỹ năng và kiến thức chuyên môn của mình.
3.3 Chọn đúng mentor/cấp trên
Sếp của bạn phải là người mà bạn thích, tôn trọng, hợp tác và sẵn sàng cống hiến hết mình cho công việc. Làm việc với một nhà lãnh đạo tuyệt vời là cách nhanh nhất để được công nhận và thăng tiến trong công việc.
3.4 Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với sếp hoặc bất kỳ thành viên nào khác trong công việc là điều mà ai cũng nên làm. Với bản chất làm việc vì một tập thể vững mạnh, các thành viên trong công ty cần kết nối với nhau để trao đổi kinh nghiệm, kết nối với cấp trên để đưa ra những quyết định sáng suốt và giải quyết những vấn đề không nằm trong tầm ngắm của họ.
Nhiều nhân viên vì mục tiêu thăng tiến cá nhân mà có thói xu nịnh, đút lót để được cấp trên quan tâm, ưu ái hay chơi xấu, hãm hại đồng nghiệp để trở nên nổi bật hơn. Đó là suy nghĩ cần bài trừ và phê phá. Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp không hề khó, chỉ cần bạn biết tôn trọng, sống chan hòa, chân thành và lắng nghe ý kiến của họ.
Ngoài ra, trong công việc chung, bạn cần hoàn thành tốt trách nghiệm của mình và không dựa dẫm vào người khác. Đặc biệt, hãy ngỏ lời giúp đỡ khi đồng nghiệp gặp khó khăn và đừng ngại quan tâm, chia sẻ khi những thành viên khác trong team bạn cần sự an ủi. Đây là kinh nghiệm thăng tiến trong công việc không phải ai cũng biết, vì mọi người đều nghĩ rằng chỉ cần quan hệ tốt với lãnh đạo là đủ.
Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp
3.5 Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và thành công
3.5.1 Phong cách thời trang công sở cho phái nữ
Trước hết, bạn cần biết 3 tiêu chí khi lựa chọn trang phục cho phái đẹp như sau:
- Tiêu chí 1 – Ăn mặc phù hợp với môi trường làm việc: Một môi trường trẻ trung, năng động sẽ phù hợp cho bạn thoải mái và tự do phối đồ hơn là một môi trường thiên đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự.
- Tiêu chí 2 – Biết rõ dáng người của mình để chọn đồ công sở phù hợp.
- Tiêu chí 3 – Có những “must-have items” để kết hợp đa phong cách: Những món đồ “must-have” có thể dễ dàng mix and match các phong cách sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Bạn có thể phổi nhiều bộ trang phục và dễ dàng lựa chọn cho những ngày quá bận rộn.
Nếu chưa định hình được phong cách công sở phù hợp, bạn có thể tham khảo 5 gợi ý sau của Beto:
- Váy bút chì: Váy bút chì ôm vừa vặn vòng eo người mặc nên sẽ rất tôn dáng váy. Những cô nàng mũm mĩm vẫn có thể diện váy bút chì, vừa có thể làm nổi bật những đường cong của dáng người. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là kích thước quần áo chúng ta chọn không được quá chật hoặc quá rộng.
- Váy chữ A: Váy chữ A có thể được làm từ các chất liệu khác nhau như cotton, lụa, kaki, denim,… Mỗi loại vải sẽ mang đến cho người nhìn một cảm giác khác nhau, bạn có thể lựa chọn chất liệu phù hợp nhất cho mình tùy theo môi trường làm việc của mình.
- Blazer: Áo blazer là món đồ cần thiết trong tủ đồ của mọi phụ nữ, thoạt nhìn giống như một chiếc áo vest nhưng thực chất nó mềm mại và co giãn hơn. Một chiếc áo blazer không quá nghiêm túc và cứng nhắc như áo vest, mà nó mang lại cảm giác thoải mái và năng động hơn.
- Đầm công sở: Đây là sự lựa chọn tốt nhất của phái đẹp khi đi làm, đi gặp khách hàng, đối tác hoặc tham gia các buổi tiệc của công ty. Trước hết là bởi vẻ đẹp sang trọng, quý phái mà váy liền thân mang lại. Thứ hai, đó là một sự lựa chọn dễ dàng vì không mất quá nhiều thời gian để lựa chọn các cách kết hợp khác nhau.
- Áo sơ mi: Áo sơ mi thường được mặc trong những dịp trang trọng do form dáng lịch sự nên luôn là lựa chọn hàng đầu của mọi cô gái.
Phong cách thời trang công sở cho phái nữ
3.5.2 Phong cách công sở cho phái nam
Tương tự như ở phần trên, 3 tiêu chí khi lựa chọn trang phục cho phái nam như sau:
- Giày là một phụ kiện vô cùng quan trọng trong thời trang công sở của nam giới và là điểm nhấn cho bộ trang phục của bạn.
- Cà vạt nên có màu tối hơn và khác màu với áo sơ mi.
- Chọn thắt lưng có kích thước phù hợp để tăng thêm phong cách và sự hài hòa tổng thể cho bộ trang phục của bạn.
Ngoài ra, Beto cũng gợi ý cho bạn 5 items công sở như sau:
- Giày loafers: Đây là item không chỉ đẹp, phù hợp với quy tắc công sở mà còn rất thoải mái và dễ chịu.
- Quần tây xếp ly: Sự thoải mái, kiểu dáng mới lạ, gọn gàng và những nếp gấp tinh tế khiến mẫu quần này đặc biệt phù hợp với dân văn phòng.
- Bộ suit công sở: Bạn có thể chọn một bộ suit có màu sắc cơ bản như xanh nước biển, xám hoặc đen để tăng độ lịch lãm và trang trọng.
- Áo thun polo: Bạn có thể phối mẫu áo này với quần tây, giày loafers để đến văn phòng làm việc mỗi ngày.
- Áo cổ lọ: Hãy chọn những chiếc áo cổ lọ có gam màu như trắng, cam và olive để biến hóa trang phục công sở linh hoạt hơn.
Phong cách công sở cho phái nam
3.6 Làm việc nghiêm túc và tích cực
Làm việc chăm chỉ và thậm chí tình nguyện làm thêm giờ là cách thăng tiến trong công việc đơn giản nhất. Làm việc chăm chỉ và hoàn thành hầu hết công việc sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý của lãnh đạo và khiến họ công nhận nỗ lực của bạn.
Điều này tưởng chừng là nghĩa vụ của mọi nhân viên khi họ được trả lương để hoàn thành các nhiệm vụ của mình. Thế nhưng làm xong việc một cách hời hợt khác với thái độ làm việc nghiêm túc và cố gắng hết mình để công việc đạt kết quả cao nhất.
3.7 Kết quả công việc không dừng lại ở “hoàn thành”
Để thăng tiến trong công việc, dừng lại ở việc hoàn thành công việc là chưa đủ. Bạn phải luôn giữ thái độ chủ động nâng cao chất lượng công việc, cố gắng hoàn thành trong thời gian ngắn hơn và đạt tiêu chuẩn cao.
Để có thể không ngừng nâng cao chất lượng và tiến độ công việc, điều quan trọng nhất là lòng yêu thích công việc và sự nhiệt tình với công việc của từng người. Việc hoàn thành công việc vượt xa kỳ vọng của “sếp” sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân từng ngày, có đủ kỹ năng và kiến thức để tiến đến vị trí cao hơn.
3.8 Đặt tinh thần trách nhiệm lên hàng đầu
Trách nhiệm của nhân viên không chỉ bị ràng buộc bởi những quy định trong hợp đồng hay quy định trong luật dân sự, mà còn phải xuất phát từ ý thức của chính người lao động. Môi trường làm việc tập thể đòi hỏi mỗi nhân viên phải nghĩ đến công việc chung và nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Mỗi nhân viên phải có tinh thần trách nhiệm cao khi được giao việc và hoàn thành trọn vẹn nghĩa vụ của mình.
Không phải ai cũng ý thực được trách nhiệm của mình đối với công ty, họ chỉ nghĩ đơn giản rằng, nếu họ không hoàn thành công việc đó, sẽ có người làm thay họ. Những người như vậy sẽ không bao giờ được lãnh đạo đề cao và tôn trọng. Vì vậy, thay vì mải suy nghĩ làm gì để thăng tiến trong công việc, hãy xem xét tinh thần trách nhiệm của mình trước!
Mỗi nhân viên phải có tinh thần trách nhiệm cao khi được giao việc
3.9 Nâng cao năng lực bản thân, tạo giá trị khác biệt
Để có mức lương cao hơn hoặc tiến đến vị trí cao hơn, mỗi nhân viên cần tập trung vào điều cốt lõi nhất, đó là nâng cao năng lực và tạo ra các giá trị khác. Việc xây dựng năng lực bắt đầu từ tính cách kỹ lưỡng và nghiêm túc trong công việc, từ những việc rất nhỏ như đúng giờ, giữ lời hứa, trung thực, lắng nghe và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm việc với các đồng nghiệp khác.
Nâng cao năng lực còn thể hiện ở chất lượng công việc, mức độ đóng góp cho công ty, mức độ cam kết của bạn với công việc và kỹ năng quản trị, lãnh đạo.
3.10 Thẳng thắn đề xuất việc thăng tiến
Đề xuất thăng tiến trong công việc thường được thể hiện dưới dạng kiến nghị tăng lương hoặc thăng chức. Khi bạn cảm thấy đủ tự tin vào khả năng, kinh nghiệm của mình và tự tin rằng bạn đã đóng góp đủ nhiều cho tổ chức, hãy mạnh dạn đề nghị có những bước phát triển mới trong sự nghiệp.
Thẳng thắn đưa ra đề xuất lên lãnh đạo còn đòi hỏi trong tinh thần dám nghĩ dám làm của mỗi người. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn tinhphẩm chất đó ở nhân viên, nên dù bị từ chối, bạn vẫn khiến lãnh đạo ấn tượng.
Thẳng thắn đề xuất việc thăng tiến
3.11 Kiềm chế tốt cảm xúc
Hành động theo cảm xúc là cách dễ dẫn đến sai lầm và thất bại nhất. Dù là bất cứ cảm xúc gì, yêu, ghét, giận, buồn, bạn cũng nên kiềm chế bản thân và hành động theo lý trí thay vì để cảm xúc chi phối. Nếu có thể, hãy nói chuyện với một người bạn, suy nghĩ kỹ trước khi nói để tránh làm mất lòng đồng nghiệp.
Để trở thanh một nhà lãnh đạo, bạn phải luôn biết cách kiểm soát cảm xúc của chính mình, thậm chí có thể điều tiết được cảm xúc của người khác.
Làm tốt điều này, bạn không chỉ chiến thắng chính bản thân mình, gây được thiện cảm với đồng nghiệp mà còn giúp ích cho các cơ hội làm việc với đối tác sau này. Vì thế, khi vạch ra lộ trình thăng tiến trong công việc, đừng quên liệt kê đề mục này vào danh sách những điều cần cải thiện nhé!
3.12 Ứng phó tốt trong mọi tình huống
Trong công việc, bạn không nhất thiết phải tuân theo những khuôn mẫu mọi lúc mọi nơi. Một nhà lãnh đạo tài ba luôn phải tìm cách giải quyết các vấn đề bất ngờ phát sinh với nguồn lực hạn chế. Đôi khi những ý tưởng tuyệt vời nảy sinh trong những tình huống cấp bách nhất.
Khi bạn biết cách ứng phó tốt trong mọi tình huống, bạn sẽ nhận được kết quả ngoài mong đợi khi đối mặt với bất kì thách thức nào. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu phi thực tế. Hãy nhìn thẳng vào sự thật và nguồn lực hiện có để đưa ra những phán đoán sáng suốt và cách tiếp cận tốt nhất.
3.13 Chia sẻ một cách thông minh
Nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc, chúng tôi khuyên bạn chỉ nên chia sẻ một cách thông minh và đưa ra câu trả lời vừa đủ, đặc biệt là những câu hỏi về cuộc sống cá nhân của bạn.
Thông thường, khi muốn phát triển mối quan hệ thân thiết với một ai đó, mọi người thường bắt đầu bằng cách chia sẻ những vấn đề cá nhân sâu sắc hơn. Nhưng việc chia sẻ quá nhiều về cuộc sống riêng tư của bạn với sếp có thể vô tình đưa bạn vào thế bị động.
Sếp của bạn có thể không muốn nghe những gì bạn nói bên lề, nhưng vì lịch sự nên họ vẫn sẽ lắng nghe bạn. Cuối cùng, sếp của bạn vẫn đưa ra một số nhận xét “miễn cưỡng” về những điều họ đã nghe nhưng không thấy thú vị cho lắm. Tốt nhất bạn nên tuân thủ nguyên tắc tránh chia sẻ nhiều chuyện cá nhân với đồng nghiệp, kể cả sếp.
Chỉ nên chia sẻ một cách thông minh và đưa ra câu trả lời vừa đủ
3.14 Đặt mình vào vị trí của sếp
Hãy thử đặt mình vào vị trí của sếp và nghĩ xem bạn sẽ làm gì để công việc của sếp luôn suôn sẻ và dễ dàng. Hầu hết nhân viên chỉ suy nghĩ một điều trong đầu, họ nhận được gì từ sếp và họ nhận được gì từ công việc họ làm. Tuy nhiên, bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng sẽ đánh giá cao một nhân viên có tư duy sâu sắc, biết đặt mình vào vị trí của sếp và công ty.
Là một nhân viên, đôi khi bạn cảm thấy sếp của mình đã làm sai điều gì đó, vì vậy, bạn luôn cảm thấy khó chịu với cách làm việc của sếp. Nhưng nghiêm túc mà nói, có rất nhiều khía cạnh của công việc mà chúng ta không biết hoặc không nhìn thấy sâu bên trong. Vì vậy, hãy thử đặt mình vào vị trí của người lãnh đạo, để biết mình cần làm gì trong từng tình huống cụ thể và khiến sếp hài lòng.
3.15 Không ngừng học hỏi và trau dồi kỹ năng
Thái độ không ngừng học hỏi và sự chăm chỉ sẽ là đòn bẩy giúp bạn chuẩn bị cho những bước tiến mới trong tương lai. Những người tiến bộ nhanh chóng trong công việc không phải là những người nhìn thấy trước cơ hội thăng tiến mà là người có thể nắm bắt cơ hội ngay khi chúng xuất hiện. Và sự chuẩn bị này không gì khác ngoài kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ không ngừng học hỏi của bạn.
Thái độ không ngừng học hỏi sẽ là đòn bẩy cho những bước tiến mới trong tương lai
Trên đây là những kinh nghiệm thăng tiến trong công việc mà Beto muốn chia sẻ đến bạn. Dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp nhưng hãy luôn nhớ rằng việc rèn luyện phẩm chất cá nhân và năng lực chuyên môn luôn là yếu tố cốt lõi để tạo nên thành công trong công việc.
Cuối cùng, hãy luôn ghi nhớ rằng sự nghiệp là một hành trình dài và chỉ những người đủ bản lĩnh, đủ kỹ năng và chuyên nghiệp mới có thể chinh phục được cái đích cuối cùng!
Nguồn tham khảo:
- luatlaodong.vn
- vietnamwork.com