Đám cưới là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất của mỗi con người. Mỗi người chúng ta đều muốn có một đám cưới thật chỉn chu. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho đám cưới không phải là một điều dễ dàng. Nó đòi hỏi rất nhiều khâu chuẩn bị đến từ cả hai bên gia đình. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như lập kế hoạch trước cưới như thế nào? Đám cưới cần những gì? Hãy cùng Beto giải đáp các thắc đó này nhé.
Đám cưới là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất của đời người
Trong bài viết này
- 1. Bước đầu chuẩn bị cho đám cưới: checklist 11 công việc cần thực hiện 3 tháng trước khi cưới
- 1.1. Họp mặt gia đình 2 bên để lên kế hoạch tổ chức đám cưới
- 1.2. Chọn ngày tổ chức lễ cưới
- 1.3. Tân trang nhà cửa 2 bên
- 1.4. Mua sắm các vật dụng cho phòng cưới
- 1.5. Dự trù ngân sách cho đám cưới
- 1.6. Tìm địa điểm tổ chức đám cưới phù hợp
- 1.7. Đặt thực đơn cho tiệc cưới
- 1.8. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho quy trình lễ cưới
- 1.9. Chọn chủ đề chính cho đám cưới
- 1.10. Lên ý tưởng cho các tiết mục giải trí trong buổi tiệc
- 1.11. Lên danh sách khách mời
- 2. Công việc cần thực hiện 2 tháng trước ngày cưới
- 2.1. Lựa chọn mẫu mã và đặt in thiệp cưới
- 2.2. Chọn studio chụp ảnh cưới và địa điểm chụp ảnh
- 2.3. Chọn ý tưởng concept cho bộ ảnh cưới
- 2.4. Chọn và thử váy cưới
- 2.5. Chọn vest cho chú rể
- 2.6. Chọn tone make up phù hợp với chủ đề đám cưới
- 2.7. Chọn phương tiện di chuyển trong ngày cưới
- 2.8. Chọn phù dâu, phù rể
- 2.9. Chọn đội bưng tráp và đỡ lễ trong lễ cưới cho 2 họ
- 2.10. Chọn người đại diện phát biểu và soạn diễn văn
- 2.11. Lên kế hoạch cho tuần trăng mật sau lễ cưới
- 3. Tăng tốc trong giai đoạn 1 tháng trước ngày cưới
- 4. Công việc cần thực hiện 15 ngày trước khi lễ cưới diễn ra
1. Bước đầu chuẩn bị cho đám cưới: checklist 11 công việc cần thực hiện 3 tháng trước khi cưới
1.1. Họp mặt gia đình 2 bên để lên kế hoạch tổ chức đám cưới
Bước đầu tiên không thể thiếu trong checklist chuẩn bị cho đám cưới đó chính là họp mặt gia đình hai bên, bên nội và bên ngoại, để lên kế hoạch tổ chức đám cưới. Để một kế hoạch cưới thật hoàn hảo thì việc tổ chức cuộc nói chuyện giữa người lớn 2 bên trong nhà là điều vô cùng quan trọng.
Tại đây, các cụ, cha mẹ của 2 bên gia đình sẽ tiến hành bàn bạc để có thể thống nhất ý kiến xem việc tổ chức lễ ăn hỏi, lễ cưới sẽ bao gồm những công đoạn nào để thuận tiện nhất cho việc chuẩn bị của 2 bên thông gia. Nếu trong trường hợp nhà của 2 bạn ở khá xa nhau thì có thể xem xét xem có nên tổ chức gộp chung cho lễ ăn hỏi và lễ cưới không hay vẫn để tách riêng ra.
Lễ ăn hỏi là một trong những nét đẹp của đám cưới truyền thống ở Việt Nam
1.2. Chọn ngày tổ chức lễ cưới
Trong buổi gặp mặt của hai bên gia đình thì họ sẽ ẽ cùng xem ngày và chọn ra ngày cưới sao phù hợp và đẹp nhất với tuổi mệnh của cô dâu, chú rể. Đây là bước không thể thiếu được trong việc chuẩn bị cho đám cưới theo phong tục truyền thống của người Việt từ xưa tới nay. Việc chọn ngày giờ nào tổ chức lễ cưới thì tốt cho đôi vợ chồng trẻ sẽ góp phần vô cùng quan trọng với cuộc sống, sự hòa hợp của đôi vợ chồng về sau.
Việc chọn ngày lành tháng tốt cho đám cưới sẽ giúp cho cuộc sống, sự hòa hợp của đôi vợ chồng về sau
1.3. Tân trang nhà cửa 2 bên
Trong việc chuẩn bị cho đám cưới, bất kỳ gia đình nào cũng muốn con mình sẽ có được hạnh phúc trọn vẹn và viên mãn. Vậy nên công đoạn làm sạch, dọn dẹp và tân trang như sơn mới lại nhà cửa, trang bị thêm các đồ nội thất, trang trí là điều không nên bỏ qua.
Bước trang trí, sửa sang nhà cửa là một bước thiết yếu giúp cho đám cưới trở nên ý nghĩa và đầy đủ hơn.
Bạn có thể tìm kiếm danh mục chuẩn bị cho đám cưới và các sản phẩm trang trí nhà cửa trên các trang mạng điện tử như bộ dây treo trần nhà, dải lụa trang trí phòng khách trên shopee hoặc các loại chữ trang trí bằng mút xốp trên lazada, tiki. Vừa tiện lợi lại có thể dễ dàng trang trí một cách nhanh chóng.
Bạn có thể dễ dàng tìm được các dây treo trần nhà cho đám cưới trên các trang thương mại điện tử
Link sản phẩm:
1.4. Mua sắm các vật dụng cho phòng cưới
Những món đồ cần chuẩn bị cho đám cưới cụ thể như chăn, ga, gối, nệm là những vật dụng thiết yếu không thể thiếu cho phòng cưới của cô dâu chú rể. Bạn nên chuẩn bị những món đồ mới, bởi những thứ tinh khôi nhất sẽ tăng thêm phần hạnh phúc và chờ đón cho đôi bạn trẻ.
Đối với các cặp vợ chồng son thì không thể nào thiếu bộ chăn, ga, gối đệm mới. Các bạn nên chọn các màu nổi bật như màu đỏ để có thể tăng thêm không khí hạnh phúc. Nhắc đến chăn, ga thì không thể nào không nhắc đến Everon hoặc Mịn Decor. Bạn có thể tha hồ lựa chọn những bộ chăn gối đẹp nhưng vô cùng chất lượng.
- Bộ chăn, ga, gối, nệm Everon EPM20064 với màu đỏ tươi kết hợp cùng các bông hoa nhỏ trắng tạo nên cảm giác ấm cúng cho phòng ngủ.
- Bộ chăn ga gối đệm cưới ESM 20012 dành cho vợ chồng trẻ với màu vàng nghệ óng ả, kết hợp cùng những cành dẻ màu trắng bạc, tạo nên không gian mùa thu ấm cúng.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các món đồ trang trí phòng cưới khác như bóng bay, hoa và nến với những màu tươi sáng để tạo cảm giác ấm áp.
Hướng dẫn trang trí phòng cưới với bóng bay.
Link sản phẩm:
1.5. Dự trù ngân sách cho đám cưới
Điều mà mọi người luôn lo lắng khi lên kế hoạch cho đám cưới đó chính là chi phí chuẩn bị cho đám cưới. Bởi vì nó có thể phát sinh ra rất nhiều và nếu bạn không dự trù ngân sách cụ thể thì sẽ tốn rất nhiều chi phí không cần thiết. Các khoản chi phí được liệt kê càng chi tiết thì lại càng có thể giảm được những rủi ro không muốn xuống càng thấp.
Sau đây, Beto sẽ liệt kê một số chi phí cho chuẩn bị cho đám cưới:
- Chụp hình cưới: 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ
- Đồ bưng quả: 3.000.000 VNĐ
- Thuê váy cưới cô dâu: 2.500.000 VNĐ
- Thuê vest cưới: 1.000.000 triệu đồng
- Của hồi môn cho cô dâu: tùy thuộc mỗi gia đình
- Nhẫn cưới: 5.000.000 – 7.000.000 VNĐ/cặp
- Trang sức: 9.000.000 VNĐ
- Trang điểm: Từ 500.000 đồng đến 3.000.000 VNĐ
- Thiệp cưới: 2.500 – 5.000 đồng/thiệp
- Hoa tươi, hoa cưới: 3.000.000 – 7.000.000 VNĐ
- Tiệc cưới: 4.000.000 – 5.000.000 triệu/bàn (bàn có thể từ 10 – 12 khách, 100 khách khoảng từ 40.000.000 đến 50.000.000 VNĐ)
- Phương tiện di chuyển: 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ
- Quay phim, chụp ảnh cưới: 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ
- Mâm 6 quả và đèn cầy: khoảng 6.000.000 VNĐ
Các cặp đôi luôn sẵn sàng chi trả cho các bộ ảnh cưới ngoại cảnh
1.6. Tìm địa điểm tổ chức đám cưới phù hợp
Sau khi đã hoàn thành được bước tính toán các khoản chi tiêu thì hai bạn hãy bắt tay ngay vào công việc đó là tìm thuê địa điểm để tổ chức lễ cưới của mình sao cho hoàn hảo, đẹp mắt và ưng ý nhất. Công việc lựa chọn những địa điểm để tổ chức lễ cưới thuận lợi cho cả 2 bên gia đình sẽ là điểm ưu tiên đặt lên hàng đầu.
Ngoài ra, bạn phải xem xét chi phí tối thiểu có thể chi trả cho một bàn ăn để có thể lên kế hoạch về mức giá cụ thể của địa điểm cưới này. Dựa vào mức phí đó để bạn quyết định xem mình nên thuê nhà hàng nào để tổ chức lễ cưới. Hãy đặt trước từ 1 tới 2 tháng ở nhà hàng hay nơi mà bạn chọn tổ chức tiệc cưới để tránh bị hết chỗ.
Hãy đặt trước nhà hàng hoặc địa điểm tổ chức để tránh hết chỗ làm gián đoạn đám cưới
1.7. Đặt thực đơn cho tiệc cưới
Trong nhà hàng thông thường sẽ có rất nhiều các món ăn lên theo thực đơn dành cho khách mời của 2 bên gia đình. Bạn và gia đình hãy cùng nhau lựa chọn cũng như xây dựng thực đơn ngon và phù hợp nhất. Tuy nhiên, bạn và gia đình hãy tính lại lại chi phí một lần nữa khi đã lên đủ thực đơn nhé.
Thực đơn ở các nhà hàng luôn bao gồm rất nhiều món ăn đa dạng, phong phú, bắt mắt
1.8. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho quy trình lễ cưới
Bạn hãy sắp xếp lại thời gian, địa điểm thật chi tiết cho quy trình của lễ cưới mong muốn. Lễ cưới sẽ hoàn hảo hơn khi bản thân cô dâu chú rể đã tự mình nắm bắt đầy đủ các nghi thức trong ngày trọng đại của đời mình. Nên các bạn đừng chủ quan nhé!
Lễ cưới cũng sẽ trở nên hoàn hảo hơn cô dâu, chú rể có thể nắm bắt đầy đủ các nghi thức trong ngày trọng đại của đời mình
1.9. Chọn chủ đề chính cho đám cưới
Chọn chủ đề chính cho đám cưới tưởng như là điều đơn giản nhưng lại là một phần quan trọng trong những việc cần làm trước khi cưới để có một đám cưới của bạn hoàn hảo nhất. Hãy cùng đưa ra những ý tưởng để có thể chọn ra một chủ đề mà cả hai đều thống nhất, sau đó thì tới các vấn đề như các địa điểm tổ chức, hoa cưới và trang phục cưới.
Một đám cưới thống nhất trong một chủ đề sẽ trở nên hoàn hảo hơn
1.10. Lên ý tưởng cho các tiết mục giải trí trong buổi tiệc
Trong các đám cưới hiện nay không thể thiếu những tiết mục giải trí đầy sôi động. Điều này sẽ khuấy động thêm không khí vui mừng, hạnh phúc trong tiệc cưới của hai bạn. Các tiết mục giải trí trong ngày cưới hiện nay rất đa dạng, có thể là đàn nhạc acoustic hoặc các tiết mục vũ đạo để khuấy động bầu không khí.
Các tiết mục sẽ sẽ khuấy động thêm không khí vui mừng, hạnh phúc trong tiệc cưới
1.11. Lên danh sách khách mời
Việc lên một danh sách cụ thể các khách mời của cả 2 bên gia đình nhà trai và nhà gái cũng như bạn bè mà bạn hy vọng là không thể thiếu trong đám cưới của mình, đây là một công đoạn không nên bỏ sót chút nào. Hãy nhớ là suy nghĩ thật kỹ để tránh bỏ sót bất kỳ người bạn nào của mình nhé, bởi người ta vẫn thường quan niệm “Cưới chỉ 1 lần” nên hãy chuẩn bị sao cho chu toàn nhất nhé.
Người thân và bạn bè là những khách mời không thể thiếu trong đám cưới của bạn
2. Công việc cần thực hiện 2 tháng trước ngày cưới
Không cần biết bạn chuẩn bị cho đám cưới trước bao lâu, nhưng sau đây là những công việc mà bạn cần phải thực hiện được 2 tháng trước ngày cưới để đảm bảo đám cưới được diễn ra một cách chu toàn nhất.
2.1. Lựa chọn mẫu mã và đặt in thiệp cưới
Bạn nên đặt in thiệp cưới sớm bởi vì các thông tin in trên thiệp cưới phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, bao gồm: Họ tên cô dâu và chú rể, họ tên bố mẹ hai bên, ngày giờ tổ chức đám cưới, địa điểm tổ chức,… Cần kiểm tra lại các thông tin, đảm bảo chính xác để tránh sau khi in thiệp mới phát hiện sai lầm thì lúc đó sẽ tốn thêm nhiều chi phí.
Cách làm thiệp cưới phong cách phương Tây.
2.2. Chọn studio chụp ảnh cưới và địa điểm chụp ảnh
Số lượng studio chụp ảnh cưới hiện nay rất nhiều. Bạn có thể chuẩn bị cho mình một studio chất lượng bằng cách tham khảo từ bạn bè, người thân, mạng xã hội,… Nên chuẩn bị cụ thể thông tin của vài studio chụp ảnh cưới và gọi điện hoặc tới trực tiếp địa điểm đó để được tư vấn cụ thể. Sau đó thì hãy thống nhất với studio về thời gian và địa điểm chụp hình mong muốn.
Mọi cặp đôi đều muốn có cho mình một bộ ảnh cưới đẹp.
2.3. Chọn ý tưởng concept cho bộ ảnh cưới
Để cho kế hoạch chuẩn bị đám cưới trở nên hoàn hảo ấn tượng nhất thì đừng bỏ qua việc lên concept các phòng cách mà bạn mong muốn cho bộ ảnh cưới của mình nhé. Dù 2 bạn có quá bận rộn với công việc như thế nào thì những bức ảnh cưới cũng nên được đầu tư, chọn lựa cẩn thận nhé.
Những địa điểm ngoại cảnh sẽ giúp cho ảnh cưới bạn trở nên thu hút hơn.
2.4. Chọn và thử váy cưới
Khâu tìm váy cưới cho cô dâu là một bước không thể bỏ qua trong các bước chuẩn bị cho đám cưới và cũng là khâu được mong chờ nhất của mọi cặp cô dâu chú rể. Bởi đây sẽ là ngày cô dâu cần phải lộng lẫy và nổi bật nhất. Các cô dâu hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ bằng cách tìm kiếm cho mình chiếc áo cưới xinh lung linh, ấn tượng và phù hợp nhất cho bản thân mình nhé.
Một bộ váy cưới đẹp sẽ làm cho cô dâu thêm nổi bật trong lễ cưới
2.5. Chọn vest cho chú rể
Đám cưới là ngày lễ vô cùng trọng đại trong cuộc đời, nên chú rể cũng cần phải đầu tư trang phục thật lịch lãm, ấn tượng hơn mọi ngày. Và bạn nên chọn một bộ vest thật phù hợp và liên kết với váy cưới của cô dâu để 2 bạn trở thành một cặp đôi đẹp nhất ngày đó nhé.
Một bộ vest vừa vặn sẽ giúp cho chú rể trở nên lịch làm và ấn tượng hơn mọi ngày
2.6. Chọn tone make up phù hợp với chủ đề đám cưới
Có rất nhiều tone make up xinh đẹp dành cho các cô dâu trong ngày cưới. Hãy lựa chọn một tone make up thật đẹp, phù hợp với lễ cưới của chính mình nhé. Bởi lẽ, nếu được make up thì cô dâu sẽ trở nên càng xinh đẹp.
Tone make up đậm theo kiểu Tây vừa thu hút lại vừa quyến rũ
2.7. Chọn phương tiện di chuyển trong ngày cưới
Đừng quên chuẩn bị cả phương tiện để di chuyển trong ngày cưới. Nếu như hai bạn ở gần nhau thì có thể thuê xe ô tô để di chuyển trong ngày cưới. Còn nếu hai bạn cách nhau rất xa thì máy bay sẽ là lựa chọn tốt nhất. Nhưng sau đó vẫn phải chuẩn bị thêm cả ô tô để di chuyển thuận tiện tới địa điểm tổ chức tiệc cưới.
Ô tô là một phương tiện di chuyển thuận tiện cho đám cưới
2.8. Chọn phù dâu, phù rể
Tiếp theo hãy chọn phù dâu và phù rể. Hãy chọn những người thân cận, chưa kết hôn để làm phù dâu, phù rể trong ngày hôn lễ quan trọng của mình. Bên cạnh phù dâu và phù rể thì đội ngũ bưng tráp cũng không thể thiếu.
Những phù dâu, phù rể xinh đẹp là những người không thể thiếu trong đám cưới của bạn
2.9. Chọn đội bưng tráp và đỡ lễ trong lễ cưới cho 2 họ
Cũng tương tự như phù dâu và phù rể thì đội hình để bưng tráp và đỡ lễ cho 2 bên gia đình cô dâu chú rể cũng sẽ là những bạn nam nữ xinh gái và đẹp trai để có những tấm hình lễ hỏi ấn tượng hơn.
Đội hình để bưng tráp và đỡ lễ cho 2 bên gia đình cô dâu chú rể sẽ là những bạn nam nữ xinh gái và đẹp trai
2.10. Chọn người đại diện phát biểu và soạn diễn văn
Họ hàng và cha mẹ của 2 bên gia đình hãy tự lựa chọn và tìm ra một người có tài ăn nói để tuyên bố phát biểu cho 2 bên gia đình. Người đại diện nên là người có đủ kinh nghiệm và đã từng phát biểu trong lễ cưới với khả năng nói tốt cũng như khiếu hài hước sẽ giúp cho đám cưới trở nên gần gũi, ý nghĩa và thu hút hơn.
Người đại diện có tài ăn nói sẽ giúp cho đám cưới trở nên gần gũi, ý nghĩa và thu hút hơn
2.11. Lên kế hoạch cho tuần trăng mật sau lễ cưới
Hãy lựa chọn địa điểm mà cả hai bạn cùng muốn tới nhất và tùy theo điều kiện về thời gian và kinh tế mà hai bạn có thể chọn đi nghỉ tuần trăng mật trong nước hoặc nước ngoài.
Một tuần trăng mật được lên kế hoạch kỹ càng sẽ giúp hai bạn cảm thấy thoải mái hơn
3. Tăng tốc trong giai đoạn 1 tháng trước ngày cưới
3.1. Chọn nhẫn cưới
Đây là một bước không thể thiếu trong các thủ tục chuẩn bị cho đám cưới. Trước một tháng tổ chức tiệc cưới hai bạn nên đi chọn mua nhẫn cưới. Hãy chọn mẫu nhẫn cả hai đều thích vì đây chính là vật tượng trưng cho tình cảm và sự gắn kết của cả hai. Nó mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, quý giá mà tiền bạc không thể so sánh được.
Nhẫn cưới mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, quý giá mà tiền bạc không thể dùng để đo đếm được
3.2. Chụp ảnh cưới
Sau khi đã chọn được studio chụp ảnh và địa điểm chụp cũng như phong cách cho bộ ảnh cưới. Bước kế tiếp là hãy sắp xếp thời gian để chụp ảnh, có thể là ngoại cảnh hay studio tùy theo sở thích của bạn.
Đây chính là thời điểm thích hợp để bạn có thể bắt đầu đi chụp những bộ ảnh cưới cho mình
3.3. Viết thiệp mời cưới
Danh sách khách mời cụ thể các bạn đã chuẩn bị ở những bước trên rồi. Bây giờ, hãy đi lấy thiệp đã được in và theo danh sách đó để viết lên thiệp mời. Nên viết thật chỉn chu, chính xác đến từng chi tiết thông tin của khách mời để họ thấy được sự tôn trọng của bạn đối với họ.
Những chiếc thiệp mời xinh xắn nên được bắt đầu viết từ lúc này
3.4. Chuẩn bị bao lì xì cho phù dâu, phù rể và đội bưng tráp
Bạn nên chú ý các bao lì xì để tránh khâu chuẩn bị bận rộn mà quên đi điều này. Hãy chuẩn bị đủ bao lì xì để phát cho phù dâu, phù rể và đội bưng tráp để chia sẻ may mắn với mọi người trong ngày đám cưới.
3.5. Mua và dán giấy song hỷ quanh nhà
Hãy mua thêm cả giấy song hỷ để dán quanh nhà và nên dán giấy song hỷ vào thời điểm chuẩn bị đón dâu. Cố gắng dán và trang trí thật đẹp nhé. Bạn có thể dễ dàng kiếm được các loại giấy dán song hỷ này trên các trang thương mại điện tử với các chất liệu và kiểu dáng đa dạng từ giấy dán song hỷ bình thường, giấy dán song hỷ chất liệu bóng hoặc giấy dán song hỷ cỡ đại trên shopee.
Link sản phẩm:
3.6. Check lại chi phí và ngân sách dự tính
Bước cuối cùng là hãy kiểm tra cẩn thận, rà soát kỹ càng các mục chi phí và tính tổng cộng lại khoản tiền mà bạn phải chi cho kế hoạch đám cưới của mình để có sự chuẩn bị kinh tế tốt nhất cũng như phòng trường hợp phát sinh thêm những chi phí khác.
Việc check lại cái chi phí sẽ giúp bạn phòng ngừa được các chi phí phát sinh sau này
4. Công việc cần thực hiện 15 ngày trước khi lễ cưới diễn ra
4.1. Thống nhất mọi việc lần cuối giữa các thành viên 2 họ
Sau khi đã chuẩn bị hết tất cả thì lúc này cả hai bên gia đình nên cùng nhau ngồi xuống một lần nữa để thống nhất về các khoản chi phí, phương thức, phương tiện di chuyển, các thông tin về ngày cưới,…
Hai bên gia đình cần thống nhất lần cuối để đảm bảo mọi chuyện đều đã diễn ra theo đúng như kế hoạch chuẩn bị đám cưới đã lập
4.2. Gửi thiệp mời cưới
Bước này cũng sẽ mất khá nhiều thời gian bởi vì bạn phải đi mời từng người một. Hai vợ chồng có thể cùng nhau hoặc chia ra để gửi thiệp mời đều được.
Hãy đảm bảo rằng bạn mời đầy đủ tất cả mọi người
4.3. Xác nhận lại các dịch vụ đã đặt, kiểm tra lại chi phí và thanh toán
Hãy xác nhận một lần nữa với các bên cung cấp dịch vụ xem mọi thứ đã được chuẩn bị tốt chưa, chi phí như thế nào, có gì thay đổi không. Từ nhà hàng cho tới studio, địa chỉ cho thuê váy cưới, vest, đơn vị cho thuê phương tiện di chuyển,… Nên tính toán xem tổng chi phí là bao nhiêu và bạn cần phải thanh toán trước bao nhiêu.
4.4. Phân công và diễn tập lễ cưới
Để có một hôn lễ long trọng, hoàn hảo thì mỗi người đều sẽ có nhiệm vụ riêng. Cô dâu và chú rể trong ngày cưới sẽ phải phụ trách việc đứng ngoài sảnh để chào đón khách. Những người khác trong gia đình cũng sẽ chia nhau phụ trách coi việc tiếp khách, bắt chuyện, thăm hỏi khách mời, chuẩn bị đồ ăn, đồ uống, quản lý thùng tiền, . . . Vì vậy, mọi người cần phải diễn tập trước để tránh những sơ sót xảy ra trong lễ cưới.
Việc diễn tập trước sẽ giúp mọi người thực hiện nhiệm vụ trơn tru hơn, giúp cho đám cưới trở nên hoàn hảo hơn
Mặc dù chuẩn bị cho đám cưới kỹ càng đến đâu thì chắc hẳn đến ngày trọng đại này thì cô dâu và chú rể cũng sẽ cảm thấy hồi hộp đúng không nào. Tuy nhiên, việc lên kế hoạch từ đầu sẽ giúp giảm thiểu những sai sót xảy ra, cho nên những cô dâu và chú rể hãy yên tâm nếu bạn có một kế hoạch chi tiết cho đám cưới của mình.
Hy vọng rằng với bài viết trên, Beto đã có thể giúp được bạn chuẩn bị cho ngày trọng đại của mình. Chúc bạn một ngày tốt lành và hẹn gặp lại ở các bài viết sau.
Nguồn tham khảo:
- anhvienmimosa.com
- asiana-plaza.com
- everon.com