Khi cuộc sống con người ngày càng phát triển thì những công nghệ tiện ích đang trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Trong đó với sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo AI và phần mềm xử lý ngôn ngữ đã cho ra đời Chatbot. Công cụ này khá linh hoạt và có thể tương tác tốt với người dùng trong marketing và bán hàng.
Chatbot được xem là ứng dụng phổ biến trong Marketing
Trong bài viết này
- 1. Chatbot là gì?
- 2. Những lý do bạn nên sử dụng Chatbot trong Marketing và bán hàng
- 2.1. Cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng
- 2.2. Tăng khả năng tương tác
- 2.3. Mở rộng tiếp cận đối tượng
- 2.4. Thu thập – phân tích dữ liệu
- 2.5. Gửi thông báo có liên quan
- 2.6. Chatbot hấp dẫn trong giao tiếp
- 2.7. Chủ động tương tác khách hàng
- 2.8. Chăm sóc khách hàng
- 2.9. Đổi mới nhận diện thương hiệu
- 2.10. Phương pháp kiến tạo Chatbot trong marketing riêng biệt
1. Chatbot là gì?
Chatbot là thuật ngữ nói đến một công cụ trả lời tự động được kết hợp với trí tuệ nhân tạo AI giúp việc tương tác với mọi người trở nên dễ dàng hơn. Chatbot được nhà khoa học Michael Learn Maldini đặt ra để mô tả các chương trình đối thoại trực tuyến năm 1994.
Với ưu điểm là giải quyết nhanh chóng các dịch vụ chăm sóc khách hàng, điều này đã giúp gia tăng doanh số bán hàng của nhiều doanh nghiệp. Đồng thời, ứng dụng Chatbot còn hỗ trợ các bộ phận khác để triển khai chiến lược bán hàng hợp lý, tăng độ nhận diện thương hiệu.
Hỗ trợ doanh nghiệp trò chuyện cùng khách hàng
2. Những lý do bạn nên sử dụng Chatbot trong Marketing và bán hàng
Có lẽ Chatbot không còn quá xa lạ đối với các nhà Marketer. Bởi tính linh hoạt và tính ứng dụng cao mà nó mang lại vô cùng tuyệt vời. Hãy cùng xem tại sao bạn nên dùng Chatbot trong Marketing và bán hàng nhé.
2.1. Cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng
Hãy cảm nhận xem khi bạn nói chuyện với một người lạ, bạn có bị ấn tượng nếu như người đó biết tên bạn trong lần đầu giao tiếp không? Dựa trên những quan sát này, các nhà phát triển đã tích hợp nhiều kênh xã hội khác nhau nhằm thu thập dữ liệu của người dùng.
Do đó, khi hệ thống nhận thấy được yêu cầu của khách hàng, lập tức có thể nắm bắt và giải quyết vấn đề nhanh chóng. Đặc biệt, Chatbot còn giúp người dùng những gợi ý hấp dẫn phù hợp.
2.2. Tăng khả năng tương tác
Khi trò chuyện cùng khách hàng thông qua ứng dụng sẽ giúp vừa tương tác vừa kéo dài các cuộc trò chuyện. Điều đó sẽ giúp khách hàng cảm nhận được sự kết nối lâu dài hơn thay vì sử dụng nhiều hình thức khác nhau để tiếp cận.
Tăng khả năng tương tác với khách hàng cao hơn
2.3. Mở rộng tiếp cận đối tượng
Do được hoạt động trên các social media nên đối tượng tiếp cận Chatbot gần như là vô cực. Đồng thời, công cụ có khả năng phân tích và nắm bắt nhân khẩu học tốt nên sử dụng Chatbot sẽ chăm sóc người dùng hiệu quả hơn. Từ đó sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp.
2.4. Thu thập – phân tích dữ liệu
Tất cả chúng ta đều biết để người tiêu dùng điền thông tin vào form khảo sát thì cần phải có nhiều tác động như: quà tặng, khuyến mãi, ưu đãi,… nhưng từ khi có Chatbot thì công việc này không còn tiêu tốn quá nhiều thời gian. Thay vì mời khách hàng điền vào form khảo sát thì ứng dụng này sẽ thu thập thông tin của họ thông qua những mẫu câu hỏi trong cuộc đối thoại một cách tự nhiên nhất.
Ngoài ra, Chatbot sẽ tự động đánh giá và phân tích thông tin, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn, xây dựng chiến lược phù hợp.
Thu thập dữ liệu từ Chatbot sẽ giúp tiết kiệm thời gian
2.5. Gửi thông báo có liên quan
Đa phần khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu bởi những email hoặc tin nhắn văn bản “không mời mà đến”. Nhưng khi bạn dùng Chatbot trong marketing, nó sẽ giúp bạn gửi thông báo đến từng cá nhân thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Với cách này, khách hàng hoàn toàn “dễ chịu” hơn. Đồng thời sẽ tránh được tình trạng spam, không an toàn diễn ra.
Gửi thông báo qua social media giúp khách hàng thích thú hơn
2.6. Chatbot hấp dẫn trong giao tiếp
Chatbot được tích hợp những tính năng tuyệt vời, đảm bảo chất lượng cuộc trò chuyện với khách hàng. Ứng dụng luôn được cải tiến, giúp cho việc trò chuyện trở nên thú vị hơn và không đem lại cảm giác nhàm chán. Tuỳ theo ngành hàng bạn kinh doanh sẽ sử dụng những tính năng phù hợp.
2.7. Chủ động tương tác khách hàng
Để tránh tình trạng thương hiệu bị thụ động trong việc tương tác với khách hàng. Chatbot được lập trình sẵn để có thể tự động gửi những thông báo ngay khi có người click vào website hoặc fanpage của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp tăng tương tác và tăng danh tiếng của thượng hiệu nhanh chóng.
2.8. Chăm sóc khách hàng
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng là một quá trình khá dài và tiêu tốn thời gian đối với người bán hàng. Để cải thiện điều đó, xu hướng sử dụng chatbot sẽ giúp đỡ bạn từ khi khách hàng đặt chân vào website cho đến khi hoàn thành đơn hàng.
2.9. Đổi mới nhận diện thương hiệu
Bên cạnh những lợi ích trên thì việc chăm sóc khách hàng 24/7 sẽ giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt hơn, làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu. Việc dùng Chatbot sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhân lực, thời gian và tạo nên nét riêng biệt so với đối thủ.
Tìm hiểu thêm Chatbot tại video này bạn nhé!
2.10. Phương pháp kiến tạo Chatbot trong marketing riêng biệt
Nền tảng xây dựng chatbot như ChattyPeople đưa mọi người vào một khía cạnh tốt hơn. Không cần kiến thức về mã hóa và không cần tốn nhiều tiền, ChattyPeople có thể giúp bạn khởi động một chatbot trong vài phút. Chatbot được tạo bằng ChattyPeople có thể:
- Thiết lập hỗ trợ khách hàng thông qua các khuyến mãi, mời chào theo nhu cầu.
- Xem sự khác biệt giữa các cụm từ tìm kiếm.
- Kết hợp với các ứng dụng nhắn tin yêu thích.
- Thanh toán trực tiếp từ trang bán hàng thông qua hệ thống chính.
Chatbot giúp doanh nghiệp tạo nên nét riêng
Trên đây là những thông tin bổ ích về Chatbot, ứng dụng này đang dần trở thành xu hướng trong ngành Marketing và bán hàng. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về công cụ này. Hãy áp dụng ngay với doanh nghiệp của mình nhé!
Nguồn tham khảo:
- marketingai.vn