Để cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và mang lại hiệu quả cao thì việc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cũng là một yếu tố quan trọng. Trong một buổi phỏng vấn các nhà tuyển dụng sẽ gặp rất nhiều ứng viên vì thế để nhà tuyển dụng ấn tượng và chọn bạn thì bạn phải có gì đó nổi trội hơn, đặc sắc hơn để có thể vượt qua các ứng viên khác và giành được vị trí mà mình muốn ứng tuyển.
Cách tạo sự chú ý cho nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin việc
Trong bài viết này
- 1. Cách giới thiệu bản thân gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
- 1.1 Tầm quan trọng khi giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng
- 1.2 Các nội dung cơ bản cần có để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
- 1.2.1 Gửi lời cảm ơn
- 1.2.2 Giới thiệu họ tên, tuổi
- 1.2.3 Giới thiệu trình độ học vấn, chuyên môn phù hợp với vị trí tuyển dụng
- 1.2.4 Giới thiệu kinh nghiệm làm việc
- 1.2.5 Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
- 1.2.6 Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong tương lai
- 1.2.7 Mong muốn ở vị trí làm việc
- 1.2.8 Lời cảm ơn sau khi hoàn thành bài giới thiệu của bản thân
- 2. Không nên giới thiệu bản thân như thế nào
- 3. Một số ví dụ về cách giới thiệu bản thân ấn tượng khi phỏng vấn xin việc
1. Cách giới thiệu bản thân gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
1.1 Tầm quan trọng khi giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng
Trong buổi phỏng vấn giữa ứng viên và người tuyển dụng thì đây là lần đầu tiên họ gặp nhau vì thế việc để lại ấn tượng tốt là điều hết sức quan trọng.
Khi bắt đầu buổi phỏng vấn ứng viên cần giới thiệu sơ lược về bản thân để nhà tuyển dụng biết được thông tin cơ bản nhất để có thể bắt đầu những câu hỏi về chuyên môn công việc.
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc và cách tạo điểm nhấn
Việc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là cơ hội để ứng viên thể hiện với nhà tuyển dụng về năng lực của bản thân và sự phù hợp với vị trí mà mình đang ứng tuyển mà nhà tuyển dụng đang cần.
Giới thiệu bản thân là cơ hội của bạn để thể hiện trước nhà tuyển dụng
1.2 Các nội dung cơ bản cần có để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
1.2.1 Gửi lời cảm ơn
Bắt đầu việc giới thiệu bản thân bằng một lời cảm ơn chân thành là một điều cho thấy bạn là một người lịch sự, tinh tế và chuyên nghiệp nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy được tôn trọng và có cái nhìn tích cực hơn về ứng viên trong buổi phỏng vấn. Đây cũng là cách giới thiệu bản thân khi xin việc tạo ấn tượng ban đầu tốt với nhà tuyển dụng được đánh giá cao.
Hãy khởi đầu bài giới thiệu với lời cảm ơn
1.2.2 Giới thiệu họ tên, tuổi
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn thì phần họ tên và tuổi là phần không thể thiếu, đây là phần được trình bày sau lời cảm ơn, việc giới thiệu này giúp cho việc xưng hô và nói chuyện trong buổi phỏng vấn dễ dàng và thoải mái hơn.
Giới thiệu họ tên, tuổi đầy đủ trong phần giới thiệu bản thân
1.2.3 Giới thiệu trình độ học vấn, chuyên môn phù hợp với vị trí tuyển dụng
Khi bạn giới thiệu về trình độ học vấn và chuyên môn của mình cũng chính là cơ hội để bạn thể hiện được mức độ hiểu biết cũng như chuyên môn để nhà tuyển dụng thấy được sự nổi bật của bạn so với những ứng viên khác.
Giới thiệu cho nhà tuyển dụng biết biết được trình độ học vấn, chuyên môn của bạn
1.2.4 Giới thiệu kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc là một phần khá đặc biệt vì mỗi ứng viên sẽ có những chia sẻ về kinh nghiệm khác nhau, nhưng để có thể gây chú ý với nhà tuyển dụng ứng viên nên chia sẻ những kinh nghiệm có liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển cũng như sự phù hợp ở vị trí đó.
Nhà tuyển dụng cần biết kinh nghiệm làm việc của bạn trước đây
1.2.5 Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
Việc trình bày điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp cho nhà tuyển dụng đánh giá được sự phù hợp của ứng viên ở vị trí tuyển dụng cũng như tiềm năng phát triển và hạn chế ở vị trí tuyển dụng.
Đưa ra điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân bạn
1.2.6 Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong tương lai
Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để thấy được sự chuyên nghiệp, tầm nhìn, định hướng của ứng viên trong tương lai đồng thời đánh giá được ứng viên có ý định gắn bó lâu dài với công ty hay không hay là chỉ muốn học tập để trau dồi kinh nghiệm.
Chia sẻ những kế hoạch của bản thân trong ngắn hạn và dài hạn trong công việc muốn ứng tuyển
1.2.7 Mong muốn ở vị trí làm việc
Ứng viên chia sẻ những mong muốn của mình khi được làm ở vị trí ứng tuyển và nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc vị trí cũng như môi trường làm việc với những chia sẻ của ứng viên để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Mong muốn của ứng viên khi làm việc ở vị trí ứng tuyển
1.2.8 Lời cảm ơn sau khi hoàn thành bài giới thiệu của bản thân
Với kinh nghiệm phỏng vấn xin việc, sau khi kết thúc bài giới thiệu của bản thân, một lần nữa bạn nên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng đã lắng nghe trong suốt bài giới thiệu đó cũng là cách tạo ấn tượng tốt khi kết thúc bài giới thiệu.
Gửi đến nhà tuyển dụng lời cảm ơn chân thành nhất sau khi kết thúc phần giới thiệu bản thân
2. Không nên giới thiệu bản thân như thế nào
2.1 Ăn mặc không phù hợp với buổi phỏng vấn
Khi đi phỏng vấn bạn bắt buộc phải ăn mặc tươm tất, chỉnh chu, tóc tai gọn gàng nó thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng người tuyển dụng. Tránh những trang phục nhăn nheo, rách thể hiện sự luộm thuộm hay mùi cơ thể hoặc dùng mùi nước hoa quá nồng sẽ làm cho bạn mất điểm trong buổi phỏng vấn.
Hãy lựa chọn trang phục phù hợp để đến buổi phỏng vấn
2.2 Đến trễ
Bạn cần tìm hiểu trước địa điểm đến phỏng vấn để có thể tính toán thời gian di chuyển hợp lý, tránh việc kẹt xe hay lạc đường dẫn đến việc đến muộn nên tốt hơn hết bạn nên đến sớm hơn thời gian hẹn phỏng vấn để dành chút thời gian ổn định chuẩn bị trước khi bước vào buổi phỏng vấn.
Đừng để thời gian ảnh hưởng đến cuộc phỏng vấn của bạn
2.3 Chưa tìm hiểu về công ty đang phỏng vấn
Trước khi đến buổi phỏng vấn bạn nên tìm hiểu thông tin về công ty mà mình sắp phỏng vấn như tình hình kinh doanh gần đây, tầm nhìn, sứ mệnh trong tương lai,…để có thể đặt câu hỏi, câu trả lời để tương tác tốt trong buổi phỏng vấn.
Hãy dành thời gian để tìm hiểu về công ty bạn sắp đi phỏng vấn
2.4 Thái độ tiêu cực khi phỏng vấn
Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào câu trả lời để đánh giá được thái độ của ứng viên, bạn nên tránh có những thái độ tiêu cực khi nói về nơi làm việc cũ hay sếp cũ trước đây. Trong buổi phỏng vấn nên trả lời những câu hỏi thể hiện được những năng lượng tích cực mang nét riêng cá nhân của bạn.
Bạn nên tỏa ra một năng lượng tích cực trong phần giới thiệu của bạn với nhà tuyển dụng
2.5 Mất tập trung trong buổi phỏng vấn
Trong buổi phỏng vấn cần thể hiện được sự tập trung, trong nên nhìn ngang liếc dọc, hay liên tục nhìn đồng hồ hay không chú tâm đến các câu hỏi của nhà tuyển dụng phải thường xuyên hỏi lại, lặp lại đó sẽ gây mất thiện cảm trong buổi phỏng vấn.
Đừng để lo lắng mất tập trung ảnh hưởng đến buổi phỏng vấn của bạn
2.6 Nói chuyện ngoài lề, không đúng trọng tâm
Tránh nói về các câu chuyện đi quá xa nội dung phỏng vấn, không đúng trọng tâm hay nói qua nhiều về bản thân và các vấn đề cá nhân vì các nhà tuyển dụng không có quá nhiều thời gian để có thể lắng nghe những câu chuyện cá nhân của bạn mà xa rời nội dung phỏng vấn, chính vì thế mà nhà tuyển dụng thường cho ứng viên 3 phút giới thiệu bản thân.
Giới thiệu bản thân ngắn gọn và vào đúng trọng tâm của buổi phỏng vấn
2.7 Quên nói lời cảm ơn
Nhà tuyển dụng đã bỏ thời gian phỏng vấn cũng như lắng nghe những giới thiệu của bạn thì việc nói lời cảm ơn sẽ làm họ cảm kích, quý mến và có ấn tượng đặc biệt với bạn hơn vì vậy đừng quên nói lời cảm ơn nhé!
Đừng quên gửi lời cảm ơn khi kết thúc phần giới thiệu của bản thân nhé!
3. Một số ví dụ về cách giới thiệu bản thân ấn tượng khi phỏng vấn xin việc
3.1 Lấy điểm mạnh, điểm yếu để tạo điểm nhấn
“Tôi xin giới thiệu 4 điểm mạnh điểm, yếu của bản thân tôi là…”
Với cách giới thiệu bản thân ngắn gọn, sau khi bạn giới thiệu tên tuổi và một số thông tin cá nhân cần thiết cơ bản , nhà tuyển dụng thường hay hỏi về điểm mạnh, điểm yếu của bạn. Tất nhiên ở đây bạn nên tập trung vào điểm mạnh của mình còn điểm yếu thì cũng nên biến nó thành điểm mạnh.
Lấy điểm mạnh, điểm yếu làm điểm nhấn cho phần giới thiệu bản thân của bạn
3.2 Giới thiệu bản thân gắn liền với phương châm sống, năng lượng tích cực
- “Tôi luôn làm việc theo phương châm…”
Với câu nói này thể hiện bạn là người có lý tưởng tưởng và mục tiêu sống rõ ràng để theo đuổi. Không một nhà tuyển dụng nào lại không thích nhân viên mình là người có định hướng , mục tiêu rõ ràng cho tương lai, luôn có kế hoạch cụ thể .
Một người có triết lý sống rất đáng được nhà tuyển dụng lưu tâm. Triết lý sống của bạn thể hiện con người của bạn như thế nào,sống tích cực hay tiêu cực và dĩ nhiên những người có lý tưởng sống rất tích cực.
- “Tôi luôn mang tinh thần thoải mái, năng lượng, cảm xúc tích cực…”
Không nói ngoa khi nói cảm xúc là ngọn nguồn của tất cả mọi thứ, nếu làm việc gì mà không có cảm xúc thì bạn không thể toàn tâm toàn ý vào việc đó được như vậy. Bên cạnh sự nhiệt tình của bạn cảm xúc mạnh mẽ ấy còn lan tỏa và truyền đến những đồng nghiệp khác nữa đó là điều mà nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn.
Hãy mang đến sự nhiệt huyết và năng lượng tích cực
3.3 Dùng những lời nhận xét của đồng nghiệp hay ước mơ từ bé để đưa vào bài giới thiệu bản thân
- “Đồng nghiệp hay nhận xét…”
Hãy tạo ra ưu điểm của bạn với nhà tuyển dụng từ những lời khen mà các đồng nghiệp và bạn bè đã dành cho bạn.
Đây không phải là một đánh giá chủ quan, tự PR bản thân mà đây là những ý kiến khách quan, cảm nhận của mọi người về bạn, hãy cố gắng đưa ra nhiều dẫn chứng nhất có thể cả về tính cách lẫn chuyên môn.
- “Công việc này cũng gắn liền với ước mơ mà tôi luôn theo đuổi …”
Nhà tuyển dụng sẽ rất chú ý và để tâm vào câu chuyện ước mơ,mong muốn của bạn ngay từ thuở nhỏ và tất nhiên nó liên quan đến công việc của bạn đang ứng tuyển.
Lời giới thiệu này giúp bạn thể hiện mình là người luôn có khát khao sẽ dành tâm huyết để thực hiện một cách nghiêm túc.
Hãy để nhà tuyển dụng biết công việc bạn đang ứng tuyển là ước mơ của bạn lúc nhỏ
Rất mong với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn thấy được tầm quan trọng của việc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc để có thể trang bị cho mình những điều cần thiết, tránh được những lỗi cơ bản để có được một công việc như ý.
Nguồn tham khảo:
- vieclam.thegioididong.com
- Careerlink.vn