Hiện nay, trong ngành công nghệ thông tin, những khái niệm về nghề tester, còn được gọi là chuyên viên kiểm thử đã không còn quá xa lạ. Có thể nói, đây được xem là một ngành nghề thu hút phần đông những bạn trẻ vừa ra trường và đặc biệt là các bạn không thích code nhưng đam mê lĩnh vực IT. Dưới đây, mình sẽ chia sẻ cho các bạn những bước để đáp ứng yêu cầu công việc và bí quyết để trở thành một Tester giỏi.
Trở thành một Tester chuyên nghiệp không quá khó khi nắm được bí quyết
Trong bài viết này
1. Nghề Tester là gì?
Thông thường, theo định nghĩa về nghề tester được hiểu là người giữ vị trí kiểm định, thử nghiệm cho một sản phẩm mới, chất lượng của dự án, tính năng mới hay tính khả dụng. Đối với ngành công nghệ thông tin cũng có một vị trí tương tự mang chức năng thử nghiệm, kiểm định và kiểm tra chất lượng, nhưng sẽ khác một Tester thông thường. Technical Tester, Software Tester,… cũng là tên gọi khác của Tester trong ngành IT.
Vậy thì tester là làm gì? Nhìn chung, một người Tester sẽ làm công việc kiểm tra các dự án hay phần mềm để tìm ra errors, bugs,… hoặc tất cả những vấn đề mà khách hàng và người sử dụng cuối cùng gặp phải. Nói theo một cách khác thì Tester có vai trò kiểm tra, cung cấp báo cáo về sản phẩm đến nhóm phát triển dự án để cải thiện sản phẩm.
Tuy nhiên, Tester đôi khi cũng không xác định được hoàn toàn những lỗi của phần mềm hay hệ thống. Nhưng học có thể sẽ dựa vào quy luật và nguyên tắc để tìm lỗi bugs. Những quy luật và nguyên tắc có thể được thay đổi tùy vào phần mềm, sản phẩm, kỳ vọng, tiêu chuẩn hay hoạt động nhưng có sự thay đổi.
Tester có vai trò tương đối quan trọng về kiểm tra phần mềm, dự án để tìm ra errors và bugs
2. Tiềm năng của nghề Tester trong những năm tới
2.1. Nhu cầu việc làm cao
Nghề tester có thể nói là một ngành nghề ổn định. Khi theo đuổi ngành nghề này, bạn sẽ luôn được cập nhật tất cả công nghệ mới. Bên cạnh đó, bạn còn được học, trau dồi nhiều thứ mới lạ và được tiếp xúc cùng nhiều dự án khác nhau. Một điểm đặc biệt là ngành nghề này luôn có quy định rõ ràng về nghề nghiệp. Một Tester có nhiều kinh nghiệm sẽ càng được chú trọng, quan tâm và cơ hội thăng tiến sẽ rất cao.
2.2. Ngành nghề không tuổi
Đối với nghề lập trình viên, có thể thấy rằng sự nhạy bén của tuổi trẻ là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để nói chính xác hơn thì đối với Tester được tích lũy nhiều năm kinh nghiệm mới là yếu tố quan trọng nhất. Một Tester muốn có được nhiều cơ hội cần một khả năng về tiếng anh, để có thể làm ở những công ty phần mềm lớn, cùng với những dự án outsourcing nước ngoài đi kèm mức lương khá cao.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, Tester trong những năm tới có thể mang tiềm năng phát triển rất lớn
3. Những tố chất cần có để trở thành một Tester giỏi
3.1. Không ngừng học hỏi
Kiến thức là yếu tố cần có để trở thành một Tester giỏi. Vậy tester cần học những gì? Bạn cần trang bị cho mình những kiến thức bao quát về testing, những kiểu test thường dùng, quy trình hoạt động của testing và những kỹ thuật cơ bản của testing,… bên cạnh đó, với sự phát triển đa lĩnh vực của công nghệ thông tin.
Việc hiểu biết nhiều lĩnh vực ngành nghề như: du lịch, xây dựng, y tế, ngân hàng,… sẽ giúp bạn có được sự phân tích chính xác, cũng như có thể hiểu được những yêu cầu mà dự án đề ra. Ngoài ra, kiến thức về SQL và cơ sở dữ liệu cũng là điều cần có. Nó giúp bạn nắm được những thao tác cơ bản khi cần kiểm tra data đã đúng yêu cầu hay chưa với cơ sở dữ liệu.
3.2. Tỉ mỉ, cẩn thận và chú trọng chi tiết
Khi Tester đáp ứng được các yếu tố cơ bản này sẽ giúp bạn tối ưu hơn về chất lượng sản phẩm. Developer có thể dễ dàng bỏ qua một lỗi nhỏ về dấu phẩy, dấu chấm nhưng riêng Tester thì không. Bởi vì mọi thứ đều rất quan trọng và có thể ảnh hưởng đến những người dùng sản phẩm. Khi đạt được sản phẩm hoàn thiện sẽ góp phần nâng cao uy tín cho công ty bạn, cũng như giá trị của chính bạn.
3.3. Kỹ năng giao tiếp
Một số người vẫn chưa nắm được tester cần những kỹ năng gì. Kỹ năng đầu tiên được nhắc đến là về giao tiếp. Nếu là một Tester, bạn không nên ngại khi nêu lên ý kiến và quan điểm của mình. Bạn cần phải biết được cách giao tiếp để có thể làm được điều đó. Khi có được kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn giảm bớt những xung đột, mâu thuẫn không đáng với đội ngũ phát triển.
Không dừng lại ở đó, việc giao tiếp tốt còn giúp bạn truyền đạt vấn đề một cách dễ hiểu, rõ ràng, biết khéo léo trong cách đặt câu hỏi, cũng như cách gửi báo cáo chi tiết qua mail. Có thể nói, đây là kỹ năng vô cùng quan trọng để phát triển sự nghiệp của một Tester.
Giao tiếp là một kỹ năng khá quan trọng mà Tester cần phải có
3.4. Rèn luyện ngoại ngữ
Ngày nay, ngoại ngữ là một kỹ năng không thể thiếu không chỉ trong lĩnh vực phần mềm mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Nó không chỉ giúp bạn tham gia phỏng vấn mà còn giúp bạn làm báo cáo, tạo kịch bản thử nghiệm, đọc và hiểu tài liệu và giao tiếp khách hàng. Để trở thành kỹ sư phần mềm, rèn luyện ngoại ngữ là việc bạn cần đầu tư. Bởi lĩnh vực này đang chủ yếu tập trung vào thị trường châu Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ.
3.5. Đặt mình vào vị trí người dùng và khách hàng
Nếu là Tester tốt, họ sẽ biết rằng người dùng có thể mắc hàng trăm nghìn sai lầm khi tìm hiểu và sử dụng một sản phẩm. Điều khó khăn hơn là một người thử nghiệm phải chạy các tập lệnh thử nghiệm cho hàng nghìn và hàng triệu người dùng. Để làm được điều này đòi hỏi Tester cần có nhiều năm kinh nghiệm và thực sự hiểu yêu cầu người dùng.
Để có được cái nhìn bao quát hơn và đánh giá thực tế sản phẩm của bạn, hãy đặt mình vào vị trí người dùng. Như vậy, bạn sẽ tìm ra được các lỗi phát sinh, lỗ hổng xảy ra trong quá trình kiểm tra. Hãy coi mình là người đầu tiên trải nghiệm sản phẩm.
3.6. Tích cực trong công việc
Để trở thành một Tester giỏi, ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, bạn còn có thể tham gia những hoạt động khác của dự án, ví dụ như: tạo ra những biểu mẫu cần thiết, hỗ trợ những người mới, phân tích các yêu cầu của khách hàng, đóng góp những ý tưởng để nâng cao năng suất cho nhóm dự án. Đó là cách củng cố vai trò của người đánh giá và cũng là cơ sở công nhận đóng góp của bạn với cấp trên.
Muốn trở thành Tester giỏi cần có đủ những yếu tố quan trọng trong khi làm nghề
4. Chứng chỉ làm đẹp CV cho Tester mới ra trường
Đối với những Tester mới ra trường, việc trang bị cho mình chứng chỉ tester sẽ là một lợi thế giúp bạn nổi trội hơn những Tester khác. Để có được chứng chỉ này, bạn có thể tham gia khóa học mà Unica mang lại. Trong khóa học này, giảng viên – Tester Tạ Thị Thinh mang đến giáo trình 23 bài giảng chuyên sâu về những kỹ thuật thiết kế test case, khái niệm về testing cơ bản hay quản lý hoạt động của test.
Bên cạnh đó, còn giúp bạn luyện thi để lấy được chứng chỉ ISTQB Foundation quốc tế. Khi tham gia khóa học, bạn còn được trang bị những kiến thức quan trọng và cần thiết để có thể thi lấy chứng chỉ. Từ đó, bạn sẽ trở nên tự tin hơn khi tham gia thi ISTQB advance, nâng cao mức độ hiệu quả trong công việc, bước đệm để có thể thăng tiến ở vị trí cao hơn, cũng như là tiền đề để offer với mức lương cao.
Những Tester mới ra trường cần trang bị cho mình chứng chỉ ISTQB để CV của bạn có giá trị hơn
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã phần nào nắm được một số kinh nghiệm, bí quyết cần thiết để phát triển công việc Tester của mình. Không chỉ riêng nghề tester, đối với tất cả những ngành nghề khác đều luôn đòi hỏi bạn phải kiên trì, không ngừng trau dồi và học hỏi. Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu cho những bạn mong muốn trở thành một Tester chuyên nghiệp.
Nguồn tham khảo:
- topdev.vn
- jobpro.vn
- rtep.vn