Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cấu hình laptop khác nhau nên việc lựa chọn một chiếc laptop phù hợp cho sinh viên là điều không hề đơn giản. Nếu bạn do dự về nhiều thương hiệu và tính năng, chúng tôi sẽ có lời giải đáp cho bạn. Chúng tôi đã nghiên cứu và tổng hợp nhiều phương pháp giúp bạn thu hẹp sự lựa chọn của mình. Hãy xem một số cách chọn laptop cho sinh viên dưới đây. Bạn sẽ nhanh chóng tìm được chiếc laptop phù hợp để sử dụng và học tập.
Một chiếc laptop phù hợp những tính năng bạn cần, sẽ giúp bạn hăng say học tập cũng như làm việc
Trong bài viết này
- 1. Những yếu tố cần quan tâm khi mua laptop
- 1.1. Chọn bộ xử lý core i5 trở lên
- 1.2. Hãy tìm 8 GB RAM trở lên để sử dụng đa nhiệm dễ dàng
- 1.3. Sử dụng ổ cứng (SSD)
- 1.4. Chọn ít nhất 320-500 GB dung lượng lưu trữ
- 1.5. Ưu tiên màn hình 13–15 in (33–38 cm)
- 1.6. Kiểm tra cổng USB và các cổng khác để hỗ trợ thiết bị của bạn
- 1.7. Chọn laptop có thời lượng pin từ 8 tiếng trở lên
- 1.8. Đảm bảo laptop hỗ trợ các ứng dụng của bên thứ ba
- 1.9. Bảo hành ít nhất 1 năm trong trường hợp xảy ra sự cố
- 1.10. Cân nhắc ngân sách hiện có
- 2. Laptop nào phù hợp cho chuyên ngành của bạn?
1. Những yếu tố cần quan tâm khi mua laptop
Laptop là phương tiện để học tập cũng như giải trí và làm việc. Vậy cần quan tâm yếu tố nào để lựa chọn máy tính phù hợp? Sau đây là 10 yếu tố người mua nên tham khảo trước khi quyết định chọn mua một chiếc laptop.
>> Mua thêm phụ kiện laptop tại đây: Link
1.1. Chọn bộ xử lý core i5 trở lên
Ưu tiên bộ xử lý Core i5 hay i7 vì tính năng vượt trội so với i3. Hầu hết các máy tính xách tay cơ bản hiện nay đều có bộ xử lý lõi kép i5, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của sinh viên khi sử dụng. Nếu bạn đang theo học ngành thiết kế đồ họa, dựng video hay phải sử dụng nhiều phần mềm đồng thời thì nên ưu tiên chọn bộ xử lý i5 trở lên.
1.2. Hãy tìm 8 GB RAM trở lên để sử dụng đa nhiệm dễ dàng
Dung lượng RAM 8GB trở lên thường được nhiều người bán tư vấn mua laptop cho sinh viên. RAM có chức năng xác định số lượng tác vụ mà laptop có thể xử lý cùng một lúc. Đối với học sinh trung học với nhu cầu năng suất cơ bản, RAM 8 GB là khá nhiều. Nếu bạn đang học đại học, thiết kế đồ họa RAM 12-16 GB sẽ hiệu quả hơn.
1.3. Sử dụng ổ cứng (SSD)
Ổ cứng SSD nhanh hơn và bền hơn ổ cứng truyền thống (HDD). Ổ cứng (SSD) có giá cao hơn HDD một chút nhưng tốc độ hoạt động tốt hơn nhiều. SSD cũng có xu hướng chắc chắn hơn HDD và giữ máy tốt hơn khi bị rơi và hao mòn nói chung.
1.4. Chọn ít nhất 320-500 GB dung lượng lưu trữ
500 GB là tốt nhất nếu bạn cài đặt nhiều chương trình hoặc lưu các tệp phương tiện lớn. Khi nói đến ổ cứng, 500 GB là tiêu chuẩn vàng, laptop phục vụ học tập cho sinh viên nhưng bạn cũng có có thể sử dụng loại laptop 320GB nếu không cần lập trình hoặc kỹ thuật.
Bạn cần cân nhắc kỹ các thông số kỹ thuật để chọn ra chiếc laptop phù hợp nhu cầu sử dụng của mình
1.5. Ưu tiên màn hình 13–15 in (33–38 cm)
Màn hình 13–15 inch (33–38 cm) nhẹ và phù hợp để sử dụng hàng ngày. Đối với sinh viên đại học thì màn hình 13–15 inch (33–38 cm) sẽ dễ dàng đáp ứng nhu cầu khi học hay thao tác. Tuy nhiên, có một số thương hiệu, màn hình càng lớn thì giá càng cao, bạn hãy cân nhắc nhé!
>> Mua thêm phụ kiện laptop tại đây: Link
1.6. Kiểm tra cổng USB và các cổng khác để hỗ trợ thiết bị của bạn
Bạn sẽ cần 2-3 cổng USB và một cổng HDMI để kết nối. Tối thiểu, bạn cần có ít nhất 2 cổng USB cơ bản trên laptop. Các kết nối bổ sung như HDMI và micro SD là rất quan trọng nếu bạn cần hiển thị video hoặc truyền hình ảnh. Các máy tính xách tay mới nhất có cổng USB-C, vì vậy hãy chọn một vài thiết bị chuyển đổi nếu bạn định kết nối các thiết bị USB cũ.
1.7. Chọn laptop có thời lượng pin từ 8 tiếng trở lên
Một trong những lưu ý cách chọn laptop cho sinh viên đó là thời lượng pin. Thời lượng pin 8 giờ sẽ kéo dài cả ngày miễn là bạn chỉ thao tác cơ bản (bao gồm cả phát trực tuyến video). Tuy nhiên, nếu máy tính xách tay có màn hình 4K độ phân giải cực cao hoặc nếu bạn đang chạy các chương trình phức tạp, pin sẽ mau hết hơn.
1.8. Đảm bảo laptop hỗ trợ các ứng dụng của bên thứ ba
Các ứng dụng của bên thứ ba và phần mềm bổ sung thường được sử dụng cho bài tập trên lớp. Đối với mục đích sử dụng hàng ngày và học tập trực tuyến, các thiết bị như máy tính bảng, máy tính xách tay PC giá rẻ và Chromebook có thể sẽ không hỗ trợ được MS Office vì khả năng của chúng quá hạn chế.
1.9. Bảo hành ít nhất 1 năm trong trường hợp xảy ra sự cố
Hầu hết các máy tính xách tay đều được bảo hành ít nhất 1 năm về các bộ phận và nhân công. Nếu máy tính xách tay của bạn gặp sự cố hoặc có các bộ phận bị lỗi, bảo hành sẽ đảm bảo rằng máy tính xách tay sẽ được sửa chữa miễn phí. Bạn cũng có thể mua bảo hành kéo dài 3-4 năm.
1.10. Cân nhắc ngân sách hiện có
Yếu tố cuối cùng trong cách chọn laptop cho sinh viên đó chính là cân nhắc ngân sách hiện có của bạn. Bạn nên lấy giấy bút, liệt kê những nhu cầu về tính năng máy tính mà bạn cần. Sau khi tra cứu, bạn ghi lại giá cả những chiếc laptop mà bạn cân nhắc rồi so sánh với ngân sách hiện có để chọn ra mẫu mã phù hợp.
Mời bạn xem tham khảo video sau về cách chọn laptop cho sinh viên
Để quản lý tài chính cá nhân tốt, phục vụ việc chi tiêu thì nên học khóa này:
2. Laptop nào phù hợp cho chuyên ngành của bạn?
2.1. Thiết kế
Những chiếc laptop cho sinh viên ngành thiết kế đồ họa cần phải có cấu hình CPU Intel Core i5 trở lên để sử dụng Photoshop, Illustrator. Một chiếc laptop thiết kế đồ họa phù hợp, cần có VGA (card đồ họa rời). CPU và VGA là những linh kiện khó nâng cấp, đây là yếu tố bạn cần chú trọng nhất khi chọn laptop đồ họa. Cấu hình RAM nên từ 8GB trở lên và ưu tiên ổ cứng SSD.
2.2. Marketing
Một sinh viên marketing nên chọn laptop nào? Bạn không cần phải chi một số tiền quá lớn cho laptop của mình. Bạn sẽ chủ yếu sử dụng máy tính để đọc tài liệu, lướt internet hoặc vẽ một số đồ họa. Bạn nên chọn ít nhất 8GB bộ nhớ để laptop có thể xử lý đa nhiệm dễ dàng. Đối với sinh viên ngành marketing, dung lượng lưu trữ 256GB là khá đủ. Bạn cần ưu tiên bộ xử lý Core i5 giúp bạn tránh lỗi phát sinh trong tương lai gần.
Cấu hình một số laptop phù hợp ngành marketing mà bạn có thể tham khảo
2.3. Kỹ thuật cơ khí
AutoCad, Pro Engineer, Solidworks, Catia,…là các phần mềm mà hầu như các bạn sinh viên kỹ thuật cơ khí sẽ phải sử dụng trong quá trình học tập và làm việc sau này. Để có thể thao tác nhanh các phần mềm trên thì laptop của các bạn cần có cấu hình từ tầm trung đến cao cấp, một vài thông số kỹ thuật bạn cần lưu ý khi mua máy là CPU, RAM, ổ cứng, màn hình và đặc biệt là card đồ họa rời.
2.4. Điện tử viễn thông
Bạn đang học ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông và đang muốn mua laptop phù hợp? Thông thường, laptop cho sinh viên ngành điện tử viễn thông cần yêu cầu tối thiểu là CPU core i3, RAM 4GB, có khả năng làm việc đồ họa, pin dùng lâu. Một số laptop giá rẻ tầm 15 triệu cho sinh viên điện tử viễn thông như: Lenovo IdeaPad S145-15API R5 3500U/8GB/512GB, HP 15-ay166TX (Z4R07PA), Dell Inspiron N3576/i5-8250U,…
2.5. Xây dựng
Sử dụng đồ họa 2D, 3D để cho ra những bản vẽ cầu kỳ là điều mà sinh viên xây dựng thường thực hiện. Ngành học này đòi hỏi cần sử dụng các phần mềm như Revit hay Cinema 4D. Ngoài ra, để lưu trữ được những bản thiết kế thì chắc chắn rằng chiếc laptop mà bạn sử dụng phải có bộ nhớ chẳng hạn SSD 128 GB & 500 GB HDD. Vì thế, sinh viên ngành xây dựng nên đầu tư một chiếc laptop cấu hình CPU Intel Core i5 trở lên để hỗ trợ cho việc học tập cũng như thực hành.
Cân nhắc kỹ các yếu tố ngành học để chọn ra chiếc laptop sử dụng lâu dài bạn nhé
Có vẻ như rất nhiều cách chọn laptop cho sinh viên cần ghi nhớ, nhưng việc tìm kiếm một chiếc máy tính xách tay hoàn hảo cho sự nghiệp đại học của bạn thực sự có thể giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh chóng. Hy vọng từ bài viết này, bạn sẽ liệt kê ra những yếu tố cần cân nhắc và mua được một chiếc laptop phù hợp trong thời gian sớm nhất. Việc đầu tư trang thiết bị luôn là một phần thiết yếu giúp bạn học tập hăng say và gặt hái kết quả tốt.
Nguồn tham khảo:
- intel.in
- thegioididong.com
- wikihow.com