Từ 6 tháng tuổi trở lên, sữa mẹ không còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con nên đó là lúc cha mẹ bắt đầu nên cho con ăn dặm – giai đoạn bé tập các kỹ năng nhai và nuốt, làm quen với mùi vị của các thức ăn ngoài sữa mẹ, hình thành thói quen ăn uống sau này. Hôm nay Beto sẽ giúp mẹ tổng hợp những thông tin cần thiết đầy đủ không kém gì các khóa học ăn dặm để bạn tự tin hơn trong việc nuôi con nhé.
Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm giúp trẻ có đủ chất dinh dưỡng để phát triển
Trong bài viết này
1. Cách chọn dụng cụ ăn dặm cho bé
Khi lựa chọn dụng cụ ăn dặm, mẹ nên chuẩn bị từ những thứ cơ bản và cần thiết nhất cho bé. Thìa muỗng, bát đĩa, khay ăn, yếm, ghế ăn, cốc nước, khăn ăn là 7 vật dụng không thể thiếu nên ưu tiên sắm trước, tránh trường hợp mua quá nhiều theo những bài quảng cáo trên internet, con không dùng tới sẽ lãng phí.
Các mẹ cũng cần lưu ý để lựa chọn dụng cụ có chất liệu tốt và phù hợp với mục đích sử dụng, và nên có màu sắc đa dạng và hình thù ngộ nghĩnh để giúp bé thích thú và muốn được ăn hơn. Một điều cũng rất quan trọng hay được đề cập trong các khóa học ăn dặm đó là cần rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và đồ đựng thức ăn để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé.
Hãy thật hoàn hảo từ những khâu chuẩn bị đầu tiên cho bé
2. Độ tuổi và lượng calo cần thiết cho bé mỗi ngày
Cha mẹ có thể tham khảo khóa học nuôi dạy con để hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng và bắt đầu tìm hiểu từ lượng calo mà bé cần có để duy trì và phát triển sức khỏe theo từng ngày. Nhưng cũng tùy thuộc vào từng thể trạng, độ tuổi, lượng thức ăn nạp khác nhau của mỗi bé nên cha mẹ hãy dựa vào thông tin tham khảo dưới đây và căn chỉnh để tìm ra thời gian chính xác nhất cho bé nhà mình nhé:
- Đối với trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi: cần khoảng 600 kcal.
- Đối với trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi: cần khoảng 700 kcal.
- Đối với trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi: cần khoảng 900 kcal.
Cha mẹ cần hiểu rõ lượng calo cần cho bé một ngày để lập kế hoạch ăn dặm hợp lý
3. Lựa chọn thực phẩm ăn dặm
Về nguyên tắc trong các khóa học ăn dặm, trẻ khi bắt đầu ăn dặm vẫn cần được bú sữa mẹ ít nhất 3-4 lần/ngày và ít nhất 2 bữa bột cháo/ngày, sau 24 tháng tuổi thì tăng lên 3-4 bữa bột cháo/ngày để đảm bảo trẻ phát triển tốt. Khi đến tuổi ăn dặm, trẻ cần được ăn dặm đúng cách và cân bằng 4 nhóm thực phẩm dinh dưỡng sau:
3.1. Nhóm chất bột đường
Chất bột đường là nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng hằng ngày của bé. Các mẹ có thể nghiền nhuyễn cháo và khoai tây để bé làm quen, hoặc cho thêm bột yến mạch vào bữa ăn để làm phong phú khẩu phần ăn của bé. Các mẹ nên dùng gạo tám, gạo tẻ mới, không được trộn với gạo nếp (bé sẽ khó ăn), không trộn với ý dĩ, đậu xanh, hạt sen vì chúng dễ khiến trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng, chậm tiêu.
Với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, mẹ có thể học theo các khóa học ăn dặm online để làm đa dạng hơn thực đơn ăn dặm, tránh tình trạng trẻ ăn cháo quá lâu và biếng ăn. Bạn nên chế biến món súp thịt bò xay khoai tây, bún, phở, nui,… để các bé hào hứng khi ăn dặm.
3.2. Nhóm chất đạm
Đạm nạc (thịt lợn, thịt gà), lòng đỏ trứng gà – đây là những thức ăn dễ tiêu và giàu đạm, nên cho trẻ ăn lúc bắt đầu ăn dặm, sau đó mới cho ăn thịt bò, cá, tôm, cua khi qua tháng thứ 7. Trẻ trên 1 tuổi nên cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng của một quả trứng. Chất đạm rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, trong cơ thể, chất đạm cung cấp các axit amin cần thiết cho sự phát triển và hồi phục tế bào.
Tuy nhiên, các mẹ lưu ý không nên cho bé ăn dư đạm, vì như vậy sẽ làm hỏng hệ tiêu hóa non nớt của bé, nên cho bé ăn đồng thời đạm động vật (gồm thịt, cá,…) và đạm thực vật (các loại đạm đỗ, đậu,…). Kết hợp hài hòa giữa đạm động vật và thực vật sẽ giúp bé lớn lên khỏe mạnh.
3.3. Nhóm rau củ và trái cây
Vitamin và khoáng chất, chất xơ sẽ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Mẹ cũng nên tập cho bé ăn trái cây tươi như chuối tiêu, nước cam, xoài xay nhuyễn, đu đủ xay,… Những thực phẩm này giúp bổ sung nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất để hỗ trợ hệ miễn dịch của bé, ngăn ngừa các bệnh đường ruột.
Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý chế biến rau đúng cách như rửa rau dưới vòi nước, không để rau dự trữ quá lâu để không bị làm thực phẩm bị mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
3.4. Nhóm chất béo
Chất béo cung cấp năng lượng và nó cũng là một thành phần trong màng tế bào và mô não. Chất béo có vai trò quan trọng như một dung môi, giúp các vitamin A, D, E, K… được cơ thể hòa tan và hấp thụ. Cần cho trẻ ăn đồng thời dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), tốt nhất là theo tỷ lệ 1: 1 và nên cho trẻ ăn xen kẽ dầu, mỡ.
Mẹ nên sử dụng các loại dầu thực vật đa dạng (dầu đậu nành, dầu mè, dầu cá hồi,…), đặc biệt không nên dùng dầu gấc hàng ngày mà chỉ nên dùng 1-2 lần/tuần để tránh thừa vitamin A và gây vàng da.
Chất dinh dưỡng còn là yếu tố quan trọng cho sự phát triển trí tuệ của trẻ
4. Xây dựng lịch ăn dặm cho bé phù hợp
Tần suất 4-6 bữa là đảm bảo để trẻ hấp thu đủ lượng dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày. Trong đó trẻ sẽ cần 3-4 bữa chính (có thể bắt đầu từ 2 bữa và tăng dần lên) và 1-2 bữa phụ. Cha mẹ có thể tham khảo một thực đơn ăn dặm trong ngày cho trẻ từ 6 tháng tuổi mà Beto đã chọn lọc sau đây:
- Bữa sáng: Bột ăn dặm hoặc cháo thịt/cháo cá.
- Bữa sáng phụ: Nước ép trái cây/phô mai/sữa chua.
- Bữa trưa: Bột ăn dặm hoặc cháo rau củ.
- Bữa chiều phụ: Hoa quả dầm/nước ép trái cây/rau củ nghiền.
- Bữa tối: Bột ăn dặm hoặc cháo thịt cá rau củ.
Bên cạnh việc xây dựng thực đơn khoa học cho trẻ, thì các khóa học online nuôi dạy con cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc thấu hiểu con. Để trẻ ăn được cũng cần những phương pháp đúng đắn, và phải kết hợp với mong muốn, lịch trình từ phía trẻ chứ không nên tuân theo những quy tắc cứng nhắc. Khi trẻ có tinh thần tốt, mới có thể thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thể chất được.
Lịch ăn dặm nên kết hợp dựa trên lịch trình riêng của trẻ
5. Nhóm gia vị không nên có khi cho bé ăn dặm
Khi trẻ chưa đủ một tuổi, mẹ tuyệt đối không nên thêm bất kì loại gia vị hoặc nước mắm nào vào đồ ăn của trẻ. Nhiều mẹ có tâm lý muốn nêm thêm một chút mắm muối mỗi khi nấu đồ ăn dặm để trẻ cảm thấy đậm đà và ăn ngon hơn. Nhưng điều này là sai lầm vì việc thêm mắm muối vào thức ăn khi con còn quá nhỏ sẽ khiến thận bé phải hoạt động quá sức dẫn đến tác hại nghiêm trọng cho thận sau này.
Nói “Không” với gia vị cho trẻ trước 1 tuổi
6. Mách mẹ khóa học ăn dặm cho bé được đánh giá cao
Tiếp nối khóa học kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh, Unica.vn mang đến cho các mẹ khóa học “Bí quyết cho trẻ ăn dặm lớn nhanh, khỏe mạnh” dành cho các bé đang trong giai đoạn 6-12 tháng. Bạn sẽ tự tin nắm được kiến thức về thời kỳ ăn dặm của trẻ, tạo tính tự lập và thói quen ăn tốt, cũng như biết cách phòng chống và xử lý những tình huống gây bệnh cho trẻ trong giai đoạn ăn.
Hãy xem việc cho bé ăn dặm như một kỷ niệm đẹp cùng con chứ không phải áp lực
Giai đoạn bắt đầu ăn dặm của trẻ là giai đoạn rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ sau này, vì vậy rất cần sự kiên nhẫn và chuẩn bị chu đáo từ cha mẹ. Nếu bài viết trên vẫn chưa mang lại những thông tin chi tiết nhất, bạn có thể đăng ký thêm khóa học ăn dặm để được hướng dẫn một cách bài bản về cách chăm sóc con từ những chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu trong nước.
Nguồn tham khảo:
- vinmec.com
- vinamilk.com.vn